Hai chữ “nhân dân” và vị trí của con người trong vũ trụ.

Anh em họ Tôn Phi và Triệu Vy. Sài Gòn 2022.

 

Trước hết, cần tra từ nguyên của “nhân dân” 仁 民 

“Nhân” (仁) là vị trí của con người trong vũ trụ.

“Dân” (民 ) là vị trí con người trong xã hội.

 

Chữ nhân- nghĩa là người có nhiều cách viết. 人cũng là nhân, mà 仁 cũng là nhân. Tại sao tổ tiên người Việt, người Hán chọn viết nhân dân là 仁 民 chứ không viết là 人  民 cho nhanh, tiết kiệm mực?

“Nhân” 仁  trong “nhân dân” viết gồm 2 bộ: bộ 人 là người ( nhơn) đứng bên trái và 二 (hai nét gạch ngang  chồng lên nhau) ở bên phải. Hai nét gạch ngang đó, một nét tượng trưng cho Trời, một nét tượng trưng cho Đất. Nhân như vậy là con người ở trong Trời Đất, có quan hệ với Trời và với Đất. Tức là một tài trong tam tài.

Vậy, con người, muốn sống trong vũ trụ, trong xã hội cần người thân, anh em, bạn bè,…

Anh em họ hàng cần cùng nhau nối lại tình thân.

 

Ảnh minh họa: Anh em họ Tôn Phi-Triệu Vy. Bản quyền ảnh: Charlie.

Nhà xuất bản Sống Mới của Tôn Phi vừa tuyển được một cô nhân viên mới cực kỳ xịn xò. Đó là cô em họ của Tôn Phi. Tập đoàn tư bản xuất bản Charlie là chaebol đầu tiên của nước Việt Nam, xét theo đúng nghĩa đen.

Nếu chúng ta muốn ăn quả ngọt, chúng ta phải gieo mầm tốt.

Mỗi tuần, một dòng họ nên gặp mặt nhau một lần, chẳng hạn vào sáng Chủ nhật, chỉ cần khoảng một buổi sáng, để nối lại tình thân.

Hàng tuần, anh em họ Tôn trong Sài Gòn gặp nhau một lần. Ngoài Tôn Phi ra, không ai tổ chức được.

Gặp mặt anh em họ hàng, tốt nhất là, ra ngoài quán cà phê. Dòng họ nào có điều kiện hơn thì kéo nhau ra nhà hàng. Gặp gỡ ở một nơi công cộng sẽ làm cho con người ý thức vai trò của mình trong gia phả.

Thời xưa các cụ rất kỹ, chọn nghề, dựng vợ gả chồng cho các con cháu trong họ cực kỳ chính xác, cho nên, dòng họ thời xưa bền vững hơn dòng họ thời nay.

Với nghĩa nguyên bản của chữ “nhân dân”, mọi người đều là con của Trời, đứng trên Đất. Trước khi định ăn trộm một món hàng, tôi cũng thấy xấu hổ, vì tôi là con của Trời, nên tôi sẽ không ăn trộm nữa. Nhưng khi nghĩa từ “nhân dân” đã mất, thì tôi cô độc trong vũ trụ, ăn trộm ăn cắp chẳng xấu hổ với ai cả. 

Thuyết chữ giản thể cố tình dùng hiểu sai nghĩa của từ nhân dân, chỉ dùng chữ 人 không có hai nét Trời Đất đứng bên, nghĩa là con người cô độc, không cần biết gì đến Trời Đất, Thượng Đế, chỉ biết có mình. Khi con người không nhận thức được mối liên hệ của mình với vũ trụ, con người dễ dàng buông bỏ nhân phẩm. 

Cũng như cờ quẻ ly. Cho đến nay vẫn còn nói với dân rằng ba sọc đỏ là ba miền Bắc-Trung-Nam. Thực ra đó là các nét trong quẻ Ly, lúc nhà Nguyễn vẽ cờ. 

 

Viết bởi Tôn Phi

Quận 9, Sài Gòn, ngày 20 tháng 08 năm 2019.
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com

Trợ lý: doanh@dslextreme.com.

Sửa ngày 16 tháng 07 năm 2022. 

Advertisement

19 bình luận về “Hai chữ “nhân dân” và vị trí của con người trong vũ trụ.

  1. 1/Tôi ủng hộ Trung tâm Văn bút;nhưng tôi không THÍCH ảnh bìa! Hình như ảnh bìa lấy cảnh của 108 anh hùng Lương sơn bạc?! Một cô gái rất “người phương bắc”! Một chàng trai có nét anh hùng hảo….Hán;ít nhất cũng là một tay võ Tàu có hạng mang máu giang hồ! 2/Tôn Phi giả thích chữ Nhân (có bộ nhân đứng) :nét ngang trên là Trời,nét ngang dưới là Đất,căn cứ vào đâu hay chỉ suy nghĩ theo cảm hứng? Chữ Hán là chữ tượng hình,tại sao nét ngang lại biểu diễn cho TRỜI –Trời tròn–,cũng lại nét ngang ,chỉ vì ở dưới nên là ĐẤT–trong khi “đất vuông”??? 3/ Tôn Phi có thể thể hiện kiến thức của mình;nhưng chê người khác–nhất là cả một tổ chức–là “dốt nát”.có nên?Phải chăng TP tự tin quá lố???4/Từ nhỏ học chữ Nho,tôi được Thầy đồ dạy chữ Nhân (đứng) nghĩa là hạt giống,lòng thương người; đi liền với chữ Dân làm thành từ ghép : Nhân dân (le peuple) :người dân!5/ Tôi không thích dùng từ ghép này,không đơn giảm vì nó là từ Hán 100% mà vì hai lẽ! Một là trong đời sống,người Việt có rất nhiều từ nôm na,dân dã,đơn giản nhưng vấn có nội hàm rộng,sâu,chính xác;ở đây là từ NGƯỜI DÂN (đành rằng vẫn còn chữ DÂN là Hán tự–Cái dấu hiệu của nghìn năm Bắc thuộc rất cụ thể là đây–. Hai là ,nhà trường thời chúng tôi học TH cơ sở, cộng sản đã giải thích NHÂN DÂN là gồm :”Công nhân,Nông dân,Tiểu tư sản và Trí thức cách mạng”–nghĩa là không có THƯƠNG đâu nhé!–.Nếu quan niệm của những người cộng sản hiểu chữ NHÂN DÂN theo quan điểm giai cấp vậy thì nay có còn đúng nữa không??? Chính vì đó tôi thường dùng NGƯỜI dân khi viết!Tôi không dám chê ai!Ai hiểu mình và ủng hộ mình thì vui,còn không TÙY họ! 6/”người lái…lại dùng từ nhân dân…không có tư cách..”,đấy là quan điểm của TP,còn họ và cả tôi cũng chẳng thấy vô lý gì.Vỉ rằng từ NHÂN DÂN là HÁN tự……. 101%,trong khi những “người lái” lại lấy Trung cộng làm chủ,làm thầy,ít nhất là bạn 4 tôt,bạn vàng thì hợp lý quá xá rồi chứ?!!! Chỉ có CHÚNG TA không nên dùng từ đó mới hợp lý,kể cả đến nay thành phần THƯƠNG đã được đề cao 7/Viết comment nên có thể không chỉn chu như một bài của TP do không gọt rũa được câu từ,mong bà con lượng thứ–nhất là máy tôi không cài đặt tiếng Trung nên không viết rõ ra được các từ Hán,trong khi tiếng Hán rất nhiều đồng âm,nhưng nghĩa có khi khác nhau khá xa–

    Thích

  2. Cảm ơn tác giả, đến bây giờ em mới hiểu. Riêng màu vàng của lá cờ em rất có cảm tình. Hy vọng, sau này khi VN hết nạn cộng sản, người Việt sẽ chọn lại màu vàng làm nền chủ đạo cho lá quốc kỳ. Thậm chí giữ lại lá cờ như tác giả đã phân tích.

    Thích

  3. Tôn Phi Cảm ơn TP đã lắng nghe ý của mình chăng nên đã đổi hình bìa.Tuy nhiên mình cũng vẫn chưa VUI như đã viết ở com trên.Còn “sư ” với thầy gì,đang trên từng ngày trên …..vỉa hè đây!😋😜😄.Sống gần quan–nhất là quan vớ vẩn,lăng nhăng—chán chết,gần Dân,vui đáo để!😄😍🥰

    Thích

  4. Cô đã đọc những bài Tôn Phi viết cô thấy đặt rất nhiều kì vọng vào tuổi trẻ của cháu sứ mạng lịch sử văn học trên văn đàn nước nhà ở những bài cháu đã dành thời gian nghiên cứu
    . Hiền tài là đây chứ đâu?

    Thích

  5. Cảm ơn tác giả! Bài viết này mình ứng ý nhất! Xin góp ý là trong mọi văn bản cũng như xưng hô trong mối quan hệ với nhà nước chúng ta dùng chung là “Công dân” như vậy sẽ sáng rõ và chính danh. Khi chính danh sẽ dấn đến chính ngôn từ “chính ngôn” sẽ đến chính trực từ “chính trực” sẽ dẫn đến sự công chính!

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s