Xin đừng viết tắt!

Người viết tắt gửi bài đến, biên tập viên không hiểu chữ viết tắt là gì. Nếu gọi điện hỏi người viết thì rất bất tiện, có khi người viết đang ngủ.

Bản thân tôi, một người biên tập, khổ sở với khách gửi bài viết tắt. Tôi phải đi sửa từng chữ cho họ, từ viết tắt sang viết đầy đủ. Nhưng tôi vẫn nhịn nhục làm. Gặp người khác, họ sẽ xé đi không nhận bài khách gửi.

Các bạn đòi đánh ông bác sỹ, cô y tá vì họ chữa bệnh ẩu. Vậy tại sao các bạn lại viết ẩu?

Sinh viên mua sách về đọc. Thấy chữ viết tắt, không hiểu là gì. Đây là lỗi của ông giáo sư viết sách ẩu.

Có những từ viết tắt, người trong chế độ này hiểu. Sau này khi vật đổi sao dời, chế độ khác lên ngôi. Con cháu mở lại băng rôn, biểu ngữ thời cha ông viết, gặp chữ viết tắt, chẳng hiểu đó là gì. Có những cơ quan công quyền, gặp một lá đơn viết tắt họ buộc phải trả lại không đóng dấu, sợ bị kiện cáo về sau.

Ví dụ, “TP HN” thì bạn cứ viết đầy đủ là “thành phố Hà Nội”, chứ đừng viết tắt như nhiều người vội kia.

Con người bị thúc ép trong thời đại sống vội, không trách người ta viết tắt được, để tiết kiệm thời gian. Nhưng câu chữ là một nghề quan trọng, xin đừng viết tắt.

Sài Gòn, ngày 01 tháng Chín Năm 2019

Tôn Phi.

Liên lạc: tonphi40@gmail.com

Nhà báo Nguyễn Đình Ngọc đọc bài này và góp ý rằng: Trước đây, thời Việt Nam Cộng Hòa, học trò chúng tôi được dạy phép viết tắt: ngữ hay tên một chính sách, đạo luật v.v… quá dài thì trước tiên khi viết gặp chữ đó phải viết đầy đủ, sau đó mở ngoặc viết tắt, và từ đó đến cuối bài được phép viết tắt. Sau này từ khoảng 1980 đổ về sau, viết tắt trở nên loạn xạ, hầm bà lằng, đặc biệt tên riêng không cho phép viết tắt. Thời chúng tôi học từ tiểu học đến trung học đệ nhứt cấp, học về văn phạm tiếng Việt chỉ có từ (word), ngữ (phrase) không có chữ “cụm từ” như sau này. Sau này xài loạn xạ và “ngữ” mất tiêu luôn! Tôi để ý thấy “ngữ” được dùng theo kiểu khinh miệt ví dụ “cái ngữ này…”, theo kiểu “cái thứ này…” không còn đúng với văn phạm tiếng Việt nữa.

Thấy góp ý của nhà báo Nguyễn Đình Ngọc có giá trị, chúng tôi xin phép được bổ sung vào đây.

8 bình luận về “Xin đừng viết tắt!

  1. Còn về “ngày tháng” viết đúng văn phạm tiếng Việt, phải viết là Ngày 01 tháng Chín Năm 2019 (Tôn Phi viết số 9 là không đúng văn phạm). Nói chung văn phạm tiếng Việt cần phải làm một cuộc đại phẫu thuật do các nhà ngôn ngữ học Việt Nam chịu trách nhiệm. Nhưng, nói thiệt, các ông bà đang chịu trách nhiệm về “tiếng Việt” ở VN hiện nay, tôi nghĩ không đủ trình độ uyên bác để làm điều đó!

    Thích

  2. Viết tắt viết không dấu, chỉ có người viết hiểu biết mà thôi.
    Để mọi người đọc được bài viết của mình, thì không nên viết tắt, viết không dấu.

    Thích

  3. Có thể viêt tăt ( vt)…như thế này:
    Ở trên, lần đầu sử dụng từ viêt tăt, thì phải viêt đầy đủ. Từ sau ( trong cùng văn bản đó), nếu từ đó được dùng lại hay lặp lại, thì có thể viêt tăt…

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s