Ra mắt sách Trương Vĩnh Ký, nhà bác học của lòng dân của tác giả Tôn Phi.

Ảnh bìa sách biên khảo về Trương Vĩnh Ký của tác giả Tôn Phi.

Pétrus Trương Vĩnh Ký (sinh năm 1837 – mất năm1898), tên khai sinh là Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm thành Trương Vĩnh Ký, hiệu Sĩ Tải.

Ông chủ yếu làm một học giả, nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học và biên khảo văn hóa lớn của Việt Nam trong thế kỷ XIX.

Nhà văn lớn của nước Pháp, ông Émile Littré (1801-1881) khen ngợi: “Sự hiểu biết tới 26 ngoại ngữ của P. Trương Vĩnh Ký đủ để loài người tôn vinh anh như một nhà bác ngữ học (bác học ngôn ngữ) bậc nhất thời nay”.

So với Lương Kim Định thì Trương Vĩnh Ký là nhà bác học đúng hơn là một nhà trí thức. Khối lượng tác phẩm của Trương Vĩnh Ký khá đồ sộ. Có thể coi ông là nhà báo chuyên nghiệp đầu tiên của nước Việt Nam.

Người dân Việt Nam rất tự hào về ông. Họ đã làm một ngôi trường mang tên ông, và một con đường mang tên ông. Trương Vĩnh Ký là một nhà bác học cuả lòng dân.

Mời bạn mua sách “Trương Vĩnh Ký, nhà bác học của lòng dân” (số ISBN: 9798405845463) tại tonphi2021@hotmail.com. Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741. Paypal, Momo và và Payoneer: +84344331741

Gía thành: 250 000 VNĐ (10.86 $)

Số tài khoản nhận tiền đặt sách: 142720499- Ngân hàng ACB, chi nhánh tỉnh Nghệ An. Chủ tài khoản: Tôn Phi.

Sau khi đã gởi tiền sách rồi, các bạn tải sách về đọc tại đây:

Advertisement

5 bình luận về “Ra mắt sách Trương Vĩnh Ký, nhà bác học của lòng dân của tác giả Tôn Phi.

  1. Triết Việt phải làm thế nào để tách biệt, độc lập và đứng vững có chủ quyền của sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải tổ quốc Việt Nam.
    Nếu triết Việt đi khai quật nền tư duy của Bách Việt thời cổ đại, chẳng khác gì đang ra sức cổ súy cho Tàu cộng xâm chiếm Việt Nam.
    Một nền triết Việt phải nói lên được tính minh triết độc lập tự cường dân tộc, để từ đó Việt Nam không bị lệ thuộc.
    Triết Việt phải được độc lập như chữ Quốc ngữ.

    Thích

  2. Đúng là vì kg biết nên mới hỏi và dựa cột nghe bạn giải thích. Nhưng sau khi dựa cột nghe bạn giải thích thì tôi lại thêm mù tịt hơn trước. Chắc tại vừa kg biết lại vừa chậm hiểu.
    Không ai bắt buộc ai phải giải thích hết mọi chuyện.
    * Nhưng khi đứng ra cổ súy, lập hội cho một “trào lưu tư tuởng” cho đại chúng thì phải có những cố gắng nghiêm chỉnh, nghiên cứu công phu và làm việc có phuơng pháp. Không thể tài tử được.
    Một triết thuyết có đồ sộ tới đâu cũng có thể tóm lược gọn ghẽ trong một bài viết khi ngờưi ta hiểu nó là gì. Với tư cách là người chủ súy thì vấn đề không là “có thể” mà là một bắt buộc phải tóm lược và đại chúng hóa nó. Và nó phải là công việc đầu tiên.
    Bạn kg thể nói với 90 triệu ng Việt phải nghiền ngẫm 2 lần 35 cuốn sách triết Việt rồi áp dụng. Nếu ai cũng chậm hiểu như tôi cả thì hòai bão của bạn sẽ chỉ là công cốc mà thôi. Nếu chỉ dựa vào tinh thần người Việt dùng triết Việt thì nó không còn là triết nữa mà là tình cảm. Phải rõ ràng !
    * “Việc bác Lê Mạnh Tường chê triết Việt là phản nghĩa với từ cao thượng”
    Câu này là bạn gán cho tôi. Nó có vẻ cá nhân chứ không không phải ý kiến. Rất ngạc nhiên với một người thích triết. Còn nếu bạn kg hiểu thì tôi giải thích là tôi nói tới tinh thần của chủ trương. Làm gì có triết Việt để chê !
    * Theo bạn Triết là gì ? Và triết trong chủ trơưng của bạn phải hiểu là gì ?
    * Nguồn gốc Bách Việt của chúng ta như vẫn hiểu chỉ là một lí thuyết dựa trên nhựng nghiên cứu rất sơ sài và thuờng suy diễn nhiều hơn với một ẩn ý không dám thố lộ là chúng ta cũng có nguồn gốc Trung Hoa. Nó có thể chỉ là thấy người sang bắt quàng làm họ.
    Những nghiên cứu khoa học sau này đều có một kết luận chung : Nguồn gốc của ngờưi Việt thuộc sắc dân Nam Á.
    Điều này sẽ rất khó khăn cho bạn !
    Cách đây mấy chục năm một số bạn bè chúng tôi rất mê và bái phục Kim Định. Bây giờ chỉ là những kỉ niệm đáng yêu của một thời trong trắng và thơ dại. Chỉ còn kính trọng những cố gắng của ông nhưng không còn mê nữa. 🙂

    Thích

  3. Thú thực với bạn Tôn Phi là khi tôi cào còm bài viết này cua bạn không phải để tranh luận về triết Việt vi cách đây hơn hai muơi năm chúng tôi đã có cuộc tranh luận sôi nổi về “nền tảng triết li” của GS Kim Đinh. Sau đo chìm đi tới bây giờ. 🙂
    Có một vấn đề khác làm tôi quan tâm đặc biệt không phải trong phạm trù triết li mà chính trị của vấn đề Triết Việt.
    Trong thời gian vừa qua các cơ quan tuyen truyền của đảng CSVN có một loạt bài viết phản bác các tư tuởng, li thuyết chính trị của các nuớc dân chủ tiên tiến Tây Âu như dân chủ, nhân quyền, tam quyền phân lập…đồng thời cổ suy những “giá trị” truyền thống dân tộc.
    Không có gì ngạc nhiên về hiện tuợng này. Họ chỉ (và luôn) bắt chuớc các xảo thuật cua quan thầy CSTQ từ Cải Cách Ruộng Đất đến giờ.
    ĐCSTQ vuốt ve lòng tự hào , kích thích tự ái dân tộc bằng việc đánh bóng và phục hồi Khổng giáo với dụng ý khơi dậy tinh thần bài ngoại trong đó bao gồm cả các triết lí Tây phuơng đã trổ thành những giá trị phổ quát của nhân loại như dân chủ, nhân quyền…”Nguời Hán dùng triết Hán !” Cao chiêu !
    Chú đàn em CSVN cũng (lại) bắt chuớc : Nguời Việt dùng triết Việt ! Quá tiện nghi !
    Tiện nghi cho ĐCS nhưng rất nguy hại cho phong trào dân chủ.
    Hãy thật thận trọng đừng để họ sử dụng như nguời cầm chuông cho họ.

    Thích

    1. XIN LỖI VÌ NHẬP CHỮ IN HOA, BÀN PHÍM LAPTOP BI LỖI. CHỈ LÀ NGƯỜI VÔ TÌNH ĐỌC NHỮNG TRANH LUẬN, VÀ CHƯA TỪNG ĐỌC QUA TRIẾT VIỆT. NHƯNG CÁ NHÂN MÀ CẢM NHẬN THÌ BÁC LÊ MẠNH THƯỜNG NỘI CÔNG CAO THÂM HƠN TÔN PHI RỒI :D, CẢM PHỤC.

      Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s