Nhỏ không học, lớn lên đi làm phụ hồ

NHỎ KHÔNG HỌC, LỚN LÊN ĐI LÀM PHỤ HỒ

Đây là tôi, vì không nghe lời cô giáo nên đi làm phụ hồ. Lúc tôi cởi áo ấm ra, lòi cái áo phông có đề tên trường, tên khoa, đội thợ hồ mới lấy làm thắc mắc. Biết tôi thư sinh, mọi người ưu tiên cho tôi những công việc nhẹ nhất.

Ở Hà Tĩnh quê tôi có huyện Can Lộc (tên cũ là Thiên Lộc), nơi tôi sinh ra, là kinh đô của nước Việt Thường- tức nước của Kinh Dương Vương, cha của các vua Hùng.

Thuở bé đi học, các cô giáo dọa:

– Em nào nhỏ không học, lớn đi phải đi làm phụ hồ.

Nghe nói đến phụ hồ là sợ quá. Vậy là đứa nào đứa nấy học hành như trâu. Trẻ em Can Lộc học rất giỏi. Họ hiếu học nhưng chẳng phải vì hiếu học. Tất cả mong vào làm công chức, học để thoát nghèo.

Các cô giáo không biết rằng định nghĩa đó làm cho biết bao học sinh vong thân. Người bố phải phải thụt két (ăn cắp công quỹ) để con có tiền ăn học. Mẹ bán rau ngoài chợ cũng phải bơm hoá chất vào để rau tươi lâu… Ông bà nội xài thuốc hóa học để trồng lúa…để thêm con gà, con cá cho cô cháu gái trên thành phố. Cả xã hội sai lầm khởi từ câu định nghĩa, lấy những thứ ngoài con người để cân đo đong đếm con người. Thụt két ghê gớm nhất là công chức Hà Tĩnh. Nguy hiểm nhất là cấp trên đưa tờ giấy nào thì cấp dưới ký tờ giấy đó. Người Hà Tĩnh sẽ vào tù nhiều nhất. Việt Nam không thiếu giáo sư tiến sĩ. Cũng không phải GDP thấp hay thiếu công nghệ. Vấn đề của Việt Nam là phân phối của cải xã hội không đều. Người tiền tỷ mỗi tháng. Người cả năm không có đồng lương. Người không có đồng lương phải bỏ xứ ra đi. Nói đâu xa, chỉ trong một xã Thiên Lộc mà 6 đứa chết trong tùng lạnh vừa rồi. Tất cả là vì định nghĩa sai lầm.

Xin lỗi, làm gì có xã hội nào mà 100% dân số là bác sỹ, kỹ sư, công chức? Xã hội cần những người thợ nề, thợ hồ, thợ mộc và không có nghề nào là thấp hèn. Không thể bắt mọi học sinh đều phải giống nhau. Vì nếu mọi người đều giống nhau thì Thượng Đế khác nào cái máy đóng gạch tấp-lô? Trời sinh ra mỗi người một việc, gọi là tính mệnh. Do đó có nhiều tính cách. Nếu thiếu đi một tính cách nào đó thì đó không phải là vũ trụ. Vũ trụ phải tròn đầy.

Người ta ghi công và trả lương hưu cho công chức chứ không ghi công cho thợ xây mặc dù người thợ xây đóng góp nhiều hơn cho xã hội gấp mấy lần anh công chức. Đây là điều hết sức bất công. Bất công đối với người thợ là do thiếu nghiệp đoàn để đòi quyền lợi. Mai này có những nghiệp đoàn của thợ hồ, thợ xây…Khi ấy những người thợ mới có tiếng nói trong xã hội, chứ không bị coi rẻ và lãng quên như bây giờ. Nghiệp đoàn có chức năng lớn nhất là tái phân phối của cải xã hội, để không ai phải bỏ nước ra đi.

Câu nói của người lớn rót vào lỗ tai của đứa con nít, ngấm vào tiềm thức và sẽ đi theo nó suốt đời. Các nước cho tiến sĩ hay những người giỏi nhất trong xã hội đi dạy mầm non, cấp 1. Vì đó là những trang giấy trắng. Việt Nam đưa trang giấy trắng cho những người không đỗ trường nào đi học free sư phạm mầm non.

Hình minh họa: Cậu bé thà đi làm phụ hồ chứ không chịu đi học trường của cô giáo cung bọ cạp.

40 bình luận về “Nhỏ không học, lớn lên đi làm phụ hồ

  1. Cai loi thoi va lac hau cua xa hoi VN se duoc thay doi khi “Hoan canh cua xa hoi thay doi theo chieu “Tien hoa cua Nhan Loai”.Dieu nay “Ton Phi ” dung qua quan tam. Tat ca deu se thay doi theo chieu huong “Nhan Ban cua con nguoi” khi “Dieu kien song cua con nguoi” duoc nang cao trong thoi gian sap toi. Than men !

    Thích

  2. Chào anh Phi:
    Theo ý kiến nhỏ của tôi thì vấn đề căn bản là học để có thể tự quyết định việc gì mình đam mê. Tôi đi làm để sống và sống để kayaking, cross-country skiing và having a purpose in life.

    Mong anh vui và mạnh khỏe.

    Thân mến, Ba’

    Thích

  3. Triết lý giáo dục của Việt Nam là thứ vứt đi. Cho nên xã hội bát nháo và què quặt. Bọn quan lại thì hủ bại. Tham nhũng ăn từ giẻ rách đến đũng quần đàn bà. Từ quan thượng thư đến thằng nghĩa vụ đều chấm mút. Bởi cái tư duy cùn của thằng lắm râu…
    Giáo dục phải Tự do khai phóng nhân bản và phát triển…
    Nền giáo dục phục vụ con người và phát triển xã hội văn minh văn hóa ngày một sáng sủa tốt đẹp như ở Anh, Pháp Đức, Mỹ, Úc, Ý, Nhật, Hàn… V. V.

    Thích

  4. Những đứa trẻ học giỏi và không học giỏi là do MÔI TRƯỜNG SỐNG QUANH NÓ TẠO NÊN. Một lời nói hay nhiều lời nói hay của Cô giáo cũng chẳng có giá trị gì để những học sinh cá biệt do ở nhà phải đi làm, do suốt ngày thấy bố mẹ chửi bới, đánh đập nhau, hay bị bố mẹ đánh đập, hay bố mẹ chẳng màng quan tâm chuyện con cái học, hay bố mẹ quá nghiêm khắc. Nên là cô, thầy giỏi mấy cũng không thể giáo dục học sinh học học giỏi thêm.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s