Giáo sư Lương Kim Định-đệ nhất hướng đạo sư của dân tộc Việt Nam.

Triết gia Lương Kim Định và phóng viên. Ảnh tư liệu.
 
 
Bên Nga thời Xô-Viết, trong những chuyên ngành chuyên môn riêng rẽ, người ta không gọi nhau là giáo sư. Người ta đo trình độ nghề theo bậc: xếp bậc thợ từ 1 đến 7. Mới vào nghề thì là bậc 1. Giỏi nghề đến mức thượng thừa thì là bậc 7.
 
Từ “giáo sư” theo nguyên nghĩa được hiểu là hướng đạo sư, nghĩa là hướng đạo đời sống cho quần chúng.
 
Ngày nay, người ta phong cho nhau hiệu giáo sư rất bừa bãi. Ví dụ: giáo sư toán học, giáo sư vật lý, giáo sư hớt tóc, giáo sư báo chí…từ đó lạm phát danh hiệu giáo sư và hủy hoại nguyên nghĩa thứ nhất. Vì đây chỉ là những ngành tiêu thụ. Họ không phân biệt được giữa nhà chuyên môn và nhà trí thức. Thừa nhận là có một số nhà chuyên môn cũng đồng thời là giáo sư, vì người đó là bậc anh chị nói dân nghe mà không cần phải dùng đến công cụ bạo lực hay lợi ích vật chất.
 
Nhiều người đưa cho chúng tôi xem nhân bản xã hội của các tôn giáo, với mục đích áp dụng vào xã hội. Một cách rất trung thực chúng tôi nói rằng nền nhân bản của các tôn giáo chỉ áp dụng được trong nội bộ các tôn giáo mà thôi.
 
Đệ tử của giáo sư Lương Kim Định, không có ai là không bị chửi. Truyền nhân của Lương Kim Định bị chửi nhiều nhất. Ví dụ: một đệ tử của Lương Kim Định đi giảng về chủ đạo Việt, thì lập tức có những kẻ đi tố cáo sau lưng rằng anh ta là mật thám. Nhưng nếu ta hỏi lại người đó:
 
– Nền chủ đạo của dân tộc Việt Nam là gì?
 
Đương nhiên, người này sẽ không trả lời được. Vì để trả lời được, thì phải công nhận rằng Lương Kim Định, người đầu tiên tìm ra nền chủ đạo của Việt Nam, là đúng.
 
Tại sao họ đi chửi các đệ tử của Lương Kim Định? Tại sao các đệ tử của Lương Kim Định nói công khai mà những người kia lại chửi sau lưng, không dám tranh luận ba mặt một lời? Kể cả người được giải thưởng của RSF cũng đi chửi đệ tử của Lương Kim Định, mặc dù không có thù oán gì. Để không phải chịu trách nhiệm, họ viết: “Tôi nghe nhiều người nói.”-nhưng không chỉ ra đó là những người nào, và càng không dám lên truyền hình với những người học trò của giáo sư Lương Kim Định. Có thể nói RSF trao giải thưởng cho con chuột.
 
Vì bản chất của họ là mật thám. Họ thấy chủ nhà trở về thì phải đập, để cho căn nhà lại vô chủ như xưa. Căn nhà vô chủ thì các ý hệ, băng đảng ngoại lai mới đi vào Việt Nam nắm quyền được. Cũng có những người không biết thì họ chửi. Những người này nếu lãnh đạo một xã hội dân sự thì tổ chức đó chỉ tồn tại một cách thoi thóp.
 
Vì không có hướng đi (do không chịu thừa nhận một hướng đạo sư duy nhất) cho nên các hội đoàn, đảng phái mãi cắn nuốt, xâu xé lẫn nhau.
 
Nhiều người, không biết tấm bản đồ đi, nên đã lạc vào rừng và từ đó không thể trở ra được. Khi họ vào tù, những người ở ngoài cũng hô hào vài tiếng, trong một vài tuần, rồi cũng lâu dần cũng tắt lịm. Nói thì tội nghiệp, đệ tử của Kim Định đã đưa tấm bản đồ cho những người đó mà người đó không nhận, chê là đồ bỏ, đến khi chết trong mê trận thì còn biết kêu ai?
 
Kể cả các trường đại học, nếu không thừa nhận hệ thống An Vi, thì không thể tiến thêm một bước nào. Ngược lại sẽ chỉ đào tạo ra được “lon”, “lu”…
 
Ngoài ra, còn có câu nói rất khốn nạn của một ông tiến sĩ : Khoa học chưa công nhận hệ thống của Kim Định. Xin thưa luôn rằng, khoa học gồm những ai? Ai cầm đầu khoa học? Thậm chí còn cho ông biết luôn là các hội nghị Đài Loan, nơi đặt trụ sở của Hội triết học thế giới, đều đã công nhận giáo sư Lương Kim Định. Mấy ông tiến sĩ tôm tép Hà Nội ghen ăn tức ở, chẳng được ai công nhận, chẳng có đệ tử, đi bêu xấu giáo sư họ Lương.
 
Đà Lạt, ngày 22 tháng 12 năm 2019.
 
Tôn Phi.
 
Ai muốn tìm đọc các sách của tác giả Lương Kim Định nhưng cần sách in và phương tiện, mời liên lạc với Zalo, Telegram +84344331741
 
Email: tonphi2021@gmail.com
Đọc trước sách về Lương Kim Định trên Amazon:
 
 
 
 
Advertisement

1 bình luận về “Giáo sư Lương Kim Định-đệ nhất hướng đạo sư của dân tộc Việt Nam.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s