Người Việt Nam có nguồn gốc Trung Quốc hay Mã Lai?

Đây là câu hỏi làm đau đầu nhiều người muốn tìm về cội nguồn dân tộc. Phe tân học, vì muốn thoát khỏi Tàu, bày ra cách nói rằng người Việt có nguồn gốc Chàm hay Mã Lai. Phe cổ học, cho rằng Việt thuộc Tàu.
Luận điểm của phe tân học ngày nay không còn đúng nữa. Bằng chứng là nền văn hóa Việt cao hơn văn hóa Chàm hay Mã Lai. Việc gả công chúa Việt cho hoàng tử Chàm bị coi là một sự sụt giá:
“Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo.”
Vì vậy người ta quay về trường hợp thứ nhất. Qủa như vậy thật, bởi bao nhiêu sách vở đều nói các vua triều đình Việt phải sang Tàu bái yết. Không bái yết sao được, khi Việt định khâm sử thông giám cương mục nói Đế Nghi phương Bắc là anh, Lộc Tục phương Nam là em chung một bố.
Nhưng đó là cách giải nghĩa sai kinh điển. Không thể hiểu theo nghĩa sinh học rằng Đế Nghi là anh, Lộc Tục là em. Bởi như vậy thì bố của họ, ông Đế Minh, đã bằng phương tiện nào để đến phương Nam gặp nàng Vụ Tiên? Bằng máy bay hay trực thăng để vượt qua được trùng trùng điệp điệp núi non thời nguyên sơ đó?
Việc giải kinh điển theo nghĩa sử ký sẽ dẫn đến tâm hồn nô lệ và đánh mất lòng tự tín.
Có một lối giải thứ ba, mà mãi đến thế kỷ XX mới có người tìm ra. Đó là đã có một nền văn minh Viêm Việt nằm từ mạn Nam sông Hoàng Hà trải dài xuống tận biên giới Chiêm Thành. Nếu thuyết này là đúng thì văn minh Viêm Việt giải thích được vì sao văn hóa Việt lẩn trốn văn hóa Hán, giải thích được vì sao bao nhiêu người Hán xuống Việt đã bị thâu hóa trải từng thế kỷ.
Vậy có nên xé bỏ những bộ sử có tính huyền như Việt định thông giám cương mục? Làm vậy cũng giống như nói rằng, vì có người da vàng, người da đen nên không thể có chuyện cả nhân loại không thể có một mẹ chung và như thế chúng ta đốt sách Sáng thế đi. Gía trị của Việt định thông giám không nằm ở giá trị sử ký, mà nằm ở giá trị tiềm thức cộng thông. Nó tốt cho việc đào luyện con trẻ. Nếu dạy tư duy lô-gic, bắt trẻ làm toán từ tuổi lên 4, lên 5, lúc lớn lên chúng sẽ trở thành những đứa cực kỳ thủ đoạn mà ngày nay nền văn minh Âu Tây bắt đầu nhận ra thảm họa. Không trùm ách nô lệ lên thợ thuyền thì trùm lên dân các nước thuộc địa, dưới muôn vàn hình thức.
Ví dụ, bây giờ, cô giáo lớp 1 dạy chuyện mẹ Âu Cơ sinh được trăm con cho đứa nhỏ. Trước khi dạy cô bảo: Chuyện này không có thật đâu nhé các em, vì có đàn bà nào sinh được trăm đứa, mà người sinh bào thai chứ đâu có sinh trứng. Tuy nhiên câu chuyện đó lại giải thích được vì sao nền văn minh Viêm Việt bình sản nhất quả địa cầu, nơi đứa con (dân tộc) nào cũng tròn béo, mà không phải cắn nuốt lẫn nhau như bên Âu.
Vậy, những câu chuyện nhân thoại (đồng thoại), không có giá trị nếu xét theo sử ký hàng ngang, nhưng vẫn có giá trị nếu xét theo hàng dọc.
Gần đây nhất, kết quả đo DNA cho thấy ở mạn Nam sông Dương Tử hầu hết là mồ của người Việt. Do đó thuyết Viêm Việt nói về việc người Việt chủ nhân đồng bằng rộng lớn bên Tàu và vào nước Tàu trước Hoa tộc là có nhiều phần đúng.
Tiểu kết: Người Việt Nam là chi cuối cùng còn sót lại của cộng đồng Bách Việt, từng làm chủ nền văn minh Viêm Việt, và độc lập với nền văn minh Hoa tộc phía Bắc và Chàm-Mã Lai phía nam trong nhiều ngàn thế kỷ.
Đà Lạt, ngày 22 tháng Mười hai năm 2019.
Góp ý cho tác giả: tonphi2021@gmail.com
Một số thuật ngữ sử dụng trong bài này có thể sai chạy một ít, không làm thay đổi đại nghĩa muốn đề cập.
Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s