Chữ Nho đạo 道 bao gồm hai nửa. Nửa bên trái 辶 là bộ sước, vẽ dáng người đang đi. Nửa bên phải 頁 là bộ hiệt, nghĩa là thủ lĩnh.
Vậy, muốn có đạo thì cần hai thành tố cơ bản: đường đi và thủ lĩnh.
Có một số người bảo chỉ cần có đường đi, không cần thủ lĩnh. Nếu vậy trên đường đi không có người dàn hòa các mâu thuẫn, những luồng sẽ tranh giành nhau không ai hòa giải. Còn nếu có thủ lĩnh nhưng không có đường đi thì cả đoàn quân sẽ lạc vào sa mạc.
Chúng tôi lấy ví dụ về nước Pháp. Hồi đệ nhị thế chiến, nước Pháp bị Đức chiếm đóng. Ông Charles De Gaulle chạy sang Anh, tuyên bố lập chính phủ quốc gia lâm thời, chuẩn bị ngày về Pháp đánh quân Đức cứu nước.
Giữa lúc đó, có nhiều vị tướng lĩnh, sĩ quan cấp cao trong quân đội Pháp phản đối Charles De Gaulle. Xung quanh chỉ có mấy lý lẽ sau:
+ Việc cứu Pháp là của người dân Pháp trong nước, Charles De Gaulle ở Anh rồi thì làm được cái gì?
+ Nhiều tướng lĩnh cấp cao còn không dám xưng tổng thống. Charles De Gaulle là cái thá gì mà lập chính phủ?
Có một lý lẽ đau hơn nữa:
+ Vì Charles De Gaulle mà có mấy lính Pháp bị Đức tra tấn, hành hạ dã man.
Trả lời những lý lẽ đó như sau:
+ Việc cứu Pháp là của người dân Pháp trên toàn cầu. Người dân Pháp trong nước và ngoài nước có vai trò bình đẳng.
+ Ai được nhiều quân nhân và dân chúng bỏ phiếu nhiều hơn thì người đó là lãnh tụ. Nếu vậy thì Charles De Gaulle nhất và ông ấy xứng đáng làm tổng thống lâm thời.
+ Charles De Gaulle không bảo mấy binh lính kia làm sứ vụ sói cô đơn đánh lại quân Đức. Đi có phường, về có hội. Các binh sĩ không nghe lời của De Gaulle, một mình làm chuyện cảm tử, không thể đổ lỗi cho De Gaulle.
Tất nhiên những kẻ phỉ báng De Gaulle đánh lừa dư luận nhưng không đánh lừa được những người chân chất. Có vị luật sư nổi tiếng bảo: Đánh Đức thì cần gì có thủ lĩnh. Câu nói này có vẻ dân chủ, nhưng âm mưu trong đó là đưa người luật sư đó lên làm lãnh tụ. Trong khi đó De Gaulle không tự xưng, vì có những bậc bô lão chọn De Gaulle ra làm người cứu quốc. Vừa nghe tin De Gaulle lập chính phủ lâm thời tại Anh, binh lính và trí thức Pháp từ khắp nơi trên thế giới đổ về Anh, làm một cuộc bỏ phiếu bằng chân để ủng hộ De Gaulle. Cựu toàn quyền Đông Dương đã đáp tàu sang London để gia nhập chính phủ De Gaulle. Trong quân đội Pháp, De Gaulle thậm chí chỉ là cấp dưới của tòa quyền Đông Dương, chỉ là một quân nhân quèn, nhưng toàn quyền Pháp tại Đông Dương có con mắt tinh đời, nhìn ra được De Gaulle là người rất giỏi. Vị toàn quyền Đông Dương đã cúi chào De Gaulle, vì ông biết chỉ có De Gaulle mới có thể cứu quốc, chứ không phải các hội đoàn, băng đảng làng nhàng khác. Chỉ có chính phủ De Gaulle mới có công hàm ngoại giao của chính phủ Anh, các chính phủ giả do Đức lập hoặc các chính phủ tự phát đều không có công hàm này. Các đảng chính trị Pháp thì không ăn thua, muốn vào gặp mà chính phủ Anh không tiếp, hoặc nếu có tiếp thì cũng chỉ xã giao vì trong ngoại giao có nguyên tắc bình đẳng: chính phủ làm việc với chính phủ, không làm việc với đảng.
Chiến tranh Pháp- Đức ngày càng ác liệt. Các hội đoàn liên minh với De Gaulle thì được thành tựu. Quân Đức ra sức mua chuộc chứ không dám tiêu diệt các hội đoàn được De Gaulle bảo trợ. Những hội đoàn Pháp trong nước không chịu liên minh với De Gaulle, hết thảy làm việc chống Đức với công sức dã tràng, những chủ hội đoàn thích làm lớn, bị Đức bắt phải ngồi tù.
Mặc cho lý lẽ của những kẻ chống đối, các lực lượng quy thuận De Gaulle ngày càng đông, ông đem quân về cứu Pháp thành công.
Thừa nhận là De Gaulle có một số sai lầm nhỏ. Nhưng xét tổng quan, cuộc đời De Gaulle thành công. Vì sao thành công? Như chiết tự giải thích: đạo (道) thành công vì có đường (辶) đi tốt và có thủ lĩnh (頁) tốt.
Chúc mừng năm mới 2020.
tonphi2021@gmail.com