Vì sao nhà báo càng giỏi càng ít sáng tác?

jfk_journalist_feature.jpg
Một nhà báo Đức trong Chiến tranh thế giới. Hulton Archive/Getty Images

Tôn Phi.

Thầy dạy của tôi là một ký giả Pháp. Ông mở một tờ báo in. Những ngày đầu, nuôi tờ báo, khổ như Rech. May mà ông có khiếu hài hước (và nhờ đó chúng tôi gặp nhau). Một ngày nọ, hãng hàng không Singapore Airlines đặt quảng cáo trên tờ báo in của ông. Kể từ đó, ông nuôi sống được cả tòa soạn báo, tuyển thêm các cây viết…tạo được biết bao nhiêu việc làm.

Trong một thời gian rất dài trước khi bán lại tờ báo in đó. Qua lời kể của người chủ bút, tôi nhận thấy, ông thành công bởi vì giữ được đức tính trung dung. Tờ báo ra hàng tháng. Các hội đoàn rủ ông chủ bút đi biểu tình, ông không đi, họ bảo ông là gián điệp. Ông cười bảo: Thế thì mỗi năm tôi làm gián điệp 12 lần.

Nghĩa vụ cốt lõi nhất của nhà báo là nạp ngôn, tức là ghi lại lời nói của dân chúng. Ai làm được đúng nghĩa vụ đó, ấy là nhà báo cao cả.  Ngày nay, người ta quên đi thiên chức của mình: nhà báo lên mặt dạy đời. Sự hiểu biết của mình có hạn, mình đừng ép dân nghe theo mình, đừng đòi làm hướng đạo sư cho quần chúng trong khi mình chưa hề được trang bị kinh điển dân tộc. Trái lại, người được học kinh điển kỹ thì không sáng tác. “Tín nhi hiếu cổ, thuật nhi bất tác.” Nói vậy nhưng họ đã sáng tác rất tinh vi. Chỉ những người học kinh điển mới biết tác giả bài báo mình đang đọc có được học kinh điển hay không. Nhà báo càng giỏi càng ít sáng tác. Nhà báo giỏi là nhà báo nạp ngôn những gì dân chúng nói, chỉnh lại cho đúng chính tả, đúng ngữ pháp, cô đọng đến mức tinh ròng. Tỉ lệ ký giả có tài sáng tác cực kỳ quý hiếm, họ xưng mình là ký giả, không dám xưng mình là nhà báo. Đa số phóng viên còn lại chỉ là chế tác mà lại tưởng mình sáng tác. Nhiều người đạo văn mà không biết mình đạo văn. Nhiều người chửi Khổng, mà suốt ngày lại dùng những câu xào lại trong triết Khổng. Lý do là không được học hành đến nơi.

Người ta hỏi: “Ông này là người xấu, bạn đừng có đăng bài của ông này nhé.”
Người chủ bút trả lời: “Ông đó xấu tốt mặc kệ. Tôi chỉ quan tâm đến chất lượng bài viết.”

Chúng tôi làm báo ngược với những người xung quanh. Những người xung quanh muốn quần chúng chạy theo mình. Chúng tôi chạy theo quần chúng. Triết lý của chúng tôi là hạn chế phỏng vấn giám đốc- trưởng ty-giáo sư-tiến sĩ, khuyến khích các phóng viên đi phỏng vấn những người lao động, những người lao công, những người thấp bé…Kết quả thật bất ngờ, dân chúng cực kỳ yêu mến. Vì sao? Vì những người ở tầng dưới của xã hội thì nói thật, chẳng cần gì phải giả dối. Dân cần gì mình làm đề tài đó, dân nói gì, mình chép lại lời nói đó.

Tôi rất ghét cái gọi là “chúng ta làm vì lý tưởng, không vì tiền nong”. Khổng nói: “Chất thắng văn tắc dã, văn thắng chất tắc sử. Văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử”. Chất phác nhiều hơn văn vẻ thì thô lậu, văn vẻ nhiều hơn chất phác thì giả dối. Văn vẻ và chất phác hoàn mỹ, sau đó mới có thể thành quân tử. Nếu nói, mở một xã hội dân sự 100% vì tiền thì là thô lậu. Nếu mở một xã hội dân sự 100% vì lý tưởng thì là giả dối, dễ sập. Phải cân đối giữa lợi ích và lý tưởng thì mới tồn tại lâu. Và thực tế cũng đã chỉ ra như vậy.

Vì chúng tôi (Tôn Phi và các người bạn) không chịu đứng về một phe nào, cho nên người ta chửi không tiếc lời, tội chẳng đứng vào hàng ngũ của người ta.

Hiện nay, tôi đang đi kỳ nghỉ, có lương thụ động. Trong lúc này có người thay phiên canh gác tòa soạn. Có người nói với nhân viên tòa soạn của tôi.
Tôi hỏi chị: “Chị ơi, người nói xấu em với chị, họ có sống theo hiến chương không?”
Chị trả lời: “Không”.
Tôi hỏi tiếp: “Một người sống không có hiến chương, đi chửi một người có hiến chương, thì ai đúng ai sai?”
Chị: “Hihi. Chị hiểu rồi.”
Nếu một tòa soạn không công khai minh bạch, không có hiến chương, thì cũng đừng bao giờ chửi một chính phủ là không công khai minh bạch. Sự công bằng phải hơn đối phương thì mới có tư cách chửi đối phương. Nhất là khi những tòa soạn xung quanh đã tiến tới minh bạch, thì mình không thể lấy lý do này nọ bào chữa. Tôi còn thấy một số tổ chức về lao động chửi Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (của chính phủ Hà Nội) là không minh bạch. Tôi hỏi: các bạn có minh bạch các khoản thu-chi, cho-tặng với công nhân không? Không. Thế thì tại sao lại chửi Tổng liên đoàn của Hà Nội?

Thế kỷ 21 (XXI), mỗi người cầm một cái điện thoại, chúi mắt chúi mũi vào đó suốt ngày. Người ta thử hỏi, liệu báo in có tồn tại được trong thế kỷ mới này?

“Tại sao kinh điển lại có một uy tín lâu dài, được rất nhiều người tin theo như kinh thánh, nên nó vươn lên vòm trời văn hóa, oai nghi như mặt trời, lấn át hết mọi tia sáng của các vì sao khác. Vì thế, mỗi câu của nó có sức mạnh ngàn cân, vượt xa bất cứ quyển sách nào đời nay, dù có hay đến đâu cũng chỉ được chú ý một thời, giữa bao nhiêu sách khác.”

Chính vì vậy, người đọc một cuốn Kinh bằng người đọc một tủ sách. Thậm chí, đọc kinh không bị lạc lối, trong khi đọc sách dễ bị lạc lối trong rừng sâu. Nhà báo chép nguyên bài văn Facebook dài của một cây viết cũng không tốt, như vậy là làm mất thời gian của người ta. Phải viết thật ngắn, nếu có trích thì chỉ trích vài ba câu cốt lõi của bài tham khảo, để cho phụ nhi lão ấu ai ai cũng đọc rồi đi làm, ai có thời gian thì tự đào sâu thêm.

Trở lại câu hỏi, liệu báo in có tồn tại được trong thế kỷ XXI, khi con người mỗi ngày một nông cạn? Câu trả lời là có, với điều kiện đội ngũ nhân viên tòa soạn phải đi thật đúng đường.

Nếu bạn muốn mở một tòa soạn mà chưa có điều kiện hay chưa có kinh nghiệm, hãy liên lạc với chúng tôi.

Làm tại Đà Lạt, ngày 11 tháng 02 năm 2020.

Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com

Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741

Advertisement

6 bình luận về “Vì sao nhà báo càng giỏi càng ít sáng tác?

  1. Ai xa xứ sở cũng đều nhớ quê hương (sinh viên đi du học, những người vn sống lưu vong, những người tự ý rồi quê hương, v.v…)
    Ai cũng có sự chọn lựa của mình
    Nhưng thiết nghĩ, ai ai cũng cùng một tâm trạng : VN có ra sao đi nữa, mình cũng thương quê hương mình nhất

    Thích

  2. KHÔNG CẦN THEO PHE NÀO HẾT , NHƯNG PHẢI CÓ CHÍNH KIẾN RÕ RÀNG , ở VN là CHỐNG CS ÁC ÔN và CHỐNG GIẶC TÀU . Thế thôi ! CÒN BA PHẢI là KHÔNG PHẢI NHÀ BÁO CAO CẢ .

    Thích

  3. Khi thế giới phân hóa rõ rệt, mỗi người phải tự biết nhận rõ chánh tà suy thịnh.
    Nếu nói đứng giữa khi rõ gió đã đổi chiều là cố tình đứng về phía phe yếu thế, kéo dài sự tồn tại ngắc ngoải đau đớn của nó mà thôi…
    Trong khi đứng trước sự chết không thể chọn lựa không ai không muốn một cái chết nhẹ nhàng.

    Thích

  4. Chào anh Phi:
    Bài nầy hay lắm! Chắc anh sẽ đăng nhiều nơi cho có nhiều người đọc. Tôi học được các điểm tốt trong bài nầy để viết các bài khác.

    Thân mến, Ba’
    ps. Keep up the good work! We need you!

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s