Viết bởi Tôn Phi-giám đốc Trung tâm Văn Bút Việt Nam.
Ngày lễ Valentin vừa qua, 14 tháng 02 hàng năm. Xung quanh ngày nay vừa có yêu vừa có ghét. Bạn đọc bình luận rất nhiều mà chưa đi đến được tận cùng chân lý, nên cộng đồng Nho gia Việt Nam chúng tôi có bài phân tích như sau, để bạn biết đúng và sai của vấn đề:
Linh mục hay mục sư quan hệ với nữ giáo dân, tức là việc người đàn ông đi vào cơ thể người đàn bà, thì không xấu. Nam quan hệ với nữ là chuyện bình thường. Quan hệ tình dục giữa nam và nữ là cả một sự thâm tín của đất trời. Điều đó là bắt buộc, chiếu theo Kinh Thánh:
“23 A-đam nói rằng: Người nầy là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra. Người nầy sẽ được gọi là người nữ, vì nó do nơi người nam mà có.
24 Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thịt.
25 Vả, A-đam và vợ, cả hai đều trần truồng, mà chẳng hổ thẹn.” ( Sáng thế ký chương 2.)
Theo sách Sáng thế, thì, người ta, nam phải lấy vợ, nữ phải lấy chồng. Không có trường hợp ngoại lệ. Không gì cao hơn luật thiên nhiên. Chiếu theo đó, tu sĩ của tất cả các tôn giáo, đoàn thể,… phải kết hôn. Chớ ngại quan hệ tình dục nam nữ, bởi đó là một sự thâm tín của đất trời, triết gia Lương Kim Định đã chứng minh điều đó rất hay trong sách Nguyên Nho Cửa Khổng. Càng trốn tránh gặp gỡ người bạn đời khác giới, sẽ càng gặp nhiều tai vạ: thủ dâm, đồng tính,…Trời sinh ra thế nào thì tuân theo như vậy, như sách của tiền nhân có viết: Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong. (Thuận theo Trời thì sống, chống lại Trời là chết).
Vì là một sự thâm tín của đất trời, cho nên Nho gia có lễ để tránh phá vỡ đê điều. Trước khi có lễ hôn nhân, người nam trải qua lễ Thành Đinh (lễ Gia Quan, bố làm cho con trai lúc nó trưởng thành), người nữ có lễ Cài Trâm (mẹ làm cho con gái khi bắt đầu có kinh nguyệt). Những lễ này được tổ chức ở lối 18, 20 tuổi. Bây giờ thời hiện đại, người ta bỏ đi lễ Gia Quan và lễ Cài Trâm. Kết quả là được một xã hội như chúng ta đang thấy ngày nay.
Trở lại chuyện một hướng đạo sư phải kết hôn với một người nữ. Đích thân Thượng Đế cầm tay bà Eva và trao cho ông A-đam. Đây chính là lễ thành hôn, trong lễ thành hôn phải có chủ hôn. Trường hợp vườn địa đàng Ê-đen do Thượng Đế cầm tay bà giao cho ông thì Thượng Đế chính là chủ hôn.
Người nào biết tác dụng của lễ Thành Hôn thì phải có lễ thành hôn, không được bỏ qua giai đoạn. Các cặp đôi ăn cơm trước kẻng thường ly thân. Song, vẫn có trường hợp hôn nhân tự nhiên, hai vợ chồng-quan hệ tình dục với nhau trước đám cưới-mà vẫn sống được với nhau hết đời, nhưng nói chung là không hạnh phúc. Sự hạnh phúc, được ấn định trong Sáng thế ký chương 2, là khi có Đức Chúa Trời làm chứng hôn. Nếu không có Đức Chúa Trời làm chứng hôn thì không thể hạnh phúc được. Ở mọi nền văn hóa, đám cưới hôn nhân đều trọng đại. Đám cưới, cộng đồng làm chứng rằng từ này cô dâu và chú rể là của nhau, đúng theo tinh thần của Thượng Đế trong Sáng Thế ký chương 2.
Hầu hết các tôn giáo đã cấm, hoặc không khuyến khích tu sĩ kết hôn. Điều này trái với luật thiên nhiên. Không có vợ không thể tu hành trên đời được. “A-đam buồn rầu vì không có ai phụ giúp mình.” Đức Chúa Trời còn tuyên bố: “Loài người ở một mình không tốt” (Sáng thế ký chương 2 câu 18).
Xin nhấn mạnh một lần nữa: Luật thiên nhiên không thể tránh được, vì do Đấng Sáng Tạo lập ra. Thánh Phao-lô cũng nói, để quản trị một giáo hội, trước hết anh phải quản trị được một gia đình. Còn riêng Phao-lô không lấy vợ là khác, vì Phao-lô đang mang trong mình một sứ mệnh vĩ đại, sứ mệnh truyền đạo, kể cả như vậy Phao-lô cũng nói rằng, mình là người hiếm hoi được ơn ở một mình. Còn lại, chúng sinh tầm thường, nên lấy vợ, gả chồng.
Tiểu thuyết Hai số phận của nhà văn Mỹ Jeffrey kể về hai anh chị người Ba Lan, gặp nhau trong trại tị nạn, hay như bên Ý thời chạy nạn sang Mỹ, gặp nhau ở hầm than trong khoang tàu, thì họ đã quan hệ tình dục tới tấp, vì trong hoàn cảnh đó không thể có người làm chứng hôn. Sau đó, hai người ấy ăn đời ở kiếp với nhau. Đó là trường hợp đặc biệt, xảy ra trong lúc quẫn bách. Còn lại, trong những hoàn cảnh bình thường, trước khi người nam đi vào cơ thể người nữ, thì phải có một đám cưới, với một người làm chứng hôn. Ví dụ, đám cưới giữa Lý Thụy và Tăng Tuyết Minh do đích thân phu nhân thủ tướng Tàu Chu Ân Lai làm chứng hôn, đã trở thành một đám cưới cực kỳ nổi tiếng.
Chúa Giê-su, khi đến trái đất này lần thứ nhất, ngài không lấy vợ vì ngài biết trước đi giảng đạo 3 năm sẽ chết ở tuổi 33, xem sách Ê-sai. Người thanh niên ấy biết nếu lấy vợ và sinh con thì sẽ để cho vợ con mồ côi. Do đó ngài không lấy vợ. Khi đến trái đất này lần thứ hai, ngài lấy vợ.
Xem thư thứ nhất của Phao-lô gửi đồng đạo ở thành phố Cô-rinh-tô, Italia chương 7 câu số 2:
“mỗi người đờn ông phải có vợ, mỗi người đờn bà phải có chồng.”
Phao-lô khuyên đa số tín hữu phải kết hôn, bản gốc dùng chữ “phải”. Con người được phép kết hôn. “Đạo bất viễn nhân”- nghĩa là đạo không xa người. Nếu xa người thì đó không còn là đạo.
Bài này, tác giả Tôn Phi viết tại Đà Lạt, ngày 17 tháng 02 năm 2020, song không mấy thành công. Năm nay 21 tháng 02 năm 2022, chúng tôi cho sửa chữa, nâng cấp bài viết này và ra mắt cùng bạn đọc. Chúng tôi đưa vào sách Đám cưới trong văn minh Trung Hoa, cùng tác giả, để phục vụ cho hiếu học của bạn đọc.
Tôn Phi.- Nho gia Việt Nam.
Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com
Đám cưới trong văn minh Trung Hoa
Tác giả: Tôn Phi
Sách in: 450 000 VNĐ.
Sách PDF: 250 000 VNĐ.
Số tài khoản nhận tiền đặt sách: 142720499-ACB-Tôn Phi.
Email đặt sách: tonphi2021@gmail.com
Trợ lý: huonggiang@shop-charlie.com
Trân trọng cám ơn quý vị.
Tôi kết luận rất nhanh và ngắn : cấm bất cứ cá nhân nào, sư ông hay sư bà, hay linh mục về tình dục là trái thiên nhiên. Một khi trái thiên nhiên sinh ra lắm việc quái đản như đã xẩy ra với nhiều giáo sĩ Thiên chúa.
Còn cưới hay không cưới không có gì quan trọng. Cần tin tưởng nhau là đủ.
Nhân
ThíchThích