Chào các bạn.
Tôi là Tôn Phi. Tạm thời tôi là thư ký của Liên đoàn ký giả Á Châu Asian Journalists Confederation. Xin đừng hiểu tôi nhận tiền đế quốc hay tư bản gì cả, chức vụ này tôi làm tình nguyện và không được hưởng lương. Vì không sang được Pakistan trong năm 2020 này nên tôi viết tham luận này và cho người dịch sang các tiếng để mọi người cùng trao đổi.
Trong những ngày này, cộng đồng ký giả thế giới bàng hoàng vì cái chết của Aziz Memon, người đồng nghiệp Pakistan dũng cảm đã điều tra hồ sơ tham nhũng của vô số quan chức xứ này. Anh bị giết chết và quẳng xác xuống rạch Canal.
Việc tìm được đích danh kẻ giết chết Aziz Memon, cũng như băng đảng quan chức tham ô ở Pakistan cũng cần, nhưng ở đây tôi muốn đề cập một điều khác trọng đại hơn: dân tộc Pakistan cần tổ chức đời sống thế nào để mọi người đều được an vui.
Công lý không phải từ luật pháp, người làm luật, người thi hành luật, người xử kẻ vi phạm luật. . .
Công lý cũng không phải là phần thưởng cho những ai thắng cuộc
Công lý cũng không phải là hình phạt những người thua cuộc
Công lý là. . .nơi lương tâm công thẳng hiện hữu, là những gì trái tim hằng khắc khoải, quan tâm đến. . .
Cơ khí tiến quá nhanh, mà triết lý thì không tiến triển cho kịp. Con người bị chọn lọc. Các ngành nghề chuyên môn hóa lao động đến mức điên rồ, theo nhận xét của giáo sư vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận. Tình trạng thừa thù hận, thiếu cơm ăn lan tràn ở mọi nước. Kể cả hai nước giàu nhất Á Đông: Nhật Bản, thanh niên không dám lấy vợ. Hàn Quốc, sinh viên không đủ tiền tụ tập ở quán trà chanh với bạn bè. Đây không phải cuộc sống của con người. Phẩm giá của con người cao hơn hiện tại rất nhiều.
Ở Việt Nam, quê hương chúng tôi, ngay trước lễ mừng năm mới cổ truyền của dân tộc, mấy trăm sinh viên tốt nghiệp trường cảnh sát đi giết một cụ già, lấy một miếng đất nhỏ bằng cái chén.
Về vấn đề này, dân tộc Việt Nam chúng tôi, ngày trước là nhà nước liên bang Viêm Việt đã có câu trả lời:
Kinh lễ chương XXI Tiết 21:
“Ở tiệc thết bô lão và năm lão thành giàu kinh nghiệm thì chính thiên thử phải xắn tay, cắt thịt, tẩm giấm và đưa tới mỗi vị. Cuối bữa vua dâng chén rượu để các ngài tráng miệng, rồi vua ra đội mũ cầm thuẫn (múa cho các lão xem) để dạy chư hầu biết kính tuổi già…”
Kinh lễ chương XXI Tiết 22:
“Khi thiên tử đi kinh lý phải đến viếng các cụ già bắt đầu từ người già trăm tuổi, muốn hỏi ý kiến về chính trị vua phải đi tìm đến nhà.”
Nền tảng thư tịch ấy cực kỳ vững chắc. Một giáo sư chủ sự tòa hòa giải quốc tế, người có quyền cấp bằng và chứng chỉ cho bất kỳ sinh viên bất kỳ nước nào nói: trong pháp lý quốc tế, truyền thống dân tộc hàng ngàn năm thì có giá trị cao hơn bất kỳ điều nào, khoản nào trong luật pháp của một chế độ.
Về mặt giáo dục, hỏi, 140 tín chỉ bậc đại học hay 70 tín chỉ trường trung cấp ngoài giá trị trang trí ra thì có giá trị gì, khi chính nó làm cho con người vong thân? Vì một miếng đất hoặc vì một người đàn bà đẹp, người ta sẵn sàng chém giết nhau. Vậy cần đặt lại nền tảng, nên dạy gì trong nhà trường, dạy kinh điển dân tộc hay bắt học sinh thuộc lòng mấy môn nay còn mai mất? Ngày nay các trường trung học và đại học có những môn bắt sinh viên chạy đua với thời gian, điều mà giáo sư toán học Nguyễn Lê Anh ở nước tôi gọi là kiểu giải đua chó cho việc tuyển lựa con người, nơi con nào chạy nhanh thì con đó giật giải. Điều này sai lầm ngay từ chiến thuật giáo khoa.
Á Đông thì cực kỳ vững chắc. Trung Đông thì chưa biết, và tôi đề nghị ký giả đoàn Pakistan cố tìm trong kinh điển dân tộc mình những dòng, những đoạn minh chứng cho một nền triết lý mà các bạn đang vươn tới. Triết văn là ngành khởi nguyên của xã hội, đừng tìm ở kỹ thuật hay những tác phẩm văn nghệ, văn hóa hậu trường. Á Đông chúng tôi thuận lợi hơn Trung Đông các bạn. Chúng tôi là văn minh cồng, các bạn là văn minh lệnh. Chúng tôi có một nền luân lý độc lập với thể chế và độc lập với tôn giáo.
Nền tảng thư tịch vững chắc như vậy, đáng tiếc là ít lãnh tụ chính trị, lãnh đạo hội đoàn dân sự hay người đứng đầu một tôn giáo bảo con em mình đọc kinh điển dân tộc. Thời nay, kiếm được một bà lãnh đạo tôn giáo Hàn Quốc mà mặc trang phục Hanbok truyền thống của nữ lưu dân tộc Hàn cũng là chuyện cực kỳ khó và may mắn họa hiếm.
Phương thuốc ấy, về mặt chính trị thì gọi là “chính nghĩa quốc gia”, về mặt triết lý như trong tham luận này, chúng tôi dùng từ “truyền thống dân tộc”. Chính nghĩa quốc gia như gốc rễ, mà “dân chủ”, “nhân quyền” là cành lá, để rồi nở hoa là bình sản và trái là tình huynh đệ phổ biến.
Chúng tôi không hề có ý nói rằng các lời tốt đẹp trên đây đều thực thi cả. Trái lại không thiếu những thực tại tàn nhẫn, mạng người vẫn bị coi rẻ. Những lời trên đây chỉ trưng ra làm tang chứng cố gắng của một nền triết lý đã hết sức tìm cách thể hiện lòng nhân đạo, đức hiếu sinh, để chống với sự tàn bạo của loài người đâu đâu cũng nghiêng nặng về phía ác.
Cái gọi là toàn cầu hóa thực chất là chuyện đổ khuôn, chiếc máy đúc tấp-lô, bắt tất cả châu Á, châu Phi, phải giống Âu-Mỹ một cách tự nguyện. Căn bệnh nhị nguyên của Âu Mỹ là dùng mét, lít, thước, thốn vốn dùng để đếm đồ vật sang dùng để đo đếm con người. Khi áp dụng cho các xứ nhược tiểu, kết quả giống như khổ nạn của Sisyphe, càng ăn càng đói, càng uống càng khát. Tự do gắn liền với chế độ quân phân tài sản; nếu không thì chỉ là hò hét theo đuôi, theo lũ đông vậy thôi, chứ thực ra thiếu nền tảng, và do đó thiếu hiệu năng.
Đây là bài tham luận sẽ gửi đến meeting của liên đoàn này sắp tới. Vì vậy tôi muốn mọi người cùng góp ý cho nó, còn tôi là người biên tập cuối cùng, bằng cách nhắn tin đến cho tôi và tôi gửi đến những người cần thiết. Tôi còn phải chỉnh sửa kỹ trước khi gửi cho ông chủ tịch.
Khi viết những dòng này, tôi thấy bụng mình sôi lên. Tôi thấy một sự hưng phấn đến cực độ. Tôi không thể đợi cho viết xong bài rồi mới đăng. Được đoạn nào, tôi đăng lên đoạn đó.
Khi tuổi đời còn quá trẻ (27 tuổi) và thể lực thì quá yếu ( 1 mét 60, 50 kg), tôi không muốn tham luận này chỉ là của riêng mình gửi đến đại hội, vì như thế chẳng khác nào tôi đầu cơ ngành truyền thông Việt Nam. Tham luận triết phải mang tính khoáng đại. Dù người tôi gặp là người lao công, anh thợ hồ, hay người không biết chữ, tôi vẫn phải ghi lời của người ấy vào bài tham luận này, chỉ cần lời của người ấy có ơn ích và gây hứng thú cho cuộc tồn sinh. Về lý thuyết, mọi người đều là ký giả. Chỉ có ký giả chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Người ký giả chuyên nghiệp sẽ lọc lụa và gọt dũa câu văn giúp những người không chuyên và gửi đến hội nghị của đoàn ký giả châu Á, trong vòng 1500 chữ, tức là 3 trang A4. Mỗi câu nói của bạn nói ra đều đã là một câu văn. Mọi người đều hàng ngày viết nên bài báo của cuộc đời mình và cuộc đời của những người xung quanh. Mỗi người đều hòa vào tổng số câu văn trên toàn thể địa cầu.
Vì vậy, mỗi người dân, tìm được gì thì hãy cứ viết ra bằng đó, chứ không chờ đầy đủ mới xuất bản.
Việt Nam, ngày 27 tháng 02 năm 2020.
Tôn Phi.
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com.
Trợ lý: doanh@dslextreme.com.
Chúc mừng tolphi. Tuổi đó quá đẹp, chiều cao chỉ tính từ đầu trở lên, cụ Giáp theo google chỉ đến 1,52m.
ThíchThích
Hay
ThíchThích
thể lực yếu thì tập thể dục hàng ngày để tăng lên con ạ. Cô chưa đọc bài tham luận của con, nhưng tin con sẽ là tiếng nói của VN với quốc tế.
ThíchThích
Cháu giỏi lắm Tạm thời cứ củng là khả năng của mình Chơ o chức dự bị củng nỏ có mô
ThíchThích
Chúc mừng e
ThíchThích
Chúc mừng bạn vì sự can đảm và dấn thân.
***
Bài viết công phu nhưng theo thiển nghĩ của tôi thì có ba luận điểm bạn cần suy nghĩ và thẩm định lại.
Thứ nhất đã nói đến công lý thì phải nói đến pháp luật và thực thi pháp luật một cách nghiêm minh ngoài ý chí và tình cảm của cá nhân con người, không thể chỉ nói đến “lương tâm và trái tim khắc khoải”.
Thứ hai dân chủ, nhân quyền nói chung là một giá trị hiện đại của nhân loại, nó không thể gắn liền và vì thế không thể tìm thấy nó trong “truyền thống (cổ truyền) dân tộc ” của người Á châu hay thế giới nói chung.
Chỉ có đạo đức mới có thể gắn liền với truyền thống dân tộc.
Và cuối cùng ở Á châu nói riêng và trên thế giới nói chung các thể chế chính trị và đạo đức chưa bao giờ độc lập khỏi tôn giáo trừ các chế Cộng sản vô thần coi “tôn giáo là thuốc phiện, hay nô dịch tinh thần”
ThíchThích
Hay và chuẩn lắm!
ThíchThích