Về câu nói: Nho giáo khinh thường phụ nữ.

Viết bởi triết gia Lê Minh Tôn.

Ông Viễn Huỳnh, thầy giáo dạy tiếng Anh, có chút suy tư về triết học.

Trong bài viết: “Nọc độc từ Khổng Tử, nó càng kinh khủng, khi ông là một học giả.”, thầy giáo dạy tiếng Anh phê phán Nho giáo: <<Tại sao cũng là con rứt ruột đẻ ra, mà: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một đứa con trai thì coi là có, mười đứa con gái cũng coi là không), hay “nữ sinh ngoại tộc” (con gái sinh ra là con nhà người ta)?>>

Đối với người ngoài chuyên ngành triết học như ông Viễn Huỳnh, việc phân biệt Nho giáo và Pháp gia là điều không thể.

Cho đến nay, nguồn gốc câu văn “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” còn rất mù mờ. Người ta vẫn chưa tìm được tên tác giả nói, cho nên không thể quy cho nó là sản phẩm của Nho giáo. Nho giáo rất rõ ràng, nếu chúng ta tìm được sợi chỉ xuyên suốt, quán thông.

Làm triết học cần đến sự liên lạc giao thông. Chúng tôi “chơi” rất đẹp, để lại email và số điện thoại mong được thầy Viễn Huỳnh liên lạc và cùng nhau đi đến tận cùng chân lý, đính chính sai sót của mỗi bên, nếu có. Oan có đầu và nợ có chủ, vì được coi như là trụ cột của Nho gia tại Việt nam nên chúng tôi có nghĩa vụ phải viết bài phúc đáp này và để lại các đầu mối cho bạn đọc khám phá. Mặc dù kẻ gian báo cáo tiêu chuẩn cộng đồng để đánh sập bài này, chúng tôi phải đăng lại, không đính kèm đường link để tránh sập thêm lần nữa.

Về nữ quyền, không nơi nào bảo vệ quyền phái yếu cho bằng văn minh nông nghiệp viễn Đông. Khổng nói: “Nhất âm nhất dương chi vị đạo.” Nghĩa là, phụ nữ đứng ngang hàng với đàn ông. Không những vậy, trong câu trên ông còn đặt âm trước dương. Nho gia rất tiến bộ, nhất âm-nhất dương, một vợ một chồng, không có lộn xộn.

Thầy giáo Viễn Huỳnh còn viết: “Nho giáo dạy người đi học tôn sùng và lệ thuộc quá mức vào vai trò của người thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư)”. Sai, “nếu người nào không hỏi phải làm gì thì tôi cũng không biết phải làm gì cho hắn”. “Bất viết như chi hà, như chi hà giả, ngô mạt như chi hà dã dĩ hỹ, 不 曰 如 之 何 如 之 何 者, 吾 末 如 之 何 也 已 矣” (Luận ngữ chương XV câu số 15). Thứ đến trò phải đặt vấn đề trước, chứ không phải thầy: Câu nói này nghĩa là trò phải đặt vấn đề trước, chứ không phải thầy nhồi sọ vào trò.

Tất nhiên, không trách được nhà giáo Viễn Huỳnh, vì triết lý không phải sở trường của anh và khi viết về nó thì khó khăn trùng trùng. Chẳng hạn, trong ngũ luân của Hoa tộc, thứ mà anh mô tả, lấy đạo vua-tôi làm trung tâm cho bốn mối nhân luân còn lại. Trong khi ngũ luân của Việt tộc lấy đạo vợ chồng làm trung tâm, đạo vua-tôi như tiểu hành tinh đứng bên ngoài. Hỏi ngũ luân nào là ngũ luân của Nho giáo? Câu trả lời có ngay trong câu Khổng viết: “”quân tử chi đạo tạo đoan hồ phu phụ; cập kỳ chí giả sát hồ thiên địa” , 君 子 之 道 , 造 端 乎 夫 婦 ; 及 其 至 也 , 察 乎 天 地 ” đạo quân tử khai mào từ việc nam nữ, đến lúc cùng tột thì xét tới thiên địa. Do đó, Khổng ủng hộ ngũ luân của Việt ta, tức là ngũ luân của Nho giáo có trung tâm là đạo vợ chồng, chứ không phải trung tâm là đạo vua-tôi như nhà giáo Viễn Huỳnh xoáy vào.

Đó là về mái trường sư phạm. Về mặtchính trị, đối với Nho gia, bình thường chẳng thèm nói, còn khi quan trọng thì giết một tên hôn quân (vua tàn ác) cũng như giết một tên lê dân (dân đầu đen). “Tru bạo quốc chi quân nhược tru độc phu, 誅 暴 國 之 君 , 若 誅 獨 夫 ” (Tuân Tử chính luận). Đừng bảo Nho gia bênh cho bọn bạo chúa như thầy Viễn Huỳnh nói.

Không riêng thầy giáo Viễn Huỳnh mới chỉ tốt nghiệp đại học, nhiều người đã tốt nghiệp tiến sĩ còn chỉ trích Nho gia không thương tiếc. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, lãnh tụ đảng Việt Tân đổ mọi tội ghi sai lịch sử cho Nho thần, chắc gì người đó đã thuộc Nho gia. Ông Nguyễn Gia Kiểng, lãnh tụ Tập hợp Dân Chủ Đa Nguyên cho rằng Nho gia là nguyên nhân khiến các nước Á Đông chậm tiến, yếu về quân sự, trong khi đó một Nho gia xuất sắc là Vương Dương Minh cầm quân dẹp yên lãnh thổ rộng bằng 4 lần nước Pháp thì ông không khen. Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp chủ trang Nghiên cứu quốc tế đăng bài coi đó như là một tôn giáo (religion). Với câu nói thuộc hàng kinh điển: “Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo.”, rõ ràng Nho giáo không phải là tôn giáo mà chỉ là một đường lối triết lý giúp con người tự đào luyện (training).

Lấy uy tín lãnh tụ, học hàm, học vị, số lượng,…ra thì người đọc chói lòa mắt, tin tưởng ngay, nhưng về lâu dài những điều đó đều không thể làm chỗ dựa cho chân lý. Vì không có nghiệp đoàn xuất bản ở Việt Nam, cho nên sách viết sai cũng chẳng thu hồi, báo viết sai không thèm đính chính. Làm được gì nhau?

Các nhân vật lớn của thế kỷ XX cũng đều hiểu sai về triết Nho, gây ra tương lai tăm tối cho trăm ngàn thế hệ về sau: nhà cách mạng Tôn Trung Sơn đập đổ triết Nho và dân Trung Quốc giờ đây chịu khổ đày bởi một triết học tởm hơn triết Nho chưa biết ngày nào ra , thứ hai là nhà Khai sáng Fukuzawa Yukichi tạo ra một nước Nhật tạo ra một tổ quốc mà ngày nay thanh niên chơi búp bê, và thứ ba là văn hào Lỗ Tấn để lại một Trung Quốc mà một tỷ rưỡi dân thành một đoàn thú tranh mồi. Tất nhiên, không thể đổ lỗi cho riêng mấy người Tây học này, vì đâu đâu trên thế giới dân nào cũng chọn sai hướng đạo sư, nên thế giới bây giờ mới thành ra như thế này. Đến năm 1949, tại Honolulu, người ta mới thành thực đề cao sự cân đối của triết Nho, mà trước đó và sau này sẽ không một nền triết lý nào khác đạt được.

Lưu ý, chúng tôi (Tôn Phi) không cuồng Khổng và không hề bảo Khổng là chân lý. Nhưng ít nhất Khổng đưa ra những “công cụ” để kiểm nghiệm một thuyết có phải là chân lý hay không. Vì vậy Khổng không nhảy lên đợt tôn giáo như hai triết lý cùng lục địa khác là Lão giáo và Phật giáo đã mắc phải. Xin tri ân của Khổng Tử đã đúc kết Nho sơ khởi của Liên bang Viêm Việt bờ nam sông Dương Tử vào giai đoạn Nguyên Nho và phát triển rực rỡ cho đến ngày nay, thời nào cũng sinh ra được những anh hùng: Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim…

Hỏi, nếu Nho giáo thực sự phát xuất từ phương Nam, thì tại sao phận nữ sống trong xã hội Việt Nam lại thành ra như thế này, và chuyện của các bà các mẹ. Xin thưa, đó là tại Pháp gia, Hoa tộc. Hoa tộc ở phương Bắc phát động chiến tranh liên miên, cần nhiều nhân sự nên cần đẻ nhiều con, và do đó đàn ông bắt gặp đàn bà ở đâu thì bắt về để làm máy đẻ. Tập quán này kéo dài lâu, các ông chồng được quyền mỗi người có nhiều bà vợ. Để các bà vợ không đi tằng tịu với trai trẻ trong làng, các ông Hoa tộc đặt ra luật “nam nữ thụ thụ bất thân” và muôn vàn kiêng cữ cho người phụ nữ. Còn trong văn minh nông nghiệp của phương Nam, vì là mẫu hệ, nên không có điều này. Xin các chị em phân biệt rõ du mục (thanh giáo) ở phương Bắc và nông nghiệp (nho thuận) ở phương Nam và đổ tội cho đúng người, không đè đầu đàn ông nho sĩ chúng tôi để trả thù quá khứ.

Bạn đọc phổ thông, như chị Phạm Thị Lan Anh, vì mang sẵn trong người tâm lý ghét Hoa tộc, nên vô tình bấm nút like (thích), share (chia sẻ) bài viết của thầy Viễn Huỳnh, mặc dù chị, cũng như thầy Viễn Huỳnh, chưa ai đọc được một báo cáo khoa học về triết Nho. Tôi không nói rằng chị Lan Anh tốt hay xấu, tôi nói rằng thứ mà chị chia sẻ, tất cả chỉ là nghe nói, chứ không hề làm việc trên tư liệu gốc. Ngày mồng 8 tháng 3 chúc chị mãi xinh đẹp và yêu đời.

Làm tại Đà Lạt, ngày 08 tháng 03 năm 2020.

Ký tên: Tôn Phi

Liên lạc với tác giả thông qua trợ lý: DOANH@dslextreme.com (gặp trợ lý Nguyễn Doanh)

Advertisement

4 bình luận về “Về câu nói: Nho giáo khinh thường phụ nữ.

  1. Nều thời đại nầy mà còn “ Nhất Nam viết hữu , Thập Nữ viết vô “ là quả là cổ lỗ sĩ và lạc hẫu rồi anh hi
    Hơn nữa đối với thanh niên Nam Nữ hiện nay có cuộc sống quá thực dụng , bất chấp đạo lý thì rong nhà có MỘT NỮ , cha mẹ đã lo rồi , huống chi có đến THẬP NỮ thì chắc gia đình mệt lắm
    Tuy nhiên trong mỗi gia đinh , cha mẹ nào cũng muốn sinh con “ có nếp có tẻ “ để anh chị em chúng nó hoà hợp vui vẻ.
    Rất mong đón nhận anh .
    Chúc anh luôn khoẻ và an bình

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s