
Văn hóa Việt Nam có câu ca dao rất nổi tiếng, ai cũng thuộc:
“Con cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho.”
Hãy chú ý đến điều bất thường ở đây. Tại sao gọi là “cậu” bên nhà mẹ mà không gọi là “chú” hay “bác” bên nhà bố? Tác giả ca dao đã khéo xếp đặt như một sự cố ý chứ không phải một tình cờ. Đổ cho tình cờ là để bao biện cho sự ngu dốt.
Bài viết sau đây sẽ chứng minh về địa vị của người đàn bà trong văn hóa Việt Nam.
Trong gia đình của người Việt, nguyên thủy, thóc lúa được chứa ở trong buồng của mẹ, phòng phía Đông Nam. Do đó có thể thấy, người mẹ là người nắm mạng sống của cả gia đình.
Không những nắm quyền về tài sản, người phụ nữ Việt Nam còn nắm quyền minh triết trong xã hội.
Khoảng 200, 300 năm trở lại đây, bên Tây kêu gào dữ dội về nữ quyền, làm cho ta tưởng bên đó địa vị người đàn bà cao hơn bên ta. Bên Tây kêu về nữ quyền, giống như chỉ đến khi răng bị đâu thì mới kêu đến răng.
Vai trò của người phụ nữ là tích trữ cái của chồng chứ không phải vai trò sản xuất. Bên Tây đi sai phương pháp ngay từ buổi đầu: Người đàn bà bỏ chồng ở nhà đi làm, nghe lời con rắn, đưa quả cấm về nhà cho chồng ăn.
Bên Đông nhìn nhận vấn đề khác. Đàn bà ra khỏi nhà đi làm như bên Tây là sai phương pháp. Do đó, tổng thống Ngô Đình Diệm trả lương gấp 6-7 lần cho người đàn ông làm công sở, mục đích vợ của người đó yên tâm ở nhà chăm con. Bây giờ, chồng ở nhà, vợ đi xuất khẩu lao động sang Mã Lai,Đây gọi là “bình đẳng lao động”, đàn ông làm được cái gì thì đàn bà cũng làm được cái đó. Lúc về vợ chồng chia tay nhau, lý do thì quý vị đã biết. Do đi sai cơ cấu: chồng sản xuất, vợ tích trữ. Bên Do Thái, con gái học đến cấp 3 là cho đi học trường nữ thục. Họ giải Kinh rất đúng, không như bên Tây Âu đã giải sai.
Tất nhiên:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cầy vợ cấy con trâu đi bừa.
Mỗi người sản xuất theo khả năng của mình. Vợ không thể cày theo chồng được, vợ hợp với việc cấy mạ. Chồng phải làm việc nặng, là việc cày.
Nhiệm vụ của người đàn bà cũng không phải là đánh giặc. Hai Bà Trưng đoạt lại được quyền tự trị cho người Việt từ Hoa tộc, thì sau đó đáng lẽ hai bà phải rút lui, nhường vị trí tướng lĩnh cho đàn ông. Đằng này hai bà ôm ghế đó mãi, cho nên Mã Viện dễ dàng đàn áp đội quân đàn bà, chặt đầu hai bà đưa về Trường An.
Có người hỏi: “Những người đàn ông ở đâu? Sao lúc đó không ra giúp hai bà đánh giặc?” Thưa, quân đội của hai bà chỉ nhận nữ. Đàn ông muốn vào quân đội hai bà phải cải trang, mặc đồ đàn bà thì mới được vào. Giải nghĩa về ý nghĩa cách sử dụng hai từ âm dương. Dương là tụ lại, âm là tán ra. Do đó gọi nam là dương, nữ là âm, không phải là khinh thường phụ nữ, mà phải gọi như thế mới đúng nguyên lý. Cuộc chiến ấy, phụ nữ Việt đi sai nguyên lý, nên nước ta bị đô hộ thêm mấy trăm năm.
Đàn bà Việt Nam, được ghi trong sách Kinh Thi, làm nghề hái dâu dệt tằm. Cô ả đang hái dâu. Thấy bên đường có một anh học trò ngây thơ đi qua. Ả ta thích quá, ngừng hái dâu, bắt kéo đưa xuống ruộng. Bên Tây, con gái chờ con trai đến tán. Bên Đông, các nàng chủ động làm thẳng. Chứng tích còn ghi lại rất huy hoàng trong phần Quốc phong của Kinh Thi.
Giáo sư Nguyễn Công Lý, giảng viên cao cấp khoa văn tôi tuyên bố rõ ràng trước giảng đường đông đúc:
“Phụ nữ Việt Nam là ghê gớm nhất thế giới.”
Qủa vậy, làm gì có ở nước nào mà phụ nữ ghê gớm như Việt Nam. Con người ta đang cắp sách đi học, các chị thích anh nào thì bắt xuống hôn tới tấp.
Vì cho là dâm dật nên không giải nghĩa chương này kể cả đối với sinh viên đại học. Càng ngày, cách giải nghĩa kinh điển càng sai chệch. Vì không được giải nghĩa đúng đắn, nên các em, sau này làm cô giáo, lại than thở Trời ơi tại sao bắt tôi làm phụ nữ, chịu đủ thứ thiệt thòi. Nhà trường không đề cập đến vấn đề này, cho nên hậu quả lại càng nặng thêm.
Thực không có nơi nào nữ quyền cao như Việt Nam.
Phải đào sâu, thì mới biết được người Việt là chủ nhân của Kinh Thi chứ không phải người Hoa. Tuy nhiên số lượng những người cho rằng Nho giáo là Hoa tộc đã qua nhiều, đến độ, khi chúng tôi nói điều ngược lại thì họ lại cho là “tẩu hỏa nhập ma.”
Có người lại bảo Nho giáo sống kiếp nô tài, thấy nước loạn thì đi ẩn, chỗ nào yên ổn thì đến phò giúp, cũng chỉ cốt kiếm miếng ăn. Tác giả câu nói này giải thích sao đây với vụ Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn Nho sĩ? Vì Nho sĩ nắm quyền luân lý trong xã hội, các tầng lớp thế phiệt không đủ trình độ để cạnh tranh, cho nên giết Nho sĩ. Sau khi tầng lớp Nho sĩ chết hết rồi, thế phiệt, quân đội nắm trong tay luân lý. Vụ án gác Thạch Cừ là một ví dụ: đánh tráo Nho gia bằng các câu xen giặm của Đạo gia, Pháp gia, Hình gia…Vì vậy, dù là thạc sĩ văn chương, cũng có thể nhận định sai về Nho giáo, và tiếp tay cho những lời chửi bới nền nhân bản tâm linh này. Ngược lại, có người không biết viết đầy câu chữ Nho như bá tước Keyserling, nhưng cất công sang bờ nam sông Dương Tử sống với dân, thì lại hiểu về Nho hơn cả.
Một người ít học, dốt nát, là anh bán bún Bùi Tuấn Dương, lại đưa ra một ví dụ rất hay: vụ án trê-cóc. Ấu trùng con cá trê và nòng nọc con cóc giống hệt nhau, nên nhìn nhầm. Thà không có điều kiện học hành cao như bạn Bùi Tuấn Dương thì rất hiểu Nho, còn học hành cao chút thì lại đâm đầu đi chửi Nho. Con nòng nọc (cóc con) nhận nhầm cha là lũ trê gian giảo.
Có người bảo Nho gia chủ trương năm thê bảy thiếp. Điều này không đúng. Chiếu theo nguyên mẫu thì Nho gia một vợ một chồng. Từ “chuyết kinh” là một từ rất hay Nho gia dùng, nghĩa là cô vợ ngốc của tôi. Bây giờ từ này coi như thất truyền.
Viết tặng chị Phạm Thị Lan Anh
Viết tại Đà Lạt, ngày 12 tháng 03 năm 2020.
Liên lạc tác giả:
tonphi2021@hotmail.com
Trợ lý: tonthanck@gmail.com.
Một vợ một chồng – “chuyết kinh” là hình mẫu cho hôn nhân lý tưởng.
Nhưng để tìm đúng được một nửa của mình để ăn đời ở kiếp với nhau một cách tự tâm tự nguyện thì phương pháp thực hiện là cả một vấn đề.
Nó đòi hỏi nỗ lực và cố gắng ở cả 2 phái, đồng thời xã hội phải căn bản vứt bỏ đi những định kiến cổ hủ cực đoan. Có như vậy mới mong vừa hạnh phúc vừa sinh tồn sinh sản.. loài người chưa đến mức phải tuyệt diệt như ngày tận thế đang đến gần.
ThíchThích
Hay!
ThíchThích
Viết đầy mâu thuẫn ..!
Thứ nhất vẫn không cho rằng nho khổng khinh miệt phụ nữ : khi xã hội coi mười ngươi nữ không bằng một đàn ông , điều này xã hội VN cũng như TQ đã co bao nhiêu bi kịch có biết không ? Ngay gần đây TQ với chính sách 1con đã giết bao bé gái khi còn thai nhi có biết không ? VN và TQ đang phải đau đầu với việc thiếu phụ nữ cho vấn đề hôn nhân có biết không ?
Còn Giao chỉ thời Hai bà phụ nữ lại có quyền lực bởi vì sao biết không ? Đó chính là thời đó xứ ta chưa bị bọn phương bắc nó nô dịch nên cái tư tưởng nho khổng chưa ảnh hưởng tới xứ ta
2, việc bảo kinh thi là của người Việt là thủ dâm tinh thần khi mà chữ viết riêng cũng chẳng có , thế thì viết bẳng gì , sử thi lại càng không nhé !
3,Tự cho phụ nữ VN có bình quyền cao nhất là nói phét cho xướng mồn : khi mà không ở đâu mà nhân phẩm người phụ nữ VN bị xúc phạm như hiện nay khi mà hàng trăm ngàn cô gái trẻ vùng miền Tây phải khoe thân xác cho ba thằng xứ tàu , Hàn , Đại mua về làm vợ
Rồi tỷ lệ bé gái bị lạm dục tình dục ra tăng khủng khiếp
Đàn ông xứ này phải thấy hổ thẹn khi xã hội vẫn cổ xuý cho đức tính hy sinh , chịu thương , chịu khó của người phụ nữ VN ..?!
3 Thế câu : Trai tài thì phải năm thê , bẩy thiếp , gái chính chuyên một chồng ,
Dù chồng có chết sớm thì gắn cho cái Tiết hạnh khả phong
Tóm lại : đến thời nay rồi vẫn không nhìn thấy độc hại của nho khổng thì chán lắm … ?!
Xin đừng nguy biện và cổ xuý nó nữa anh bạn Tôn Phi ( nghe cái tên đã thấy nhiễm tàu rồi ..😁😁👍)
ThíchThích
Một chồng một vợ khởi nguồn từ sách Sáng Thế Ký trong Kinh Thánh phần Cựu Ước em trai ạ !
ThíchThích
Một chồng một vợ khởi nguồn từ sách Sáng Thế Ký trong Kinh Thánh phần Cựu Ước em trai ạ !
ThíchThích
?
ThíchThích