Mở đầu Kinh Thi là bài Thi Cưu tả cảnh chim thư cưu như sau:
Quan quan thi cưu
Tại hà chi châu
Yểu điệu thục nữ
Quân tử hảo cầu.

關雎
關 關 雎 鳩
在 河 之 洲
窈 窕 淑 女
君 子 好 逑
Dịch nghĩa:
Đôi chim thưu cưu hót họa nghe quan quan,
Ở trên cồn bên sông.
Người thục nữ u nhàn,
Phải là lứa tốt của bậc quân tử.
Quan quan kìa tiếng thư cưu
Bên cồn hót họa cùng nhau vang dầy.
U-nhàn thục-nữ thế này,
Xứng cùng quân tử sánh vầy lứa duyên.
Tản Đà -Nguyễn Khắc Hiếu chủ trương kiến giải bài này là ca ngợi về Vũ Vương và bà vợ kế. Bài Quan thư có trước, chuyện ông Vũ Vương lấy vợ lập gia đình có sau. Nói bài Quan thư kể về ông Vũ Vương, ấy là chiêu “suy tôn lãnh tụ”. Tản Đà không biết rằng mình đang làm sai. Nếu Tản Đà ca ngợi bà vợ kế với ông Vũ Vương, hỏi bà vợ đầu đi đâu? Người ta chưa từng thấy chim thư cưu sống dư cặp hay sống lẻ loi, là vì tính nó như thế. Bản văn phải sát với thực tế.
Ở đây chúng ta không nói Tản Đà là làm lợi cho Hoa tộc Hoa tộc. Nhưng Tản Đà đã giải nghĩa sai, để lại những hậu quả vô cùng lớn cho các học giả Việt và cả văn hóa Việt sau này. Câu nói của Tản Đà vô tình giúp sức cho câu nói của tỷ phú Bill Gates: Có thể chọn lại vợ/chồng nếu thấy không hợp. Bill Gates vừa là thiên tài điện toán, vừa là tỉ phú, nên ai cũng tin tưởng đó là đúng, người trẻ trên thế giới vội vàng tin theo.

Sách Thi kinh tập truyện, Khổng Tử san định, Việt Nam có ông Tạ Quang Phát, rất giỏi chữ Hán, dịch và chú giải. Giả sử bài quan thư có nói về vua Vũ Vương thì cũng là sau khi bà vợ cả đã chết, Vũ Vương lấy bà vợ hai là nàng Thái Tự. Ông Tạ Quang Phát suy đoán như sau: “Những người trong cung, lúc nàng Thái Tự mới đến, thấy nàng có đức hạnh u tịch nhàn nhã trinh chuyên, bèn làm bài thơ nầy rằng: Kìa đôi chim thư cưu nghe hót quan quan, đang ứng họa với nhau trên cồn bên sông. Người thục nữ yểu điệu nầy há không phải là bạn lứa tốt của bậc quân tử Văn Vương hay sao?“ . Ông Tạ Quang Phát cũng như các học giả đời sau thường sai ở chỗ, các cô cung nữ sức đâu mà làm bài thơ này? Nếu trình độ họ làm được bài quan thư, thì họ đã không làm cung nữ. Đổ tác giả cho các cung nữ là vì không tìm được tác giả. Kinh Thi là sáng tác tập thể của dân gian . Tất nhiên cũng không nên chê ông Tạ phán đoán sai, vì ông có quyền phán đoán. Suy đoán cần được khuyến khích, và may mắn nó có thể dẫn tới những chương trình làm việc hay.
Phân tích bài thơ như sau: bối cảnh bài thơ này nằm trong khoảng sông Trường Giang và sông Hoài. Đây là đất của dân Việt. Người Việt thời đó còn đang hát trống quân (người Hoa “bắt vợ”, không có văn hóa này). Hai bè nam nữ, được biểu tượng bằng chim thư cưu, hát đối đáp nhau. Cô gái ra đề, chàng trai phải hát được đối cô gái. Người con gái ra đề (yểu điệu thục nữ), người con trai phải cầu cho được lời giải (quân tử hảo cầu). Nếu hát được thì cô gái cho phép sang sông và hợp thân ngay trên bãi cỏ. Vì phải nghĩ ra câu văn thật hay và thật nhanh để đối lại cùng cô gái, cho nên đàn ông Việt rất giỏi văn chương, từ đó gọi là xứ “văn hiến chi bang”.
Chỉ bốn câu thơ trong bài Quan quan thư cưu, chúng tôi tái phục dựng cho bạn xem được cả một nền văn hóa. Có 300 bài như vậy trong Kinh Thi, là tài sản quốc gia vô giá, rất cần đưa vào chương trình môn văn học cổ điển và tạo ra nhân lực để làm một cuộc cách mạng về nguồn cho cả người dân trong nhà nước Viêm Việt.

Ở đây ta lưu ý đến hai điểm:
Thứ nhất, vì cô gái là người quyết định cuộc hôn nhân (người ra đề), nên vùng xảy ra bài thơ này trong văn minh mẫu hệ. Nói cách khác, bài thơ này, Kinh Thi, là của người Việt. Nếu nó xảy ra trên đất Hoa, thì chàng trai là người ra đề chứ không phải cô gái (du mục phụ hệ). Ngày nay, trên đát Việt, còn có tộc “:”bắt chồng”. Một anh to khỏe đi giữa đường, một cô miền núi thích, rủ cả nhà ra chặn giữa đường bắt về ở rể. Nhìn bằng con mắt triết, con mắt xã hội học, ta sẽ thấy, những bài đầu tiên, không rõ tác giả, trong Kinh Thi, bắt buộc phải xảy ra trên cánh đồng lúa của dân tộc Việt. Hiểu và vận dụng đúng bài thơ võ “Hiệp khách hành” lại là một người không biết chữ và không có tham vọng về võ thuật. Vì vậy người như bá tước Đức Keyserling, một người không biết chữ Nho nhiều, là người hiểu về Nho hơn cả tiến sĩ hàn lâm viện của Tàu.
Nhiều người, chắc chắn là máu Việt, bảo rằng Nho giáo với Kinh Thi là của người Tàu. Vì tin tưởng vào giáo dục sai lạc, nên vô tình tiếp tay cho xâm lăng, họ quá đông, có bằng cấp, có kinh tế, kiểm soát văn hóa, nên dân chúng hàng thế hệ không ai dám nghi ngờ. Trời ban cho ai cái này thì không ban cho họ cái kia.
Có bạn đọc cũng là nhà nghiên cứu, bảo rằng Kinh Thi chép bằng Hán tự, thì làm sao Kinh Thi là của người Việt như Văn Bút Việt Nam khẳng định được. Trả lời: Câu hát (Quốc phong) đã có trước ở bờ nam sông Dương Tử và truyền miệng. Sau này Khổng Tử chép lại lời đó (Khổng Tử san định), ký âm bằng chữ Hán. Cho nên về bản chất, Kinh Thi vẫn là của người Việt, ít nhất cũng là quá bán. Phá vách nhà thầy Khổng thì thấy còn chữ nòng nọc. Nếu không có thầy Khổng, thì có vô số bài thơ của nam thanh, nữ tú Việt Nam bỏ mất ngàn thu.
Viết tại Đà Lạt, ngày 20 tháng Ba năm 2020.
Tôn Phi.
Góp ý tác giả: tonphi2021@hotmail.com
Bài viết đã được đưa vào sách Giáo trình văn học Trung Quốc của nhà văn Tôn Phi đã phát hành trên Amazon.

Liên lạc mua sách trực tiếp tại tác giả: tonphi2021@hotmail.com.
Các trợ lý:
teacherkimngan@hotmail.com
tonthanck@gmail.com
Trân trọng cám ơn quý bạn.
Phụ lục: Ca khúc Mẹ yêu, giới thiệu sách Cùng học để giáo dục co trẻ của giáo sư Nguyễn Đình Cống.
Dạ rất hay
ThíchThích
Tôn Phi hay đấy, các tư liệu a mới biết thêm về lịch sử. Thanks Tôn Phi đã nghiên cứu và chia sẽ. Có những câu ca dao, tục ngữ mình nghe mà chưa rõ nguồn gốc tại sao nó có.
ThíchThích
Anh Teo Tran nếu có thích thú thì kết nối với bạn này nhé. Để nói về Nho giáo và chữ nòng nọc. Đặng tui có cơ hội được mở mang về “mồ cha mả tổ” đặng khỏi phải khóc búi bòng bong! Ahihi
ThíchThích
Bài viết khá kì công và có những dẫn liệu tốt! Có một số nhận định cần thời gian kiểm chứng!
ThíchThích
Lập luận vững chắc, đáng tin cậy. Cảm ơn nhiều. NVN
ThíchThích
Bài Thơ: Quan quan Thư/ Cưu
Góp vài ý về mấy câu: Quan quan Thư / Cưu ( hình thức Ca dao )
Văn Hoá của chủng Việt là Văn hóa trử Tình,khác với Văn Hoa tộc lại nặng về Lý
Quan quan Thư / Cưu diễn tả cặp Gái Trai tán tỉnh nhau một cách công khai, bài thơ mang hình thức Ca dao trử tình, do dân gian sáng tác , không giống như thơ niêm luật của Hoa tộc, ý chính là Dân gian viết sách ( Ca dao tục ngữ, truyện cổ tích )
Bài thơ được trưng lên để nói lên sự khác nhau giữa hai nền Văn Hoá Hoa / Việt.
Nền Văn Hóa Hoa tộc đặt tên Nguyên lý Cha trọng Lý hơn Tình ( Hiên Viên là lãnh tụ Du mục . . . ), còn Văn Hoá Việt lại đặt trên Nguyên Lý Mẹ ( Mẹ u Cơ.. . ) , năng Tình hơn Lý, do đó sự quan hệ giữa Nam và Nữ rất khác nhau.,Nữ nôi / Nam ngoại, Nữ là Nội tướng Nam là ngọại Vương.
Bên Hoa tộc thi Nam /Nữ hữu biệt, Nam Nữ thụ thụ bất thân, vai trò đàn bà rất thấp với cảnh đa thê. chồng Chúa Vợ Tôi, về hôn thú thì môn đăng hộ đối với nhiều tục lệ rườm rà. Gái Tai tự ý ve nhau thì cho là bất chính lăng loàn . .
Còn bên chung Việt thì ngược lại, thưòng thì rất phóng khoáng , Gái /Trai ve nhau một cách công khai, con Gái lớn lúc nào trong bọc cũng mang theo Trầu cau , khi gặp Trai ưng ý là đem trầu cau ra ve thẳng, chứ không bóng gió xa xôi : Anh ơi ! ăn một miếng trầu. . . Trầu này trầu Tính Tính trầu Tình, trầu Nhân trầu Nghĩa trầu Mình với Ta.
Trong tục hát Trống Quân , có hai bè Nam Nữ: Bè Nữ bên Nữ thì trên Núi đi xuống, còn bên Nam thì dưói Sông đi lên ( Huyền thọai Tiên Rồng ) ,khi gặp nhau thì Ca hát đối đáp Tình Lý trực tiếp với nhau, cặp nào ưng nhau thì đem nhau hợp thân trên bãi cỏ hay trong lùm cây, sau đó nếu có mang thì cưới nhau, nếu chưa thì lần khác lại đi ve nhau như thế .
Ngoài ra còn có tục hát Quan họ Bắc Ninh,hai bè Liền Anh, Liền Chị cũng hát đối đáp với nhau, trong mỗi phe đều có người giỏi Văn Thơ giúp sáng tác câu hát ứng đối ngay với nhau rất tài tình,
Thời cụ Phan Bội Châu còn có tục hát hàng Vải ( con Gái dệt vải ), ở Nghệ Tĩnh có hát Ví, hát Dặm giữa hai bè Nam Nữ nơi công cọng, trong những đêm trăng sáng, có khi trong dịp ngập lụt, ban đêm Trai Gái chèo Nốc ( ghe nhỏ đan bằngTre ) trên nước lụt ca hát ve nhau.
Cuộc ve nhau của Gái Trai một cách công khai, nhiều khi xóm làng còn tổ chúc hội hè đình dám cho Gái Trai ve nhau . Còn bên Hoa tộc thi mối manh phiền phức lắm, nào môn đăng hộ đối cùng với nhiều tục lễ rườm rà , nhiều cặp Nam Nữ yêu nhau mà không thể lấy nhau ,Cha Mẹ đặt đâu thì con ngồi đấy!
Còn hai câu thơ trên ( của T.g. Kim Định ? ) xem ra hay hơn
Phượng Hoàng cắt cánh bỏ đi (chứ không bay vút lên cao làm mất ý nghĩa )
Rước loai Bìm bịp đem về chăm nuôi
Ý chính là so so sánh giữa hai nền Văn Hóa, môt bên thì như chim Phượng Hoàng bay bổng trên trời cao, một bên thì như chim Bìm bịp cứ luẩn quân quanh lùm cây.
ThíchThích
Thank you! I will read and see I can turn it into something for the ND – on the light side of things – we can’t go on doing serious stuff without some laugh…
ThíchThích
Cảm ơn anh Tôn Phi. Tôi rất hoan nghênh những phân tích của anh trong bài “Quan quan Thư cưu…”. Nói như Hà Hăn Thùy, phải viết lại nhiều thứ, không chỉ lịch sử mà văn hóa và nhiều lĩnh vực khác, kể cả nhân chủng học…. cũng vậy. Danh xưng chữ Hán, rồi Hán Việt rất là vớ vẩn, nhưng nói mãi, viết mãi thành quen, kể cả những bậc túc nho xưa soạn ra “từ điển” hay “tự điển” cũng nói thế, giải thích thế. Không chỉ 1 thế hệ mà rất nhiều thế hệ bị chìm đắm trong cái chum Hán học rồi thành Hán nô luôn. Thực tế thì bọn tàu đã tôn xưng dân tộc Hán như là một dân tộc thượng đẳng từ thời Tây Hán, nhưng có lẽ phải đến thời Tôn Trung Sơn, đặc biệt đến thời cộng sản thì bọn họ mới “Chính trị hóa” hay “cộng sản hóa” chuyện Hán hay không Hán ở nước tàu một cách triệt để. Không có một cơ sở dân tộc học, dân số học nào có thể khẳng định được từ thời Lưu Bang cho đến năm 2000, một dúm người tộc Hán ấy đã phát triển và chiếm 82% dân số TQ? Cả trên Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông…. “đều Hán là chính” thì chỉ là chuyện khôi hài. Mà người Hán lấy đâu ra truyền thống văn hóa được tích hợp từ nền văn minh lúa nước? Không chỉ có Kinh thi mà ngay Kinh kịch cũng đâu phải của dân du mục! Các nhà ngôn ngữ học không biết kết luận ra sao chứ theo tôi, không một người tàu nào, dù là thánh thi có thể làm được Truyện Kiều, chỉ vì ngôn ngữ ấy không thể có thơ Lục bát. Các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học VN cứ tiêu hóa hết những thứ lý luận bậy bạ ấy của tàu để làm tê liệt và suy kiệt hệ thống tư duy văn hóa, đặc biệt là Triết gốc của dân tộc Việt. Buồn thay! Cần lắm những người như các anh để chí ít cũng gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh con cháu mình và tiếp lửa cho thế hệ mới để “đổi vận” theo đúng luật trời đất và vận nước. Vài lời nông cạn thế. Chúc anh khỏe.
ThíchThích
bai viet hay do dong huong
ThíchThích