Ơn ích của một nền triết lý trung tính.

Đôi bạn cùng đọc sách tại tòa nhà Mapletree, quận 7, Sài Gòn.

Khi đánh nhau, thường phải có trọng tài. Nếu bạn đánh nhau với người khác mà không có trọng tài thì bạn đang gặp nguy hiểm, vì đối thủ của bạn dám dùng thủ đoạn, còn bạn thì không. Có trọng tài nó còn sợ, không hãm hại bạn. Khi không có trọng tài, xác suất chết của bạn khá là cao, nếu bạn lương thiện.

Trong sân chơi tư tưởng cũng vậy. Ở Đông Á, trọng tài tư tưởng là Nho gia. Tinh hoa tư tưởng đúc kết trong sách Trung Dung (trung thành với Thường Hằng để bao bọc hết cả mọi người trong thiên hạ).

Mục sư Tin Lành James Legge, đọc kinh Xuân Thu nhưng không hiểu, viết: “It’s he who leads them that causes them to er and has destroyed the way of their path” ( Legge trang 51).

Dịch nghĩa: “Ông Khổng đã có thể dẫn dắt Đông Phương. Nhưng chính sự dẫn dắt đó đã phá mất đường chính thật của họ.”

Mục sư Tin Lành tức là thầy tế lễ trong đạo Tin Lành. Có nhiều giáo phái thờ Chúa Giê-su (dưới tên gì thì ta chưa đề cập), tin vào Kinh Thánh Cựu Ước và Tân ước (cả thảy 66 cuốn). Tin Lành (của Martin Luther) là phái đầu tiên tách ra, ly khai, giáo lý khác với giáo lý của phái Công giáo Roma lúc ấy đang đóng vai trò “lý trưởng”.


Khi mục sư tin lành James Legge đuổi ông Khổng ra khỏi sân, thì ông James Legge gặp phải các đối thủ. Và lúc này không ai bênh vực James Legge. Các nhà truyền giáo Tin Lành bị các đảng phái chính trị sát hại tại Trung Hoa. Vì sao? Vì họ đã đuổi ông Khổng đi rồi, không ai can ngăn khi có mâu thuẫn phe phái.


Tôi có mấy người bạn. Họ chửi Khổng là ủng hộ “Quân xử thần tử thần bất tử bất trung.” Tôi hỏi họ: Tôi chưa nói câu này đúng hay sai. Nhưng bạn thấy ông Khổng nói câu này lúc nào? Họ không trả lời được. Không trả lời được, sao bảo câu này là do ông Khổng nói?

Các nhà truyền giáo Tin Lành nói riêng, và Cơ-đốc nói chung, khi sang Đông phương, thấy dân chúng nặng lòng với Khổng Tử, thì lập mưu đuổi Khổng ra khỏi lòng họ, đặng nhét cho được Chúa Giê-su vào. Sai lầm trong chiến thuật giáo khoa của họ là nghĩ rằng ông Khổng đối địch với Đức Giê-su. Trong khi Khổng chỉ là một nhà sư phạm, không phải là một giáo chủ, để cho họ ghen tỵ đến mức ấy. Tôi không nói mọi phái Tin Lành đều tham gia vào sai lầm đó.

Cuộc đời này cần có một triết lý trung tính như triết Khổng. Bài này chưa xét triết Khổng (gọi cho đúng phải là triết Việt Nho) xuất phát ở đâu, đem lại lòng tự tôn cho dân tộc nào. Bài này xét triết Khổng và ơn ích của nó đối với cuộc đời nói chung.

Đưa một người bị giam cầm 8 năm trong cũi trong hang ra ngoài sáng, mình phải cho bạn ấy một cái khăn để che mắt. Nếu lôi bạn ấy ra ngoài sáng ngay thì đó không phải là giải phóng mà là làm mù đôi mắt của bạn đó.

Vì vậy, tuy là một tín đồ Cơ-đốc, nhưng tôi phải kịch liệt bảo vệ ông Khổng, bảo vệ Nho gia, bằng các cứ liệu khoa học, làm việc trên văn bản gốc.

Có một mục sư Tin lành bảo là tôi viết đúng.

“Em viết khá, không ngờ thư sinh như em mà lao vào lãnh vực triết ta gai gốc!”

Nhưng ông cũng không dám đứng ra bênh vực tôi. Ông chỉ dám nhắn tin riêng, rằng: “Em có cái quí nhất mà anh không có : giàu có quĩ thời gian vì trẻ tuổi. Do vậy tiền đồ của em ở phía trước tươi sáng.”

Viết tặng một người bạn theo đạo Tin Lành.
 

Bạn này nhờ tôi cải chính cho bạn đọc của tôi rằng: “Cơ Đốc Giáo  không phải bằng Công Giáo. Cơ Đốc Giáo nói chung chia ra hàng ngàn niềm tin khác nhau nữa, trong đó có nhiều nhóm vẫn hoà hợp được với nhau, nhưng nhiều nhóm thì coi nhau là tà đạo. còn nhiều điều luật khác do giáo hội viết ra trái Kinh Thánh được đưa vào luật giá trị còn cao hơn Kinh Thánh, cho nên nhiều người tin Chúa Jesus cũng cho rằng đó là sai trật, là tà đạo, v..v..”

 

Đà Lạt, Ngày 27 tháng 03 năm 2020.

Tôn Phi.
Liên lạc góp ý: tonphi2021@hotmail.com 

Trợ lý: doanh@dslextreme.com.

2 bình luận về “Ơn ích của một nền triết lý trung tính.

    1. khi sống theo chồng chồng chết theo con trai ..là coi thường đàn bà ,coi thường người mẹ mẹ
      trai năm thê bẩy thiếp gái chính chuyên một chồng ..ủng hộ sự phóng túng tình dục đàn ông .khắc nghiệt với đàn bà goá
      làm nhà tư tưởng lớn giữ đ̣ịa vị tướng quốc mà nước không hùng mạnh là chỉ lý thuyết xuông .. thức hành kém
      là đàn ông tôi coi thường khổng tử đeo bám công danh ..
      .mạnh tử thì khác hẳn vi ông ta chủ trương dân vi quí quân vi khinh
      nhà cầm quyền coi trọng khổng tử vì chỉ mong dân trung với vua u mê liều chết vì mình dù mình sống vô lương
      cũng vậy quốc gia biết coi trọng mạnh tử …thì lễ giáo vẫn đủ ..trung với quốc gia dân tốc biết lặt chính thề độc tài đòi no âm cho dân

      Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s