Bố Già (God Father): Phân tích vụ án giết người của Vito Corleone.

Trong những ngày này, người ta nhớ nhiều về tiểu thuyết Bố già của nhà văn Ý Mario Puzo. Trong tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim ấy, nhân vật đời đầu là Vito Corleone (phiên âm tiếng Việt là Vítô Cọtlêônné), nghĩa là Vito đến từ đảo Corle. Cuốn sách của Mario Puzzo (spelling?) và cuốn phim nầy làm cho nhiều thế hệ rất thích thú, hấp dẫn và có phần mê hoặc về đời sống của nhóm Mafia cho đến ngay cả một số trong thế hệ lớn lên bây giờ.

Chuyện kể về đám dân châu Âu di cư sang Mỹ. Trong đó có cậu bé Vito Corleone một mình sang Mỹ, 9 tuổi. Cậu chạy trốn sự truy đuổi của một trùm maphia Ý, người đã giết cha, anh trai, rồi đến cả mẹ cậu.

Vito Corleone, 9 tuổi, lúc chạy nạn từ Ý sang Mỹ.
Vito Corleone, 9 tuổi, lúc chạy nạn từ Ý sang Mỹ.

Cậu bé Vito Corleone lấy vợ từ năm 15 tuổi. Lúc thanh niên, cậu vào làm trong một hiệu bánh. Trùm bảo kê đến thăm cửa hàng, bắt chủ tiệm bánh phải nộp phí bảo kê.

Tên trùm bảo với chủ tiệm bánh, rằng phải đuổi việc người thợ bánh Vito Corleone, để nhường chỗ cho một đứa cháu của tên trùm đang thất nghiệp.

Người thợ làm bánh Vito Corleone (lúc đã kết hôn).
Người thợ làm bánh Vito Corleone (lúc đã kết hôn).

Chủ tiệm bánh nói với Vito. Cậu nói rằng rất thông cảm với chủ tiệm. Chủ tiệm và người thợ ôm nhau khóc. Chủ tiệm thương Vito phải nuôi vợ con, nên đùm một bọc bánh cho Vito mang về cho vợ. Vito bảo rằng cậu không nhận được.

Có một lần, Vito đi chơi với Clemenza. Clemenza là tay trộm chuyên nghiệp, vào nhà ai chỉ cần thọc que kẽm vào cửa (cửa hồi ấy còn đơn giản) thì vào được ngay. Clemenze đưa Vito cùng vào một nhà giàu, và cả hai ăn trộm một chiếc thảm quý giá của nhà giàu ấy, đưa về cho vợ của Vito.

Tên trùm bảo kê biết được việc đó. Hắn yêu cầu Vito đưa cho hắn 200 usd , nếu không sẽ báo với cảnh sát, và cảnh sát sẽ bỏ tù Vito. Vito đã giết tên bảo kê. Vì hai lần uất ức:

Một lần, bị đuổi việc ở tiệm bánh để nhường chỗ cho đứa cháu tên bảo kê. Vito thất nghiệp, lấy gì để nuôi vợ? Cậu vẫn tỏ ra điềm đạm, nhưng trong lòng đã ghét tên bảo kê ấy đến mức cực độ. Chỉ có điều cậu vẫn cứ nhịn nhục.

Lần thứ hai, bị đe dọa phải nộp, nếu không sẽ báo cảnh sát.

Vito đã cho tên bảo kê mấy phát súng, kết liễu cuộc đời. Ai đã lấy mất nhân phẩm của Vito? Chúa Trời, tên trùm bảo kê, hay chính cậu? Vito trông thấy cha, anh trai, mẹ của cậu bị giết từ khi còn quá nhỏ. Vì vậy, khi lớn lên, cậu bé không còn tin vào công lý nữa.

Có nhiều người nói rằng không có Chúa Trời. Vì nếu có Chúa Trời, tại sao bọn chó má thì sống dai thế, và những người thiện lương thì bị chúng đè đầu cưỡi cổ, trong thời gian dài như thế? Nếu để bọn chúng hoành hành lâu, thì há chẳng phải những người thiện lương cũng phải hy sinh tấm lòng lương thiện của mình đi để mà sống hay sao? Nghịch lý này dai dẳng suốt hàng ngàn năm qua. Ai hay coi phim Trung Quốc sẽ thấy, các bà vợ ôm xác chồng và chửi: “Cao Xanh có mắt như mù.” (Các khoa triết trong giảng đường đại học phải giải quyết được câu hỏi này, nếu không cuộc sống của dân chúng sẽ trở thành vô hồn, vô hướng. Triết lý là gì nếu không phải là giúp nhau kéo con người ra khỏi trạng thái vong thân. Cuộc đời là một cuộc chiến- La vie c’est un combat.)

Tất cả người dân trong khu phố, không nói ra, nhưng ai nấy đều cám ơn  Vito Corleone đã giết tên bảo kê. Vì nếu y không chết, thì tất cả mọi người phải chấp nhận hy sinh nhân cách của mình. Sưu cao thuế nặng, ai mà sống được? Bán nhân phẩm của mình đi mà nộp thuế bảo kê.

Cảnh sát Mỹ thừa biết Vito Corleone đã giết tên bảo kê. Tại sao cảnh sát Mỹ lại không truy tố ông? Trên đời này, không có gì giấu được. Nhất là, án giết người thì chắc chắn sẽ lòi ra. Vì hai lý do:

Thứ nhất, người Mỹ trắng cũng chỉ là cướp và giết trên đất người da đỏ. Mật vụ Mỹ, có đứa nói thẳng: Đây không phải là cuộc chiến giữa thiện và ác. Đây là cuộc chiến giữa kẻ yếu và kẻ mạnh. Nếu cảnh sát Mỹ trắng bỏ tù Corleone thì cũng chỉ là một bọn cướp giết một bọn cướp.

Thứ hai, người Mỹ trắng muốn Vito Corleone làm ông trùm mới của khu phố. Vì Vito Corleone không bao giờ đi giục tiền bảo kê, không đòi hỏi, hạch sách các hộ kinh doanh trong khu phố. Mà, các hộ kinh doanh thấy Vito đi ngoài đường thì chạy ra kéo tay Vito, mời Vito vào tiệm và gói bánh nhét vào tay Vito. Vito đòi trả tiền nhưng các chủ hàng rong bảo là không lấy tiền. Họ ngưỡng mộ ông.

Biệt danh GodFather của Vito Corleone có ý nghĩa gì và lấy ở đâu ra? Tôi đọc nhiều sách nhưng chưa thấy ai phân tích kỹ. Vì vậy, tôi viết bài này để đưa ra một số dự đoán, giúp bạn đọc trông thấy được một số khía cạnh của vấn đề.

Trong niềm tin của người Ý, Thượng Đế- Thiên Chúa của họ bảo trợ cho công việc của họ. Niềm tin ấy đúng hay sai thì ta chưa xét. Godfather- Viết dính liền, không thể tách rời thành hai từ [God+Father]. Godfather/Godmother-trong đạo Công giáo, khi một đức bé sinh ra, nhận nghi thức thanh tẩy, phép rửa tội (Baptism), có một người đỡ đầu-Bố/Cha đỡ đầu- bên nam, gọi là Godfather; Mẹ đỡ đầu bên gái, gọi là Godmother. Vậy, cũng có thể diễn dịch khi tách rời từ Godfather ra làm hai (God-Father).

Vito Corleone thực sự là một người cha của khu phố. Vito Corleone chỉ biết có vợ mình, không lằng nhằng với đàn bà con gái trẻ, mặc dù có thừa cơ hội. Ông và vợ kết hôn với nhau từ năm 15 tuổi, cùng nhau nuôi 4 đứa con khôn lớn. Là một tấm gương chung thủy mẫu mực cho mọi người, vì thế Vito được cả khu phố gọi là Father (cha).

H3257-L45061914.jpg

Vito có nuôi một đứa con nuôi, nó có bằng đại học, thừa khả năng ra làm ngoài, nhưng cậu bé chỉ muốn ở lại làm cho cha nuôi.

Ngoài ra, Vito còn thu nhận một số đứa đi lang thang cơ nhỡ ngoài đường, cho ăn học tử tế thành người. Cả khu phố gọi ông là father, kể cả mấy đứa em chỉ sinh sau ông mấy năm..

Thứ hai, tại sao người ta gọi ông là godfather. Vì ông đã tiến rất xa trong triết lý, làm chỗ dựa, nơi tư vấn, giải đáp thắc mắc cho biết bao con người. Có những câu hỏi của ông nằm ở tầm triết lý nhân sinh cao viễn:

“Tại sao không thể là bạn mà cứ nhất thiết phải là kẻ thù?”

Ông bảo vệ cho nhân phẩm của những người trong khu chợ. Mấy tay cảnh sát Mỹ và băng đảng làng nhàng không dám động đến những người dân trong phố, vì Vito Corleone được giới thượng nghị sĩ Mỹ, lẫn các thẩm phán, tòa án ngưỡng mộ.

Anh Đức, một người dân tôi đến nhà gặp, nói với tôi rằng: Trên đời có 4 loại ác. Ác thứ nhất là ông thầy tu. Ác thứ hai là bác sĩ (y sĩ). Ác thứ ba là cô giáo. Ác thứ tư là tòa án. Xã hội đen, giang hồ và đĩ điếm, công an, bộ đội không có tên trong danh sách ác này .

Bi kịch của Vito Corleone: Trong 4 đứa con, 3 trai một gái.  Ông yêu nhất là Michael, (Mike), đứa út trong tiểu thuyết (trong phim thì là đứa thứ ba, út là gái). Ông định truyền lại cơ ngơi của gia đình mafia cho cậu con trai cả Sonny, mẫu người đánh đấm, và Fredo. Về phần Michael, ông muốn con trai trở thành thượng nghị sĩ. Cậu bé đang học trường đại học thì chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Cậu đăng tên đi lính. Trở về từ cuộc chiến, người hùng sắp cưới vợ thì mâu thuẫn giữa các băng đảng xảy ra. Để rồi, cuối cùng, cậu Michael lại phải cầm đầu (lãnh đạo) gia đình Corleone. Số phận như con đỉa đeo bám con người. Đứa con trai mà Vito yêu nhất, muốn cho nó thoát khỏi nghề mafia, cuối cùng lại là đứa dính sâu vào con đường ấy nhất, gánh hết tội nghiệt của nhà Vito.

Dường như bố già Vito cũng đoán trước được điều này. Cho nên, trong các tranh vẽ hay ảnh chụp, người diễn viên vào vai này luôn luôn khuôn mặt âu sầu.  Ai đã giết người một lần, cả đời sẽ không ngủ được. Sau khi Ca-in giết A-bên thì: “Ngươi đã làm điều chi vậy? Tiếng của máu em ngươi từ dưới đất kêu thấu đến ta.” Như ta thấy Vito Corleone, mặt mũi ảm đạm, khổ đau phiền não.

Vito Corleone.
Vito Corleone.

Câu nói “Tại sao không thể là bạn mà cứ nhất thiết phải là kẻ thù?” của ông có nghĩa là, nếu được quay lại hồi đó, ông sẽ không giết tên trùm bảo kê. Giết người thì vào địa ngục. Kẻ nào giết người, kẻ ấy sẽ bị xử tử. Vito Corleone, con chiên ngoan đạo, biết rất rõ điều này. Có hai tội không được tha:

  • Một là tội giết người.
  • Hai là tội ngoại tình, khi ta đã có vợ rồi, và vợ ta đáp ứng được cho ta, nhưng ta lại trốn vợ đi nằm với người đàn bà khác.

Vito Corleone dạy con cái rất kỹ. Có thể làm bất kỳ việc gì, trừ hai việc: Một là giết người, hai là ngoại tình. Đứa con trai đầu là Sonny phạm cả hai.

Tôi đọc tiểu thuyết năm 2012 (19 tuổi), và xem phim chuyển thể từ tiểu thuyết năm 2020 (27 tuổi). Mỗi lần một cảm xúc, và hàng ngày suy nghĩ nhiều về nó.

So sánh bộ phim đoạt giải Oscar. Bố già cỡ tương đương với Titanic. Bố già mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc hơn. Titanic nói về tình yêu đôi lứa. Bố gìa nói về ý nghĩa nhân sinh.

Nếu viết về “Godfather”, phải viết 500-1000 trang…

Ngày 05 tháng 04 năm 2020.

Liên lạc tác giả:

tonphi2021@hotmail.com

Trợ lý: doanh@dslextreme.com (gặp ký giả Nguyễn Kinh Doanh).

Viết tặng một người bạn đang sống ở Hàn Quốc.

Viết tặng cô giáo dạy văn Lê Thị Hồng Thuận.

Mời các bạn nghe nhạc nền phim Bố già.

1 bình luận về “Bố Già (God Father): Phân tích vụ án giết người của Vito Corleone.

  1. Rieng Phan tich Mafia Vito thi khong co gi noi

    Chi Phan tich dang Cong san khong bi troi tru dat diet
    mot thang mot chuc vu nho nhung song trong nhung lua, an nha hang buoi sang 5 sao, toi an dinner , phong ngu hang sang,
    di may bay hang nhat, choi golf member , gay ra benh Corona lan rong , Ve ngu voi vo be
    Con biet do la ai roi,
    Phan tich ve thang do thi con vao tu
    Nguyen quoc Thuan thi phai
    Vai hang cho con vui.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s