
tonphi2021@gmail.com
Tiếp theo kỳ trước, hôm nay chúng tôi phân tích về gia đình Corleone. Thế hệ thứ nhất, ông bố Vito Corleone di cư từ Ý sang Mỹ. Thế hệ thứ hai, cậu con trai thứ ba (trong nguyên tác thì là con thứ út), Michael Corleone, cậu con trai này rất đặc biệt. Giới phê bình gọi Michael Corleone là tragic hero, bi kịch anh hùng. Không như hai người anh lớn sống với bố lúc bố thuở hàn vi, Mike sống với bố khi bố mẹ đã giàu có. Cậu được cả gia đình ưu tiên cho hưởng nền giáo dục Mỹ. Nói chung mọi thứ được sửa soạn sẵn để Mike làm một trí thức giàu có trong xã hội. Bỗng tai họa ập xuống. Lúc ông bố Vito Corleone bị ám sát hụt, các anh trai đưa Michael ra điều đình với phe địch, cũng là một băng xã hội đen khác . Các anh em sắp xếp để Michael trả thù cho bố. Trong bữa ăn tối với ông cảnh sát trưởng New York và tên trùm buôn ma túy ám sát hụt bố mình, Michael rút súng ra bắn chết cả hai. Sau vụ đó, Michael phải rời Mỹ ngay lập tức và đi trốn. Trốn ở đâu an toàn nhất? Các anh em đưa cậu rời Mỹ, về lại đảo Sicily bên Ý, nơi các tay chân của bố đợi sẵn để bao bọc cậu. Các anh ở lại Mỹ, chăm sóc cho bố.
Đây là gương mặt của người cha Vito Corleone khi nghe các con lớn báo tin thằng con nhỏ là Michael Corleone giết cảnh sát trưởng New York:

Hai thằng con đầu cũng giết người, ông có nói gì đâu. Thằng con thứ ba giết người, ông lắc đầu ngao ngán. Tại sao ông bố lại muộn phiền như vậy?
Thứ nhất, tìm về nguyên ủy vấn đề. Trong 4 đứa con, Michael là đứa được ông bố đặt nhiều kỳ vọng nhất. Mặt mũi thanh tú, thư sinh. Khi đứa con trai đi học đại học, ông tưởng đã xong. Ông trùm xã hội đen Mỹ không muốn con trai tiếp tục con đường của mình, ông muốn nó thành một thượng nghị sỹ. Đời thường xảy ra điều mà ta sợ. Nó vẫn lại tiếp tục nghề mà phải giết người, nghề mà ông muốn nó tránh khỏi, như vết xe đổ của cuộc đời ông.
Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Cậu sinh viên đăng ký đi lính. Năm 1945, Mike, người hùng trở về từ cuộc chiến dắt theo cô bạn gái tên là Kay (viết tắt của Catherine) dự đám cưới của cô em út tên là Connie. Chồng của Connie, tên là Carlo, phản bội gia đình Corleone. Michael đứng trước lựa chọn khó khăn: nếu không giết Carlo thì không thắt chặt được kỷ luật trong gia đình Corleone. Còn nếu giết Carlo, thì đây là trường hợp anh vợ giết chết em rể. Lúc này ông bố đã chết. Mike quyết định giết thằng em rể thật. Cô em gái Connie căm hờn ông anh Michael suốt những năm sau đó. Cô cố tình sống như con đĩ, mục đích là để cho anh trông thấy, để khiến anh dằn vặt, đau lòng, để trả thù ông anh Michael đã giết chồng của cô.
Lúc trốn ở Ý, Michael đi đâu cũng có 2 cận vệ. Trong một lần đi chơi trên cánh đồng, 3 chàng trai trông thấy một toán các cô gái đang đi hái hoa. Trong lần đó, Michael trông thấy một cô gái thật đẹp, mặc áo tím. Cậu hỏi ra nhà cô gái, và đến nói chuyện với ông bố cô gái. Tên cô gái là Appolonia Đám cưới tổ chức sau đó. (Vậy thì Kay ở Mỹ thì sao?) Michael và Apolonia sống được với nhau hạnh phúc. Một lần, lúc cô vợ nổ ga để lái xe, thì chiếc xe nổ tung. Kẻ thù đã lần ra nơi ở của Michael, và mua chuộc 1 trong 2 tên cận vệ, đặt bom trong xe để giết cậu. Chẳng may, không giết được Mike mà giết phải cô vợ. Đây có thể được coi là bi kịch lớn trong đời Michael.
Michael rời Ý về lại Mỹ, tìm lại Kay. Kay đang dạy trẻ trong trường tiểu học. Michael và Kay sau đó kết hôn. Michael hứa với Kay rằng, 4 năm nữa, nhà Corleone sẽ trở nên hoàn toàn hợp pháp. Những năm sau, anh không hoàn thành được lời hứa đó. Kay thì rất nhẫn nhịn một gia đình chồng mà ai làm dâu cũng nơm nớp sợ bị bắn. Nhưng anh hùng thì phải đi bước tịch liêu. Michael càng ngày càng khó ra hợp pháp, tức là phải thất hứa với Kay. Michael vào phòng, vợ nằm trên giường, chuẩn bị đi ngủ thì súng nổ hai bên cửa sổ. Cả đời Kay làm vợ Michael trong bất an, sợ hãi. Cô quyết định bỏ Mike.
Vì vậy, Kay phá thai, đứa con trai của Michael. Cô nói với Michael rằng, cô làm như vậy, vì biết chắc chắn truyền thống Sicily-nguyên quán của gia đình Michael-không chấp nhận chuyện này. Michael tát cho Kay hai cái trời giáng. Chỉ có cô giáo mới dám phá thai, dân thường không dám. Hai người chia tay. Sau này, có lần Kay về thăm các con. Michael đuổi cô về.
Sau này, Michael không kết hôn nữa. Có lẽ anh chiêm nghiệm nhiều về số phận. Người vợ thứ nhất thì bị đánh bom chết. Người vợ thứ hai thì bỏ đi. Nếu anh có lấy vợ thứ ba nữa thì cũng như vậy. Cho nên, Michael không kết hôn thêm, sống vậy đến hết đời.
So sánh về hai đời xã hội đen Mỹ, thế hệ bố và thế hệ con. Ông bố Vito và cậu con Michael, ai giỏi hơn ai? Ông bố thông minh hơn. Ông bố duy trì được một nền thống nhất tinh thần trong tổ chức của mình, và hài hòa với những người sống xung quanh. Cậu con trai Michael giải quyết được nhiều mâu thuẫn. nhưng hễ chặt được đầu một mâu thuẫn này lại nảy ra hai mâu thuẫn khác. Vì vậy cuộc đời cậu chỉ là chữa những đám cháy liên tiếp, không có điểm dừng. Lúc ông bố còn lãnh đạo gia đình thì không xảy ra những đám cháy. Từ một cậu sinh viên đẹp trai phong nhã, trở thành bố già của đám sát thủ giết người dứt điểm nhanh gọn lẹ, hành trình chỉ có chục năm chưa đầy. Ai nấy đều thương cho Michael.
Người nhát gan thường thích xem phim kinh dị (phim ma). Người hiền lành thì thích xem phim xã hội đen. Xã hội đen Ý tổ chức chặt chẽ nhất. Quản trị một tổ chức xã hội đen là cả một khoa học. ‘’Khoa học, là cái người cha dạy con. Kỹ thuật, là cái con dạy cha ‘’ ( La science, c’est ce que le père enseigne à son fils. La technologie, c’est ce que le fils enseigne à son père )- Michel Serres, triết gia Pháp mới qua đời viết. Con cái đời sau thường giỏi kỹ thuật và mấy tài lẻ hơn ông cha, nhưng triết lý và tư tưởng không đặc sặc bằng thế hệ đi trước. Vì cậu con Mike không có khoa học quản trị nên tổ chức của gia đình dần đi vào bế tắc.
Khi viết bài phân tích gia đình bố già Corleone, tôi tình cờ nhận được thư từ một ông giáo sư luật người Mỹ gốc Việt. Ông đã học về sân khấu và điện ảnh tại New York City (1983) , đã xem nhiều lần phim “Godfather” nhiều lần, được phân tích, đánh giá rất sâu do một giáo sư uyên bác về sân khấu và điện ảnh (Hofstra University/New York University), đã sống tại New York City gần 7 năm, đọc, nghe, thấy không biết bao sự kiện liên quan đến hoạt động của Mafia tại New York City; đã đối đầu nhiều với giới Mafia; đã đi ngang qua lại nhiều lần trong đặc khu Mafia, và theo dõi khá nhiều những vụ án liên quan đến trùm Mafia thực sự, và đã sống rất gần với những vụ thanh toán giữa những bộ tộc Mafia tại NYC; cụ thể là vụ ám sát bố già Paul Gambino, do đệ tử của John Gotti…Đồng ý rằng câu chuyện Godfather xoay quanh bố con Vito Corleone và Michael Corleone là hư cấu, nhưng nó phải được xây dựng trên nền tảng một câu chuyện có thật, phần thêm thắt là nhành lá của văn chương.
Nói chung, sau 7 năm sống và hụp lặn trong thế giới huyền bí của New York City, ông khám phá ra muôn vàn cái tuyệt vời, hấp dẫn, hấp lực, lôi cuốn, huyền ảo không thôi của khối óc tò mò và thèm khát khám phá của riêng mình trong những năm vùi đầu, đam về vào thế giới sân khấu và điện ảnh tại thành phố không hề ngủ, New York City.Với kiến thức và kinh nghiệm sống rất gần những gì miêu tả trong phim Godfather, ắt cần phải cả trăm trang ông mới viết hết. Viết một cách chính xác, khoa học và trích dẫn với những chứng cứ lịch sử và khoa học.
Ảnh: Michael Corleone, vừa mới qua tuổi sinh viên, khoảng năm 26 tuổi.

Bài viết đã được đưa

( Bình giảng tác phẩm Bố già (Godfather ) của văn hào Ý Mario Puzzo).
Michael Corleone, trong phần trước chúng tôi phân tích, là một anh hùng đầy bi kịch về chuyện sát nhân. Trong phần này, chúng tôi tiếp tục phân tích một bi kịch khác của anh, bi kịch trong chuyện hôn nhân.
Trong dịp đám cưới của cô em gái là Connie, Michael người anh hùng, trở về từ chiến tranh thế giới thứ hai đưa Kay (Catherine) về dự. Nói theo ngôn ngữ người Việt là đưa dâu về nhà ra mắt bố mẹ. Hai người quen nhau trong trường đại học.
Tai nạn xảy ra với gia đình bố già. Bố là Vito Corleone bị ám sát, không chết nhưng trọng thương. Băng Đảng ám sát Vito mua chuộc được cảnh sát trưởng New York , chuẩn bị cho cuộc ám sát thứ hai. Michael ngăn cảm được vụ ám sát này. Trước cổng bệnh viện, tay cảnh sát trưởng New York đánh anh một cái, gãy một xương ở má. (Xem ảnh: đám cưới ở Sicily, một bên má của Michael vẫn còn sưng).
Michael được các anh giao nhiệm vụ là giết cảnh sát trưởng New York. Tay cảnh sát trưởng này bảo kê cho băng nhóm buôn ma tuý lớn nhất thành phố lúc bấy giờ, cũng chính là băng đã giết hụt Vito.
Giết xong, các anh không ngờ sự việc bị chính quyền Hoa Kỳ điều tra gắt đến vậy.
Sonny-anh cả, lệnh cho đàn em đưa em là Michael sang Ý, cố hương của gia đình, để lánh nạn.
Ở trong căn phòng tị nạn, hằng ngày Michael nhớ thương Kay vô cùng.
Nhưng sinh lý đàn ông thì không cần nói bạn cũng biết. Một ngày nọ đi dạo cánh đồng, Michael gặp một đám con gái từ tronh làng đi ra. Trong đám đó có một cô mặc áo tím rất xinh, tên là Apollonia (trong hình). Michael gặp bố của cô này và đòi cưới. Vì anh nghĩ rằng mình cũng chẳng còn về lại Mỹ nữa, cưới quách đi cô vợ Italia cho rồi.
Không may, cô vợ Ý chết sau đám cưới chỉ hai-ba tháng. Lại có tin anh cả vừa chết ở Mỹ. Michael phải về lại Mỹ, gánh sự nghiệp mafia của bố. Michael thâu tóm công ty Immobilaire của Vatican về tay mình. Thương vụ thỏa thuận, Michael phải về lại Ý, đến Rome để thương thảo, theo hiệp ước Lutheran.
Ba mươi năm sau từ Mỹ về lại Ý. Michael đã là một ông già. Michael xưng tội với Hồng y Cardinal Lamberto, mà sau này sẽ là Giáo hoàng Gioan-Phaolo đệ nhất. Trong danh sách các tội mà mình xưng ra, Michael đầu tiên xưng rằng: “Con đã phản bội vợ con”.
Sau đó mấy tháng vị Hồng y lên ngôi Giáo Hoàng, và bị một băng đảng Hồng y khá trong Vatican ( Ý) đơm thuốc độc cho chết. Mỗi luận điểm giáo lý bạn học trong nhà thờ chỉ là quan điểm của một băng đảng thắng thế triệt tiêu được các băng đảng khác.
Đây là chi tiết phải phân tích cho được. Michael nói: “Con đã phản bội vợ con” là phản bội ai, Apollonia hay Catherine?
Ở Mỹ, có thể Michael đã ăn nằm với Kay trước ngày dắt về ra mắt bố mẹ và anh chị em trong nhà. Trong niềm tin của người đảo Sicily, khi một nam ăn nằm với một nữ, trong tự do, phá trinh của người nữ đó, thì hai người đã là vợ chồng, dù chưa kết hôn. Michael đã ăn nằm với Kay (thanh niên thời nay thì đừng có hỏi, ở Mỹ có tự do).
Vì vậy, việc Michael kết hôn với cô gái khác- Apollonia được chính bản thân anh coi là một sự phản bội. Nhưng, Michael đã bị hoàn cảnh đưa đẩy, anh không được phép về lại Mỹ, nên mới kết hôn với Apollonia. Đám cưới khoảng năm Michael 28 tuổi. Vào lúc đám cưới tổ chức, Michael đã cảm thấy địa ngục gần kề, mà Tô Thuỳ Yên nhà thơ lớn Việt Nam gọi “Thấy tình yêu như vận hội tàn đời”.
Đám cưới được vài tháng, địa điểm lẩn trốn của Michael bị lộ. Kẻ thù cho đặt mìn chiếc xe của Michael. Người chết là cô vợ lanh chanh tranh lái xe với chồng. Khi tổ chức đám cưới, Michael phải lấy tên thật. Kẻ thù nắm được tên thật, từ đó nắm được địa điểm anh đang trốn. Chúng cho người giết anh, chẳng may giết được vợ anh. Thà bạn không lấy vợ, còn hơn thấy người vợ mình yêu thương chết ngay trước mặt mình.
Tai nạn một lần nữa với gia đình Corleone. Người con trai cả-đang lãnh đạo gia đình-tên là Sonny bị giết chết. Cần một người con lên thay. Michael phải từ Ý về lại Mỹ. Anh tìm lại Kay, lúc này đang là cô giáo dạy mầm non. Michael sau đó thuyết phục được Kay kết hôn.
Nói chung, trên đời này, mỗi ngừoi sẽ gặp ít nhất một nỗi khổ nào đó.
Nhiều năm sau, khi về già, Michael về lại đảo Sicily. ( phần 3). Kay cũng đến đảo Sicily, thăm quê chồng.
Ông già dắt bà già đến căn phòng ngày xưa thời thanh niên ông lẩn trốn.
Michael: “Anh đã ở trong căn phòng này rất lâu, và suy nghĩ về em.”
Kay: “Rồi anh lấy vợ chứ gì?”
Michael: “Em phải hiểu là ông Trời ban cho anh một định mệnh hoàn toàn khác!.”
Kay: “Thôi được rồi em sẽ không nói nữa”.
Michael: “Ở Sicily này, ngày nào anh cũng nhớ đến em”.
Việt Nam, ngày 26 tháng 04 năm 2020.
Tôn Phi.
Bài viết đã được đưa vào sách Giáo trình văn học Ý của nhà văn Tôn Phi.

Liên lạc mua sách: tonphi2021@hotmail.com
Trân trọng cám ơn quý bạn.
Một số chi tiết về bài nầy cần coi lại.
“Cô cố tình sống như con đĩ,” – điểm nầy có phần quá lố vì hành vi của Connie không có gì quá đáng theo tôi nhớ.
“Vito và Michael ai giỏi hơn? Ông bố thông minh hơn. Ông bố duy trì được một nền thống nhất tinh thần trong tổ chức của mình, và hài hòa với những người sống xung quanh. Cậu con trai Michael giải quyết được nhiều mâu thuẫn nhưng hễ chặt được đầu một mâu thuẫn này lại nảy ra hai mâu thuẫn khác. Vì vậy cuộc đời cậu chỉ là chữa những đám cháy liên tiếp, không có điểm dừng.” – Vito và Michael sống trong hai thời kỳ rất khác nhau. Trong thời Michael, ma túy trở thành cách làm ăn và mức độ tội phạm tăng lên rất mạnh, cách Mafia làm việc thời Vito không tương ứng nữa. Michael và Tom nhận ra rằng các làm ăn của mafia không thể kéo dài. Họ cũng nhận ra rằng họ phải ở trong thế mạnh để rút lui khỏi New York sang Nevada, Las Vegas. Bởi vậy, Vito mới dàn dựng đường lối trả thù trong nhẫn nhục. Cả hai sắp xếp và họ biết các cánh khác sẽ tấn công Michael khi Vito chết. Michael che dấu nội lực cho đến khi Vito chết mới quật ngược lại các cánh khác khi các cánh nầy không thể ngờ được. Chiến thuật nầy không phải là mới mẻ gì. Khổng Minh cũng dùng chước nầy trong Tam Quốc Chí nếu tác giả muốn so sánh (tôi nghĩ như vậy).
“Vì vậy, Kay phá thai, đứa con trai của Michael.” – tôi nhớ không lầm thì điều nầy không có trong truyện. Kay không phá thai – có thể chỉ là đối thoại mà thôi chứ không có xảy ra.
“Sau này, có lần Kay về thăm các con. Michael đuổi cô về.” – không có điều nầy trong truyện, nếu tôi nhớ không lầm. Kay đem con về nhà bố mẹ cô ấy. Sau nầy Tom lên giải thích thì Kay mới trở lại với Michael. Tom cũng rất khéo léo khi từ từ mà tiết lộ các bí mật của Michael, như kiểu “…, giải định như Michael không làm như vậy, thì các con của Kay đã trở thành con mồ côi, tuy vậy nếu Kay nói Tom nói như vậy với Michael, Tom sẽ không nhận mình đã nói về các điểm nầy”.
“Người vợ thứ hai thì bỏ đi. Nếu anh có lấy vợ thứ ba nữa thì cũng như vậy. Cho nên, Michael không kết hôn thêm, sống vậy đến hết đời.” – Các điều nầy không có trong sách. Kay sau nầy trở về và Michael và Kay dời ra ở Las Vegas.
Đóng góp chung: Lối làm việc của Mafia là tàn bạo cho thành viên của họ, phá hủy đời sống ở Sicily và ở các nơi có người Ý định cư (Mỹ, Gia Nã Đại), gây nên bất công cho những người làm ăn nhỏ mà muốn làm ăn lương thiện. Đại đa số người Ý không muốn dính dáng gì với Mafia, nhất là khi họ đã rất thành công trong mọi lãnh vực ở Mỹ và Canada, trong phim trường, khoa học (nhất là y học), âm nhạc, tiểu thương và thể thao. My Italian friends hate organized crime. Đúng vậy, Mafia chỉ là từ cho xã hội đen – chẳng có gì hay cả!
Nếu bạn muốn đọc và học hỏi về chiến thuật và chiến lược trong các xung đột trong lịch sử, đọc thêm Tam Quóc Chí, Đông Châu Liệt Quốc, và các chiến lược gia sau đây
Top 10 East Asian Military Commanders
Tokugawa Ieyasu. Japan, 1543-1616.
Lê Lợi. Vietnam, 1345/1385?-1433.
Eulji Mundeok. Korea, Mid-6th century-After 618.
Han Shizhong. China, 1089-1151.
Tōgō Heihachirō Japan, 1848-1934.
Kwon Yul. Korea, 1537-1599.
Nguyễn Huệ Vietnam, 1753-1792.
Sun Tzu. China, 544 BC- 496 BC.
ThíchThích
Tôi chưa có giờ đọc và xin hỏi các bạn đọc có ai đọc các cuốn nầy chưa?
Nhạc sĩ Vũ Thanh vừa chính thức ra ra mắt hai bộ tiểu thuyết lịch sử “Én liệng truông mây” và “Nhất thống sơn hà”, thuộc trường thiên tiểu thuyết Tây Sơn Tam Kiệt – bộ tiểu thuyết được kỳ vọng sẽ mang tới cho độc giả một cái nhìn toàn cảnh, toàn diện về triều đại Tây Sơn từ chỗ manh nha đến lúc suy tàn.
ThíchThích
Mario Puzo là nhà văn vô-danh, sống thiếu-thốn đủ thứ.
Mafia đã tìm đến cung-cấp tiền sanh-hoạt hàng ngày và tài-liệu đễ Puzo viết quyển Bố Già.
Như vậy, Mafia là nhà đầu tư.
Không có tài-liệu của Mafia, khó có ai viết được, viết tầm bậy thì sợ Mafia trừng-phạt.
Sau khi quyển sách phát-hành, Mario Puzo trỡ thành triệu phú.
ThíchThích