
Tương đương với sách Sáng thế ký (Genesis) của bên Tây, bên Đông cũng có “Sáng Thế Ký”. Đó là bài thơ vịnh ông Bàn Cổ.
Hỗn mang chi sơ, Vị phân thiên địa. Bàn cổ thủ xuất, Thuỷ phán âm dương. Thiên khai ư tí. Địa tịch ư sửu, Nhân sinh ư dần…Giáo sư Lương Kim Định bình giảng bài thơ trên như sau: “Trong cảnh thái hoang ban sơ khi trời đất chưa phân thì ông Bàn Cổ xuất hiện đầu tiên. Việc làm trước hết của ông là phân ra âm dương. Âm dương là tiết điệu căn cơ gỡ nhịp cho cuộc đại diễn của vũ trụ, cầm cân nẩy mực cho quá trình biến dịch của muôn loài, trong đó con người dẫn khởi. Sách nói một ngày ông biến đổi chín lần, mỗi lần ông lớn lên mười thước thì đất dày ra bấy nhiêu, trời cao thêm cũng bấy nhiêu. Bàn Cổ sống 18 ngàn năm, nên đất cực dày, trời cực cao, còn thân ông lớn quá xá. Bấy giờ ông khóc, nước mắt chảy ra làm nên hai dòng sông Hoàng Hà và Dương Tử. Hơi ông thở thành ra gió, ông xem chung quanh thành ra sấm chớp, khi ông vui tính thì trời đẹp, lúc ông nổi giận thì trời tối lại, mây mù phủ kín. Khi ông chết xác ông rã ra từng mảnh làm thành năm dãy núi trong thiên hạ. Hai con mắt làm nên mặt trời mặt trăng, mỡ chảy ra hóa thành biển cả sông ngòi, tóc đâm rễ vào đất mọc lên thảo mộc. Sâu bọ trên thân xác ông làm nên loài người. Đó là tóm tắt câu truyện Bàn Cổ, có đã lâu đời nên rất giàu khả năng biểu thị toàn thể triết lý Đông phương, nên nói về Bàn Cổ chính là nói đến chỗ khởi đoan của triết lý Đông phương vậy.” (xem Nhân Bản- Kim Định- bản in của đại học Văn khoa Sài Gòn xuất bản năm 1965).
Chương đầu Sáng thế ký trong Kinh Thánh là thần thoại. Thượng Đế cho và A-đam ngửa tay xin. Thượng Đế quyết định gần như hết thảy. Nhưng truyện ông Bàn Cổ của Đông phương là nhân thoại, nghĩa là những huyền thoại trình bày con người không thụ động nhưng là chủ động tham gia vào việc kiến tạo ra vũ trụ, không theo nghĩa kiến tạo ra vũ trụ từ không đến có. Nó sinh ra một thế giới quan không hề sống theo kiểu ân huệ xin cho. Nói chung, chuyện ông Bàn Cổ là khởi đoan đã dẫn đến nên một Viễn Đông sống động như bây giờ.
Một điều thú vị, ông Bàn Cổ trong thư tịch kể trên là người Dao, chứ không phải là người Tàu. Do đó, đặt nền móng cho tinh thần Nhân Chủ của Đông phương không phải là người Tàu mà là người Việt, cụ thể hơn, không phải do người Kinh mà là do người Dao. Nói cách khác, tinh thần quân tử tự lực tự cường của Nho giáo từ dân tộc Dao xuất phát ra. Mỗi nền văn minh đều có điểm mạnh và điểm yếu. Khác với lối sống trên gọi dưới nghe, bảo bỏ phiếu là bỏ phiếu, bảo cầm dao rạch bụng ông già là rạch, thái độ sống của Bàn Cổ sẽ dẫn đến đám con cháu tự chủ sau này, như chúng ta đã thấy: Vương Dương Minh bên Tàu, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học bên Việt không chấp nhận làm con chó cho chủ Pháp sai bảo.
Tất nhiên, bài viết này không cổ súy cho thái độ sống vô pháp luật. Vả, thái độ vâng phục cũng không phải hoàn toàn xấu. Ví dụ, ai mới vào học những ngành như y khoa thì thầy giáo bảo gì nghe nấy, đừng nên lăn tăn thắc mắc nhiều, cũng đừng làm tắt. Trường của Pythagore, lúc mới vào học, sinh viên 3 năm đầu không được nói, chỉ được nghe và làm theo. Tuân Tử cũng cho rằng bọn mới vào nghề chớ có thắc mắc và lý sự.
Học khoa văn 4 năm, chúng tôi không được nghe đến bài thơ này. Trong khi đó, lứa sinh viên học giáo sư Lương Kim Định trải qua giảng khóa, được nghe bài thơ này và được nghe thầy bình giảng nó. Đây là một may mắn lớn trong thế hệ sinh viên 1960-1970 của đại học Văn khoa Sài Gòn. Sau khi trường Văn Khoa Sài Gòn sụp đổ, cả nước không có trường nào dám dạy bài thơ này. Các tổ chức làm về văn chương khác cũng không dám sờ tới. Chúng tôi phải tìm đọc lại văn khố của trường Văn Khoa còn thất lạc trong dân gian.
Đà Lạt,ngày 14 tháng 04 năm 2020.
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com Trợ lý: doanh@dslextreme.com
Bàn Cổ.
Tại núi có một cục đá lớn đã thọ khí Âm Dương chiếu diệu rất lâu đời, nên đã thâu được các tính linh thông của vũ trụ mà tạo thành thai người. Sau 10 tháng 16 ngày, đúng giờ Dần, một tiếng nổ vang, khối đá linh ấy nứt ra, sản xuất một vị Linh Chân hy hữu, là Thần mang hình hài như con người được gọi là Bàn Cổ.
Vừa sinh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, dần dần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng. Một ngày kia, Bàn Cổ chạy qua hướng Tây, bắt gặp một cái búa và một cái dùi ước nặng ngàn cân. Bàn Cổ, tay phải cầm búa, tay trái cầm dùi, ra sức mở mang cõi trần.
Thuở đó Trời Ðất còn mờ mịt. Ngài ước cho phân biệt Trời Ðất thì nhân vật mới hóa sinh được. Ngài ao ước vừa dứt tiếng thì sấm nổ vang, Thiên thanh, Ðịa minh, vạn vật sinh ra đều có đủ cả.
Bàn Cổ có ba người con là Hoa Tư, Phục Hi, Nử Oa.
Bàn Cổ thọ được 18.000 tuổi rồi qua đời.
***
Thiên Hoàng.
Thiên Hoàng chính là hậu duệ của Bàn Cổ.
Khoảng 550.000 năm sau thời đại Bàn Cổ, thì xuất hiện Thiên Hoàng người có mười hai đầu, hóa phép cho nước bao phủ trái đất. Sống đến 18000 tuổi.
***
Địa Hoàng.
Địa Hoàng có mười một đầu, là vua lửa, sống đến 18000 tuổi.
Khi Địa Hoàng ra đời, đất trời chìm ngập trong hỗn loạn, mặt trời và mặt trăng do hai mắt của Bàn Cổ hóa thành chuyễn động sai lạc, các vì sao do tóc của Bàn Cổ hóa thành cũng di chuyễn không đúng. Việc sai lạc này làm cho ngày dài vài tháng, đêm dài vài tháng, các ngôi sao thì rơi rụng.
Địa Hoàng lập lại trật tự, Ông bắt các ngôi sao, Mặt trăng, Mặt trời di chuyển đúng trở lại.
Quy định số ngày cho một tháng, số tháng cho một năm.
Địa Hoàng ra lệnh cho tất cả các vì sao phải bay lên trên khoảng không cao xa, vĩnh viễn không bao giờ được hạ xuống thấp.
***
Nhân Hoàng
Nhân Hoàng có 7 đầu, cưỡi xe mây, miệng nhả ra thóc lúa. Ông có 9 anh em, họ chia nhau trị vì chín Châu, mỗi người đều có đất riêng. Triều đại truyền qua 150 đời, trải qua 45000 năm.
***
Hoàng Đế (Hiên Viên).
Một trong Ngũ Đế là Hoàng Đế, là người sáng lập ra nền văn minh Trung Quốc.(Theo sử Tàu)
Hoàng Đế cai trị Trung Quốc từ 2698 TCN đến 2599 TCN. Theo truyền thuyết, việc ông rút về phía tây Trác Lộc, đánh Xi Vưu, là cái mốc hình thành người Hán,
Cách đây hơn 4000 năm, ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều bộ tộc sinh sống.
Hoàng Đế, Xi Vưu và Viêm Đế (là hậu-duệ của Thần Nông) là 3 bộ lạc ở gần nhau.
Xi Vưu và Viêm Đế bị Hoàng Đế thôn tính.
Hoàng đế mất, cháu nội là Chuyên Húc lên thay.
Chuyên Húc qua đời cháu họ là Đế Khốc nối ngôi (ĐK cũng là cháu nội Hoàng Đế).
Đế Khốc mất, con là Đế Nghiêu lên thay.
Đế Nghiêu không truyền ngôi cho con mà truyền cho Đế Thuấn.
Dòng tộc Hoàng Đế đến đây là mất ngôi.
Thuấn thuộc bộ lạc Hữu Ngu.
Như vậy, Thuấn và Nghiêu là người dưng, không có họ hàng gì.
Thuấn lại truyền ngôi cho Vũ là người ngoài.
ThíchThích