
Xung quanh vụ án Đường Nhuệ ở Thái Bình râm ran những ngày gần đây. Nhiều người gọi Đường Nhuệ là xã hội đen. Tôi cho rằng điều đó không hoàn toàn đúng.
Ăn trộm khác với ăn cướp như thế nào? Cùng đoạt một món đồ thuộc sở hữu của người khác, nếu ta làm mà không muốn người đó biết thì gọi là ăn trộm, nếu ta làm mặc kệ bất chấp người đó van xin và cả thiên hạ biết, đó gọi là ăn cướp.
Khi bạn làm việc một cách lén lút thì mới là xã hội đen. Trong trường hợp này, Đường Nhuệ treo biển cho vay nặng lãi, dán công khai ở tường nhà, trường học, cột điện…Vậy không thể nói Đường Nhuệ là xã hội đen được, vì hắn không lén lút.
Vì học hành thấp, nên Đường Nhuệ làm việc một cách lộ liễu, do đó mới bị chửi là xã hội đen. Nếu có bằng cấp cao, Đường Nhuệ có thể làm những việc gấp 10 như thế mà chẳng bị ai nói gì. Trong một xã hội tranh đoạt (không riêng gì Việt Nam, nhiều nước khác nữa cũng như thế, có điều Việt Nam thì tình hình nặng hơn), người ta ăn trộm, ăn cướp cách này hay cách khác. Tác giả bài viết này không nói rằng mình đạo đức hơn Đường Nhuệ.
Trong tác phẩm The Divina Comedia, thi hào Ý tên Dante chỉ ra 3 người đứng đầu ở tầng địa ngục ông gặp đầu tiên: Socrate, Platon và Arsitote. Đây là 3 vị tổ sư triết học Hy Lạp. Nền triết học mọi nước trên thế giới buộc phải tuân theo 3 vị tổ sư này. Dante thầm kín mô tả rằng, 3 người này là 3 người đã đưa cả nhân loại này vào địa ngục. Đường Nhuệ chỉ là một trong số các nạn nhân của nền giáo dục, của gia đình, của xã hội. Một sớm mai thức dậy, cậu bé mở mắt ra và thấy mình bị ném vào trong cuộc đời này. Cậu được hai ông bà sinh ra mình đặt tên cho là Đường Nhuệ. Một cuộc đời được thiết kế theo lối tranh cướp. Anh phản động lại bằng cách nhảy lên đầu tất cả những người khác.
Băng nhóm của Đường Nhuệ cũng chưa có gì để được báo chí ba xu phong cho danh hiệu là tập đoàn. Để được gọi là một tập đoàn xã hội đen thì chưa có băng nhóm nào ở Việt Nam đủ cơ như các tập đoàn ở Ý, Nhật.

Lối làm việc của Mafia là tàn bạo cho thành viên của họ. Ví dụ ở Ý, mafia phá hủy đời sống ở Sicily và ở các nơi có người Ý định cư (Mỹ, Gia Nã Đại), gây nên bất công cho những người làm ăn nhỏ mà muốn làm ăn lương thiện. Đại đa số người Ý không muốn dính dáng gì với Mafia, nhất là khi họ đã rất thành công trong mọi lãnh vực ở Mỹ và Canada, trong phim trường, khoa học (nhất là y học), âm nhạc, tiểu thương và thể thao.
Trở lại câu chuyện của tập đoàn Mafia nhà Corleone. Mario Puzzo là nhà văn vô-danh, sống thiếu-thốn đủ thứ. Mafia đã tìm đến cung-cấp tiền sanh-hoạt hàng ngày và tài-liệu để Puzzo viết quyển Bố Già. Như vậy, Mafia là nhà đầu tư. Không có tài-liệu của Mafia, khó có ai viết được, viết tầm bậy thì sợ Mafia trừng-phạt. Sau khi quyển sách phát-hành, Mario Puzzo trở thành triệu phú.
Giờ này, khắp các tỉnh thành Việt Nam, bạn ra đường sẽ thấy bao nhiêu tờ giấy dán ở tường cho vay lãi, vân vân chi khoản. Họ để cả số điện thoại công khai. Từ số điện thoại dễ dàng truy ra được tần số giọng nói, danh tính, địa điểm…của đám cho vay lãi. Hàng ngày, phụ nữ phường đi qua, công an xã đi qua, cựu chiến binh đi qua, thanh niên trai tráng đi qua, già làng cũng đi qua , không ai xé. Điều này chứng tỏ, khắp cả nước đó không phải là xã hội lén lút mà là một xã hội bài ngửa: mạnh sống, yếu chết. Ông Phan Văn Bách bình luận hài hước rằng: Đường (Nhuệ) là xã hội thâm.
Có hai người nổi tiếng cùng nói câu: mạnh thì sống, yếu thì chết. Một là thủ tướng Trần Trọng Kim (dưới thời vua Bảo Đại), viết trong cuốn Nho giáo rằng mạnh thì sống, yếu thì chết. Hai là chàng thanh niên Khá Bảnh, cũng nói câu: mạnh thì sống, yếu thì chết. Vì sao người ta yêu mến Trần Trọng Kim và coi thường Khá Bảnh, trong khi hai người cùng nói một câu như nhau.
Khi phân tích một câu văn thì người ta phân tích thượng văn và hạ văn. Thượng văn là đoạn văn liền trên. Hạ văn là đoạn văn liền dưới, so với đoạn đang xét (đoạn ở giữa). Vì thượng văn và hạ văn của Trần Trọng Kim và Khá Bảnh khác nhau nên dẫn đến những hệ quả khác nhau đối với cuộc đời, đối với chính mình.
Còn câu văn của Khá Bảnh làm cho người ta nghĩ rằng mình không cướp thì người khác cũng cướp, do đó mình phải cướp. Các bậc phụ huynh vì the
Câu văn của thủ tướng Trần Trọng Kim có ý khuyên con cháu học lấy một nghề như công chức, thợ sửa giày, cô y tá, rồi an phận thủ thường…Vì vậy người đời yêu mến ông.
tonphi2021@gmail.com
2 người cùng làm 1 việc giống nhau, nhưng lại đứng ở 2 vị trí khác nhau thì sẽ được người khác nhìn nhận khác nhau
Số lượt thíchSố lượt thích
Tôn phi ơi hởi,
Câu này nghĩa là sao?
Cướp đêm là giặc,
Cướp ngày là quan.
Số lượt thíchSố lượt thích
chỉ khác nhau ở cái gế ngồi và đôi khi ở cả màu quần áo mà thôi.
Số lượt thíchSố lượt thích
Đường là xã hội thâm 🤣
Số lượt thíchSố lượt thích
Phan Vân Bách Thâm là kết quả trộm màu giữa đỏ và đen!
Số lượt thíchSố lượt thích
Vậy nó là xã hội xám xịt.
Số lượt thíchSố lượt thích
Là ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN hả anh
Số lượt thíchSố lượt thích
Trời ơi , đem so sánh Trần Trọng Kim và Khá Bảnh ?! . Khổ quá em ơi .
Số lượt thíchSố lượt thích
Đúng vậy, làm sao có thể là xh đen khi lúc nào cũng ko dập dìu cũng vò vè/lởn vởn những quan chức( kể cả cỡ trung- thượng đẳng/ địa vị cao trong “triều”) quanh nó được?!.
Số lượt thíchSố lượt thích
Văn tốt quá đấy
Số lượt thíchSố lượt thích
haha anh, 4 năm văn khoa mà lị.
Số lượt thíchSố lượt thích
Tôn Phi tuyệt, chuyên văn nên bàn về triết là phải
Số lượt thíchSố lượt thích
Cũng là trộm cướp nhưng người nông dân trộm khí của trời, tinh hoa của đất; kẻ trí trộm ý của thánh hiền đều làm nên thành tựu tốt dẹp! Duy chỉ có kẻ trộm cướp của con người mới mới là quân bất lương, độc ác!
Số lượt thíchSố lượt thích
Tôi đồng-ý với Tôn Phi.
“Đường Nhuệ không phải là xã hội đen.”
Đường Nhuệ là xã-hội Đỏ.
Thũ-phạm chánh là mấy tên đảng-viên Cộng Sản cỡ gộc đứng sau lưng hắn ta.
Đường Nhuệ chĩ là tốt đen, là tên du-côn hạng bét.
Cuối cùng, hắn chĩ là nạn-nhân nhưng đáng tội chung-thân.
Số lượt thíchSố lượt thích