Vì sao bố mẹ Việt dạy con: “Lập thân tối hạ thị văn chương”?

 

Thơ Nguyễn Bính trong bài thơ Oan nghiệt: “Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sĩ/ Nghèo lắm con ơi, bạc lắm con!”

Ở Việt Nam, đối với những gia đình có con em mê viết văn, đi học được cô giáo cho điểm văn cao hơn bạn bè, bố mẹ thường lo lắng và bảo nó: “Lập thân tối kỵ văn chương”. Diễn cho đầy đủ phải là: “Lập thân tối hạ thị văn chương“.

Câu này nghĩa là, con ơi, kiếm lấy một nghề mà sống, đừng sống bằng nghề văn. “Nó rất hạ đẳng, tàn nhẫn, bạc bẽo và đầy tai tiếng. Hơn hết văn chương không thể nuôi sống một con người.” (Trương Thái Du). (1)

Chúng tôi đã suy nghĩ về câu này nhiều năm. Nó có chỗ đúng, có chỗ sai.

Bạc bẽo và tai tiếng.

Khi người A hỏi người B:

“Bạn nhận xét như thế nào về người C?”

Người B trả lời:

“Ông B là người xấu”.

Chất vấn tiếp: “Ông C. làm gì mà bạn bảo ông C. người xấu, hãy trưng bằng chứng ra.”

Đến đây, người B. bắt đầu sợ, vì người B. cũng chỉ nghe người ta nói, chứ chưa có đi điều tra bao giờ.

Người A nói: “Chị B., chị đã phạm tội vu khống cho ông C.”

Chị B. cãi: “Tôi có phát tán lên mạng đâu mà bảo tôi vu khống?”

Thực ra, khi bạn nói về một người, mà không có chứng cứ, tức là đã vu khống người đó rồi. Nhục tự sinh trùng, nhân tự sinh họa. Vì cứ nghĩ rằng “Lời nói gió bay”, cho nên, người ta gặp tai họa, rồi lại đổ cho ông Trời.

Nghề viết văn hay viết báo, khi đã trở thành nghề, thì hàng ngày phải nói hàng trăm, hàng ngàn lời nhiều hơn thế nữa. Ta không thể tránh khỏi viết sai. Do đó,  nhà văn hay nhà báo vô tình vu khống cho biết bao con người. Do đó, tội nghiệp của những người này là rất lớn. Khi tội nghiệt lớn thì thường không giàu có được.

Đó là hậu quả nếu bạn nói sai. Nếu bạn nói đúng cũng gặp rắc rối. Các phe đang choảng nhau, nếu bạn vào bênh phe yếu thì phe mạnh sẽ đập lại bạn. Nếu bạn vào bênh phe có sự thật, thì phe gian dối sẽ dùng cách gian dối để hại bạn.

Cho nên, bố mẹ mới bảo con cái, hãy tránh xa nghề văn.

Tàn nhẫn.

Vì sao nghề văn đầy tai tiếng hơn những nghề khác? Vì nó để lại bằng chứng viết.

Ví dụ, ở Hồng Kông, một nhân viên cảnh sát tra tấn một tù nhân đến chết. Người nhà tù nhân đó đến hỏi, anh cảnh sát trả lời rằng tên tù nhân đó tự thắt cổ trong nhà tù.  Người nhà đó không có tiền, mà cũng không có quyền, để thưa kiện lên trên, vì trên, trên nữa, cùng hùa phe với anh cảnh sát cả. Làm gì được nhau? Vì vậy, làm cảnh sát an toàn hơn nghề văn.

Còn nghề viết văn, anh để lại bằng chứng viết. Ngày đó tháng đó năm đó, anh viết bài đó và ký tên dưới đó. Kẻ xấu dùng phương pháp bỏ phiếu để đưa anh vào tù. Người nhà anh hỏi bằng chứng đâu. Chúng chìa bài văn của anh ra và nói: Bằng chứng đây.

Văn chương không thể nuôi sống một con người.

Tác giả Trương Thái Du nói, “Văn chương không thể nuôi sống một con người”. Câu nói này cực kỳ tàn nhẫn, nhưng mà đúng, cho tình hình các nước như Việt Nam.

Nhà văn học hành không kỹ, với lại, không có người bảo trợ, nên làm sao có thể tự nuôi sống?

Con người có xu hướng đi vào các nghề thành hình, như sản xuất ra một chiếc ô-tô, một khẩu súng, chữa được một căn bệnh cụ thể. Nói chung, cái gì thành hình, là dễ kiếm tiền. Còn văn chương thì chỉ sản xuất ra những cái thành tượng. Thành tượng thì không cầm nắm được, không bán được ngay, cho nên, nhà văn thường treo mỏ.

Nhưng cũng có lúc gặp may. Ví dụ, Thượng Hải những năm 1930, một nhà văn đăng một bài báo là bán ra nuôi được cả làng trong một ngày. Cả xã hội tranh nhau làm nghề báo chí.  Hoặc như Sài Gòn những năm đầu thế kỷ XX, ô-tô của các tòa soạn lớn nhỏ chực sẵn trong nhà Hồ Biểu Chánh, đợi ông viết xong trang nào là cầm đi đăng ngay. Cần có “thể chế” bảo trợ, tức là cần tạo ra một môi trường để các nhà văn sống được như thế.

Thế kỷ XXI này, làm nhà văn cũng rất giàu. Ví dụ ở Do Thái, nhà văn thường được đặc cách làm giảng viên đại học, nếu anh ta trong tác phẩm của mình giải quyết được một vấn đề. Văn chương sẽ nuôi sống được con người, chỉ cần có môi trường.

Cho một ngày mai tươi sáng.

 

Chúng tôi lập Văn Bút để làm gì? Như trên đã phân tích, chúng tôi hiểu được vì sao một nhà văn thành tựu và vì sao một nền văn chương không thành tựu.

Tự lực văn đoàn của Thạch Lam, Nhất Linh đi phá nền chủ đạo của dân tộc để theo Tây, ai đọc sẽ thấy họ công khai chửi nền chủ đạo của dân tộc, người đời không biết cũng hùa theo.  Các nhóm linh tinh theo Sartre, F.Sagan chưa kịp treo cờ thì đã gẫy cột. Văn đoàn độc lập của nhà văn Nguyên Ngọc cũng không tìm ra nguyên lý. May sao, lục lại văn khố, chúng tôi tìm thấy Lương Kim Định đã đặt xương sống cho nền văn học Việt, đó là triết Việt.

Chúng tôi nghĩ, có 2 nghề cần được bảo vệ hơn hết trong xã hội. Một là nghề nông, hai là nghề văn.

Vì sao phải bảo vệ nghề nông? Vì đó là nghề đầu tiên của Adong và Eva (tùy theo dân tộc có tên khác). Người ta trọng các nghề khác, khinh nghề nông, dẫn đến việc nhà nông bán đất để cho con ăn học trên thành phố. Đất đó làm xưởng sinh ra nhiệt, nhiệt độ làm trái đất nóng lên, chết cả. Tuy vậy nói gì cũng đã muộn. Bố mẹ muốn con cái học y hơn là làm nông. Bởi, học y, nếu con bị đuổi ra khỏi Hà Tĩnh thì vào Sài Gòn con cũng làm được, nếu bị đuổi Sài Gòn thì con sang bên Thái Lan cũng hành nghề bác sĩ được (cần một khóa học chuyển đổi nho nhỏ). Còn nếu nghề nông, nếu con bị cướp đất, con sẽ phải đi làm thuê nay đây mai đó trọn đời. Hà Tĩnh, Nghệ An đặt ra mục tiêu học hành khỏi cày ruộng. Hậu quả thì tốt cho một vài người, nhưng gom cả khối dân thì trật lất: thanh niên nam nữ Nghệ An và Hà Tĩnh chết trong thùng đông lạnh vì bỏ nghề nông.

Vì sao phải bảo vệ nghề văn? Vì văn là lời. Khởi thủy là lời, kết thúc cũng là lời. Văn chương là cách giải trí trường cửu nhất, so với những hình thức giải trí khác đưa con người vào chỗ chết. Nền văn học bị hỏng, con người lên mạng và đầy hiểm họa ở đó. Vì vậy, phải bảo vệ nghề văn như bảo vệ sinh mệnh con người.

Hai nghề quan trọng nhất xã hội, nghề nông và nghề văn, bị coi khinh nhất. Chúng ta có thể đưa hai nghề này lên lại hàng top nhất. Chúng tôi đã thử nghiệm lối tổ chức hiến chương lên một số cá nhân và tổ chức, và tin rằng nếu đem lối hiến chương áp dụng lại cho nghề nông và nghề văn thì hai nghề này sẽ sống lại cực kỳ mạnh mẽ ở Việt Nam, xứ sở nông nghiệp văn hiến chi bang.

Khi đã hiểu sâu sắc về nguyên lý rồi, chúng tôi cùng bắt tay vào làm công việc khôi phục lại nền văn hiến, để đưa văn chương, báo chí Việt Nam đi vào con đường chuyên nghiệp hóa. Chúng tôi tin là nền văn hiến sẽ trở lại.

Câu nói “Lập thân tối thị kỵ văn chương” không rõ ra đời tự bao giờ (nếu bạn biết khoảng mốc thời gian, xin báo về cho chúng tôi). Chúng tôi  hành động để không muốn thế hệ sau này đẻ ra cũng phải nghe bố mẹ nói câu đó.

Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com

 

(1) Trương Thái Du- Lập thân tối thị kỵ văn

https://truongthaidu.wordpress.com/2008/12/13/lapthantoihathivanchuong/

3 bình luận về “Vì sao bố mẹ Việt dạy con: “Lập thân tối hạ thị văn chương”?

  1. như này thiệt khó xử cho người viết. xã hội sẽ như thế nào nhỉ khi dùng luật k đủ lí – tình. cuộc sống xã hội nhiều khi thiệt khó…

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s