
( Bình giảng tác phẩm Bố già (Godfather ) của văn hào Ý Mario Puzzo).
Michael Corleone, trong phần trước chúng tôi phân tích, là một anh hùng đầy bi kịch về chuyện sát nhân. Trong phần này, chúng tôi tiếp tục phân tích một bi kịch khác của anh, bi kịch trong chuyện hôn nhân.
Trong dịp đám cưới của cô em gái là Connie, Michael người anh hùng, trở về từ chiến tranh thế giới thứ hai đưa Kay (Catherine) về dự. Nói theo ngôn ngữ người Việt là đưa dâu về nhà ra mắt bố mẹ. Hai người quen nhau trong trường đại học.
Tai nạn xảy ra với gia đình bố già. Bố là Vito Corleone bị ám sát, không chết nhưng trọng thương. Băng Đảng ám sát Vito mua chuộc được cảnh sát trưởng New York , chuẩn bị cho cuộc ám sát thứ hai. Michael ngăn cảm được vụ ám sát này. Trước cổng bệnh viện, tay cảnh sát trưởng New York đánh anh một cái, gãy một xương ở má. (Xem ảnh: đám cưới ở Sicily, một bên má của Michael vẫn còn sưng).
Michael được các anh giao nhiệm vụ là giết cảnh sát trưởng New York. Tay cảnh sát trưởng này bảo kê cho băng nhóm buôn ma tuý lớn nhất thành phố lúc bấy giờ, cũng chính là băng đã giết hụt Vito.
Giết xong, các anh không ngờ sự việc bị chính quyền Hoa Kỳ điều tra gắt đến vậy.
Sonny-anh cả, lệnh cho đàn em đưa em là Michael sang Ý, cố hương của gia đình, để lánh nạn.
Ở trong căn phòng tị nạn, hằng ngày Michael nhớ thương Kay vô cùng.
Nhưng sinh lý đàn ông thì không cần nói bạn cũng biết. Một ngày nọ đi dạo cánh đồng, Michael gặp một đám con gái từ tronh làng đi ra. Trong đám đó có một cô mặc áo tím rất xinh, tên là Apollonia (trong hình). Michael gặp bố của cô này và đòi cưới. Vì anh nghĩ rằng mình cũng chẳng còn về lại Mỹ nữa, cưới quách đi cô vợ Italia cho rồi.
Không may, cô vợ Ý chết sau đám cưới chỉ hai-ba tháng. Lại có tin anh cả vừa chết ở Mỹ. Michael phải về lại Mỹ, gánh sự nghiệp mafia của bố. Michael thâu tóm công ty Immobilaire của Vatican về tay mình. Thương vụ thỏa thuận, Michael phải về lại Ý, đến Rome để thương thảo, theo hiệp ước Lutheran.
Ba mươi năm sau từ Mỹ về lại Ý. Michael đã là một ông già. Michael xưng tội với Hồng y Cardinal Lamberto, mà sau này sẽ là Giáo hoàng Gioan-Phaolo đệ nhất. Trong danh sách các tội mà mình xưng ra, Michael đầu tiên xưng rằng: “Con đã phản bội vợ con”.
Sau đó mấy tháng vị Hồng y lên ngôi Giáo Hoàng, và bị một băng đảng Hồng y khá trong Vatican ( Ý) đơm thuốc độc cho chết. Mỗi luận điểm giáo lý bạn học trong nhà thờ chỉ là quan điểm của một băng đảng thắng thế triệt tiêu được các băng đảng khác.
Đây là chi tiết phải phân tích cho được. Michael nói: “Con đã phản bội vợ con” là phản bội ai, Apollonia hay Catherine?
Ở Mỹ, có thể Michael đã ăn nằm với Kay trước ngày dắt về ra mắt bố mẹ và anh chị em trong nhà. Trong niềm tin của người đảo Sicily, khi một nam ăn nằm với một nữ, trong tự do, phá trinh của người nữ đó, thì hai người đã là vợ chồng, dù chưa kết hôn. Michael đã ăn nằm với Kay (thanh niên thời nay thì đừng có hỏi, ở Mỹ có tự do).
Vì vậy, việc Michael kết hôn với cô gái khác- Apollonia được chính bản thân anh coi là một sự phản bội. Nhưng, Michael đã bị hoàn cảnh đưa đẩy, anh không được phép về lại Mỹ, nên mới kết hôn với Apollonia. Đám cưới khoảng năm Michael 28 tuổi. Vào lúc đám cưới tổ chức, Michael đã cảm thấy địa ngục gần kề, mà Tô Thuỳ Yên nhà thơ lớn Việt Nam gọi “Thấy tình yêu như vận hội tàn đời”.
Đám cưới được vài tháng, địa điểm lẩn trốn của Michael bị lộ. Kẻ thù cho đặt mìn chiếc xe của Michael. Người chết là cô vợ lanh chanh tranh lái xe với chồng. Khi tổ chức đám cưới, Michael phải lấy tên thật. Kẻ thù nắm được tên thật, từ đó nắm được địa điểm anh đang trốn. Chúng cho người giết anh, chẳng may giết được vợ anh. Thà bạn không lấy vợ, còn hơn thấy người vợ mình yêu thương chết ngay trước mặt mình.
Tai nạn một lần nữa với gia đình Corleone. Người con trai cả-đang lãnh đạo gia đình-tên là Sonny bị giết chết. Cần một người con lên thay. Michael phải từ Ý về lại Mỹ. Anh tìm lại Kay, lúc này đang là cô giáo dạy mầm non. Michael sau đó thuyết phục được Kay kết hôn.
Nói chung, trên đời này, mỗi ngừoi sẽ gặp ít nhất một nỗi khổ nào đó.
Nhiều năm sau, khi về già, Michael về lại đảo Sicily. ( phần 3). Kay cũng đến đảo Sicily, thăm quê chồng.
Ông già dắt bà già đến căn phòng ngày xưa thời thanh niên ông lẩn trốn.
Michael: “Anh đã ở trong căn phòng này rất lâu, và suy nghĩ về em.”
Kay: “Rồi anh lấy vợ chứ gì?”
Michael: “Em phải hiểu là ông Trời ban cho anh một định mệnh hoàn toàn khác!.”
Kay: “Thôi được rồi em sẽ không nói nữa”.
Michael: “Ở Sicily này, ngày nào anh cũng nhớ đến em”.
Việt Nam, ngày 26 tháng 04 năm 2020.
Tôn Phi.
Bài viết đã được đưa vào sách Giáo trình văn học Ý của nhà văn Tôn Phi.
Giá sách PDF: 250 000 VNĐ.
Giá sách in: 400 000 VND.
Số tài khoản nhận tiền đặt sách: 142720499-ACB-Tôn Phi.
Email đặt sách: tonphi2021@hotmail.com
Trân trọng cám ơn quý bạn.
Đàn ông là vậy. Ko phải tất cả họ đều ko chung thủy, nhưng thật sự..họ sẽ ngoại tình nếu có cơ hội. Đối với phụ nữ mà nói, riêng bản thân mình, mình sẽ ko yêu ai trọn vẹn, ko có nghĩa là mình ko chung thủy.mà là giữ lại cho mình một ít để ko phải quá tổn thương sau này.vì phụ nữ muôn đời vẫn thiệt thòi.. Mình vẫn độc thân và chưa dám tin một chàng ngự lâm nào hết. Chốt lại : Truyện rất kịch tính và pha chút lãng mạn.
ThíchThích
Em sực nhớ đến câu chuyện thanh trừng mà ông thầy dạy Hóa già dặn, uy tín và không đối lập về chính trị từ hồi cấp 3 từng kể với cả lớp. Nếu những người đối lập về chính trị có khả năng lôi kéo thêm nhiều người khác, như cha xứ chẳng hạn, khi bị bắt giam và cải tạo mà vẫn có thái độ chống đối, thì họ sẽ bị tiêm một số thứ chất rồi thả về. Cơ thể họ sẽ dần suy nhược mà chết. Hình như bây giờ người ta không còn làm thế nữa. Nhưng một số người đối lập về chính trị đã thay đổi thái độ một cách rất lạ sau khi được tự do
ThíchThích