
Viết bởi Tôn Phi.
Đây là tôi chụp hình với bác Lê Phú Khải, mùa xuân năm 2018.
Bác Lê Phú Khải là cháu trai gọi bằng chú ông Lê Phú Hào. Ông Lê Phú Hào là nhà tình báo nổi tiếng của Bắc Việt Nam, xuất thân từ nghề báo chí.
Ông Lê Phú Hào là sĩ quan tình báo vào loại khá. Phóng viên bị ép làm nhân viên tình báo thì không có ai giỏi cả. Cuối đời, Lê Phú Hào nộp đơn xin tị nạn tại Pháp. Ông sống những năm tháng cuối đời tại Paris cùng với người vợ mới.
Yên vị ở Paris, ông Lê Phú Hào gọi cháu là Lê Phú Khải sang Pháp ở một tháng để kể những chuyện đã thấy trong đời mình. Dòng họ Lê Phú ở Hà Nội là dòng họ trâm anh thế phiệt, gia đình địa chủ nhiều đời. Nghe thấy tiếng gọi kháng Pháp thì gia đình đi theo. Trong số đó, có ông Lê Hữu Qua (ông Khải gọi bằng chú) là vệ sĩ bảo vệ nhân vật Hồ Chí Minh. Lê Hữu Qua là sát thủ chuyên nghiệp, thực hiện vụ án trên đường phố Ôn Như Hầu (gọi tắt là vụ Ôn Như Hầu). Sang thế hệ thứ 3, dòng họ Lê Phú có nhiều người làm chức lớn trong bộ công an của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Sang thế kỷ XXI, cùng với mạng Internet, tình hình Việt Nam có nhiều thay đổi. Người ta thường nói rằng: Sự thật lớn lên cùng năm tháng. Nhà báo Lê Phú Khải và nhà văn Tôn Phi gặp gỡ nhau trong Hội nhà báo độc lập Việt Nam (Independent Journalists Association). Đây là nơi Tôn Phi làm thành viên và học hỏi nghề truyền thông đẳng cấp quốc tế.

Ông Lê Phú Khải không mặn mà với con đường công chức. Kỷ niệm trong nghề của ông khá buồn, ông làm cho báo VOV, giờ nghỉ trưa tên tổng biên tập dốt nát nằm trong phòng máy lạnh, còn ông là phóng viên giỏi nhất thì phải trải báo nằm ở bậc tam cấp. Nhưng cũng có lẽ vì thế mà ông chịu được sương gió để lăn lộn cùng đồng bằng sông Cửu Long.
Viết về đồng bằng sông Cửu Long, ở Việt Nam không ai giỏi hơn nhà báo Lê Phú Khải. Ông có cuốn “Đồng bằn sông Cửu Long, 40 năm nhìn lại.” rất nổi tiếng. Mọi lão nông ở đồng bằng đều biết đến ông. Tầm nhìn của nhà báo Lê Phú Khải cho thâm canh lúa nước ở đồng bằng sông Cửu Long là tầm nhìn chiến lược. Theo ông Khải, đồng bằng sông Cửu Long không nên chạy đua công nghiệp, kỹ nghệ, mà chỉ nên thâm canh lúa nước.
Đến nay, mọi người đều phải nhận là ông Khải đúng. Tiếc là biết khi đã muộn. Đồng bằng sông Cửu Long đã bị băm nát. Ông Khải là con địa chủ, tức là tinh hoa quản lý nông nghiệp, nên ông nhìn ra được giá trị của cây lúa nước tại đồng bằng sông Cửu Long.
Do không xây dựng được bể chứa nước ngọt như Do Thái, nên đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ mất lương thực diện rộng. Điều này đã được nhà báo Lê Phú Khải cảnh báo từ 40 năm trước. Nếu ngày đó nghe theo ông, Việt Nam đã là cường quốc nông nghiệp.
Bác Khải là người đã dạy tôi những bài học cực kỳ đắt giá trong nghề báo. Bác dạy tôi 2 ví dụ giản dị mà tôi nhớ suốt đời.
Ví dụ 1: Nhà báo viết ông X có 3 vợ. Nhà báo sẽ bị kiện đi tù. Ông X nói rằng: Tôi có 4 vợ, tại sao nhà báo nói tôi 3 vợ, nhà báo vu khống tôi.
Ví dụ 2: Nhà báo viết ông quan Y ăn 200 bao xi-măng của công. Ông Y bèn kiện: tôi ăn 400 bao chứ có phải 200 bao như nhà báo viết? Nhà báo viết sai.
Lê Phú Khải- hình mẫu của người nhà báo không có điểm yếu.
Trước đây chưa hiểu, bạn cứ cãi:
“Chị có viết sai gì đâu, sao chúng nó xóa trang của tôi.”
Đến đây, chắc các bạn cũng hiểu, vì sao mình viết bài trên Facebook, Youtube, Google, WordPress bị chúng nó report. Vì học hành không đầy đủ nên viết sai mà không biết mình viết sai.
Tùy bạn là ai mà bạn có thể bị xóa trang, block trang. Nếu bạn là nhà báo tôm tép, yếu nghiệp vụ, họ có thể block bạn, xóa bạn mọi lúc mọi nơi.
Còn khi nếu thấy bạn là nhân vật cỡ bự, họ rất ngại block bạn vì có thể xảy ra những hậu quả vô cùng khủng khiếp. Nên nhớ, Facebook, Youtube, Google, WordPress, Microsoft…tất cả là doanh nghiệp và bản chất của doanh nghiệp là lợi nhuận.
Tự do báo chí rất quan trọng. Để phát triển nông nghiệp, phải có tự do báo chí. Không có tự do báo chí, nông nghiệp dần suy đồi. Tình hình đối với cây lúa nước ở Việt Nam đang ngàn cân treo sợi tóc. Bối cảnh trình độ quan trí thấp, số lượng nhà báo như Lê Phú Khải là quá ít để nhìn ra vấn đề. Việt Nam chỉ có thể làm trang trại nông nghiệp xanh.
Sáng nay (27/04/2020 tại Đà Lạt), tôi nhận được tin nhắn của ông Vương Trùng Dương, một đồng nghiệp bên Hoa Kỳ: “Bác nay đã 76 tuổi vẫn còn viết nhiều và layout sách báo, nhờ vậy mà tinh thần được sáng suốt. Hơn nửa thế kỷ trong ngành báo với bao buồn/vui nhưng cũng thích với cái nghiệp nầy. Các cháu với tương lai trước mắt còn lâu dài nên kiên trì và nhiệt tâm nhập cuộc. Ở trong nước làm báo rất khó vì không thể thực hiện đúng “sứ mệnh của người cầm bút” nhưng cố gắng với công việc, nghề dạy nghề sẽ thành công.
Chúc vui”.
Viết tại Đà Lạt, ngày 27 tháng 04 năm 2020.
Tôn Phi.
Góp ý tác giả: tonphi2021@hotmail.com
Trợ lý: tonthanck@gmail.com.
Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741.
Tác giả Tôn Phi hiện đồng thời là chủ nhân của Tập đoàn xuất bản Charlie Sài Gòn.
Website: https://www.shop-charlie.com.
Tập đoàn xuất bản Charlie hiện đang tuyển thêm thành viên. Mời các bạn quan tâm ứng tuyển.
Chuc nha bao luon nhiet huyet trong cong viec giup do dan ngheo yeu the
ThíchThích
Anh Lê Phú Khải là một nhân cách lớn của làng báo VN. Tôn Phi mà theo được bác Khải thì phước nhà lớn lắm
ThíchThích
Nhà báo Tôn Phi
Có thể viết bài cứu nông dân Hà Tĩnh về những rỉu ro khi xây dựng và đóng cửa biển Đồ Điệm được k?
ThíchThích