tonphi2021@gmail.com
Bài hồi âm giáo sư Nguyễn Hồng Hưng-trường đại học Kiến Trúc về bài luận “Chữ Tầu tạo ra tâm lý nhân cách Tầu cộng lục địa.” ông viết ngày 26 tháng 04 năm 2020.
Thứ nhất, gọi chữ Tầu là không đúng. Gọi chữ Hán cũng chỉ là vì quen gọi như thế rồi. Chữ mà ta đang thấy ngày nay, gọi cho đúng là chữ Nho. Từ đời Tống về sau mới gọi là chữ Hán. Gọi tên một ai thì phải gọi cho đúng tên khai sinh của người đó. Cũng vậy, với lối chữ ấy, nếu gọi là chữ Tầu hay chữ Hán sẽ dẫn đến những hệ lụy vô cùng lớn mà có thể người viết không ý thức được cặn kẽ vấn đề.
Về câu nói: “Luôn ẩn chứa nhiều ý đồ khác, và có thể ngược lại với đời sống.” Đúng nhưng chưa đủ. Chữ Nho là linh tự, thì phải đúng người thuộc linh tộc mới dạy được. Nhiều ý đồ khác mà có thể gây ngược lại với đời sống là do chữ ấy rơi vào tay người không thuộc linh tộc một cách cưỡng bức và độc quyền giảng dạy.
Bởi vậy, câu nói “Chữ Tầu tạo ra tâm lý nhân cách Tầu cộng lục địa.” chẳng khác nào câu nói quả bóng làm gãy chân cầu thủ. Vì đá sai quả bóng cho nên bị trẹo chân. Vì hiểu sai chữ (do không có người thuộc linh tộc dạy dỗ đến nơi đến chốn) cho nên nhân cách bị biến dạng.
Người dưới phố, người ta nói chữ Tàu là của người Hoa tộc, nói vậy cũng chẳng sao. Nhưng trong tư cách một giảng viên, mình phải tìm cho ra văn bản khoa học chứng minh cho điều đó. Gần đây, một nhà sư ở Đà Lạt hoàn tất công trình chứng minh Hán tự (chữ ô vuông) là do các sĩ phu của liên bang Viêm Việt chế ra, mỗi bang một kiểu, cuối cùng được Tần Thủy Hoàng thống nhất. Danh từ Trung Quốc, tiếng Anh China, tiếng Pháp la Chine, lấy từ chữ Tần. Tần là Chine (China).
Vì sao giáo sư Nguyễn Hồng Hưng viết bài đó? Vì ông yêu nước Việt, ghét nước Trung Quốc xâm lược, yêu nhau yêu cả đường đi nên chửi luôn cả chữ Trung Quốc, mà không biết chữ Trung Quốc đó thực ra là chữ của ông cha mình. Bài viết của ông Nguyễn Hồng Hưng, trong tư cách giảng viên, vô tình gây tác hại rất lớn cho tầng lớp sinh viên sau này, lúc các em ra trường. Tác giả bài hồi âm này không cuồng chữ Nho và cũng không khuyến khích học chữ Nho, ai thích học thì học, không cần thiết lắm cho các ngành kỹ thuật. Học chữ Quốc Ngữ, tiếng Anh tiếng Pháp thì cơ hội việc làm và giao lưu quốc tế rộng mở hơn. Tuy nhiên trong khối ngành văn khoa, hay đơn giản trong việc viết văn mỗi ngày, nếu không hiểu chữ Nho thì không thể lên đến đỉnh cao. Nhiều người viết mà không hiểu mình đang viết gì.
Một chút góp ý nhỏ với giáo sư Nguyễn Hồng Hưng.
28/04/2020

China có nghĩa gốc là đồ sứ á. Người Âu thấy đất nước Trung Quốc làm ra nhiều đồ sứ quá nên gọi đất này là China.
Số lượt thíchSố lượt thích