Nho gia có câu văn lừng danh, ai có học Nho đều biết:
天 俚 在 仁 心
Nghĩa là:
Thiên lý tại nhân tâm.
Tương truyền, câu này được cho là của Mạnh Tử (?!), một học trò đời sau của Khổng Tử.
Thiên lý tại nhân tâm là một mệnh đề cực kỳ cân đối.
Ví dụ, Bao Công là mẫu người thiên lý tại thiên lý, quốc pháp như sơn. Nghĩa là, làm đúng như quốc pháp ghi, không tăng không giảm. Điều này dẫn đến việc, bản thân Bao Công bị các thái sư cùng triều mưu hại nhiều lần, nhưng may không chết.
Từ lý tưởng “Thiên lý tại nhân tâm” xảy ra một quy chế gọi là bồi thẩm đoàn. Nơi có bồi thẩm đoàn đầu tiên trên thế giới là các làng Việt Nam. Mọi người đàn ông trong làng trên 50 tuổi đều được vào hội đồng kỳ mục của làng. Khi xảy ra vụ án gì, phạm nhân được đưa đến đình làng. Ở đó, hội đồng kỳ mục bỏ phiếu để định tội hay tha bổng người làng. Nền dân chủ này còn hơn cả Hy Lạp, nơi mỗi người phải có 100 centuric mới được vào hội đồng kỳ mục, tức là Hy Lạp không phải ai cũng được làm già làng mặc dù đã đến tuổi. Nước Mỹ mới có gần đây. Mạnh Tử không phải là người sáng tác ra lý tưởng “Thiên lý tại nhân tâm”, mà ông chỉ đúc kết một lý tưởng của các làng Viêm Việt thành một câu nói gãy gọn, chỉ 5 âm thôi đã đặt nền móng cho nền tư pháp trình độ cao nhất của nhân loại, và không thể cao hơn. Nhiều người bảo phải bỏ Việt đi đê theo Tây, đó là đang vứt đi lòng tự tín dân tộc. Tôi không thích câu “thâm Nho như Tàu”, bởi những người nói câu đó không biết rằng Nho xuất phát tự đình làng Việt. Vì không biết nên mới đâm cho dân tộc những đòn chí mạng.
Bồi thẩm đoàn ngày nay ta thấy trong các phiên tòa thực chất chỉ là một hình thức rút gọn của hội đồng kỳ mục làng. Vì là một hình thức rút gọn cho nên nó có thể bị lợi dụng, bẻ quặt ý nghĩa ban đầu. Để biết được Bồi thẩm đoàn ở một xứ có văn minh hay không, có thể hiện nguyện vọng của dân chúng như hội đồng kỳ mục hay không, chỉ cần làm phép trưng cầu dân ý là ra cả.
Thiên lý tại nhân tâm là một câu không thể ngắn gọn hơn, và không thể dịch được. Chữ tại (在) không biết phải dịch là “est” hay là “dans” sang tiếng Pháp cho đúng.
Nếu Thiên lý tại thiên lý, thì ai cũng cho là mình đúng cả, và tất yếu sẽ xảy ra nạn thanh trừng. Vì vậy mà có câu nói: “Các người không những không được trả thù vừa phải, mà còn không được trả thù”.
Đối với những người biết chữ Nho, chúng tôi còn bình giảng câu này được hay hơn. Nhưng vì bạn đọc không thạo chữ Nho, nên chúng tôi bình giảng ở mức độ này, chỉ để phác thảo cho bạn đọc một số suy nghĩ.
Ngày 12 tháng 05 năm 2020.
Tôn Phi.
email: tonphi2021@gmail.com
cùng với Bá Hải Huỳnh.
Bài này có chiều sâu về lịch sử việt. Nơi khởi nguồn nề tư pháp
Số lượt thíchSố lượt thích
Hi, anh Tôn Phi!
Cảm ơn anh đã chuyển.
Anh giải thích/phân tích rất mạch lạc/chi tiết.
Mến chúc anh cùng gia đình được vạn an.
Quý mến,
ĐML
Số lượt thíchSố lượt thích
Nếu bồi thẩm đoàn được địa phương cử ra đủ các thành phần, sau đó cho bốc thăm ngẫu nhiên để chọn lấy 5 vi hay 7 vị tham dự phiên tòa với tư cách dự thính.
Họ được nghe Thẩm phán và các luật sư bào chữa nghị án, đến khi Chủ tọa phiên tòa ra quyết định, nếu Bồi thẩm đoàn bở phiếu quá bán thì bản án mới được thực thi – Làm theo cách đó chắc chắn sẽ tránh oan sai!
Số lượt thíchSố lượt thích