Ai trong chúng ta đi học đều nhớ truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mỹ O.Henry. Hai nữ họa sĩ thuê chung nhà, một cô viêm phổi lạnh sắp chết. Cụ già ở dưới vẽ cho cô xem bức tranh chiếc lá, làm cô tưởng chiếc lá là thật và cô lấy lại nghị lực sống. Tối hôm sau, cụ già chết.
Câu chuyện trên sáng tác bởi một nhà văn làm đủ nghề để sống, nay đây mai đó đã trở thành kinh điển của cả thế giới.
Vì sao các tác phẩm dài, truyện dài nom có vẻ đồ sộ của những người được coi là nhà văn nổi tiếng hơn O.Henry như Mark Twain, Lev Tolstoy (tác giả bộ tiểu thuyết đồ sộ Chiến tranh và Hòa bình) lại không đi vào lòng người được như truyện Chiếc lá cuối cùng? Thưa, vì Chiếc lá cuối cùng thỏa mãn hai điều kiện: thứ nhất là ngắn gọn và cô đọng, thứ hai, đi vào tâm linh con người, đề cập đến lý do và ý nghĩa của sự tồn tại, của kiếp nhân sinh. Các tác giả thường mất một trong hai yếu tố kể trên, cho nên đã không thể trở thành kinh điển. Bằng chứng, không để lại được dư âm trong lòng người đọc.
Trong nhà trường hiện nay, chúng ta không được học kinh điển. Vậy chúng ta học gì? Thưa, là văn hóa hậu trường. Vì không được học kinh điển dân tộc nên hành trang vào đời của chúng tôi kẹp lép.
Đời sống hiện đại hôm nay, thanh niên Việt Nam mở mắt ra là phải lo kiếm tiền. Ai còn thời gian cho kinh điển dân tộc? Kinh điển dân tộc đã cũ, có chút áp dụng gì được trong cuộc sống hôm nay?
Tôi xin lấy ví dụ đơn giản. Kinh điển dân tộc Việt có đề mục quân phân ruộng đất.
Nếu không đọc kinh điển dân tộc, các chính trị gia sẽ coi đất đai như một loại hàng hóa. Vì không được học kinh điển dân tộc, cho nên cả dân tộc phải làm đoàn thú tranh mồi. Càng ăn càng đói, càng uống càng khát. Các tổ chức tội phạm mọc ra mỗi ngày một nhiều. Bao nhiêu quan tòa, công an, cảnh sát, nhà tù,…mọc ra không kịp. Các ý hệ ngoại lai thay phiên nhau tròng lên đầu lên cổ dân tộc ta thì không đủ để làm hướng đạo cho đời sống, mà tình trạng sau lại trầm trọng hơn tình trạng trước.
Khốn nạn nhất là các tổ chức truyền giáo. Học viện của các tôn giáo cố tình không dạy kinh điển dân tộc cho sinh viên, để rồi ra làm thầy tu thì bọn này trở thành lũ diều hâu, kền kền rỉa xác. Kinh điển tôn giáo thường (không phải tất cả) bảo đảm nhân phẩm chỉ cho người thuộc tôn giáo đó, còn kinh điển dân tộc bảo đảm nhân phẩm cho mọi người dân trong một quốc gia.
Tất nhiên cũng có, nhưng rất ít, tôn giáo khuyến khích tín đồ của mình sử dụng kinh điển dân tộc. Tôi biết một tôn giáo như vậy, rất đáng khen.
Chị Chế Trâm hỏi thế này: “Tại sao cô giáo ác trên cả tòa án?” Bạn Phương Trình Xuân nói rằng “Tôi thấy có gì sai sai”. Dạ thưa, không một ai đang từ trạng thái “nhân chi sơ, tính bản thiện” bỗng nhiên trở thành một người ác ôn mà cả quốc gia đều chửi rủa. Cần phải có một quá trình từ từ kéo nó từ cực này đi đến cực kia. Tòa án cũng từng là học sinh, mọi thành phần trong xã hội đều là sản phẩm của cô giáo. Cô giáo không dạy kinh điển dân tộc cho học sinh thì đương nhiên nó không có sức, không có năng lực trí tuệ để sống trên đời, và cuối cùng làm mồi cho các ý hệ và băng đảng. Đối với một số người (không phải tất cả) trong xã hội, không được vục mặt vào nguồn suối truyền thống thì đồng nghĩa với việc anh ta đánh mất đi lòng tự tín.
Đùa thế thôi chứ nếu muốn, cô giáo cũng không biết kinh điển dân tộc gồm những cuốn nào để mà dạy cho các em. Tất nhiên, cũng không nên quy trách nhiệm cho các cô giáo hết. Giả sử các cô giáo may mắn được dạy kinh điển dân tộc thì các cô cũng không có quyền dạy lại nó cho học sinh. Bản thân chúng ta ai muốn học kinh điển dân tộc thì đều không nhất thiết phải đến trường, tốt hơn vẫn cần đến trường để có căn bản, sau này có người hướng dẫn nữa.
Bố mẹ là thầy giáo, cô giáo đầu đời của đứa con. Đáng tiếc, các bậc bố mẹ thường muốn nhồi vào đầu đứa con kinh điển của tôn giáo mình đang theo, mà kinh điển dân tộc thì mù mịt không biết gì.
Gần đây, có nhiều người bắt đầu nhận ra được giá trị của kinh điển dân tộc. Giáo sư Tạ Văn Tài người Việt dạy luật tại Harvard viết cuốn: “Truyền thống nhân quyền của Việt Nam.”, mở đầu cho một cuộc về nguồn vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Tôn Phi-sinh năm 1993.
Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com
Whatsapp: +841644331741
Chiếc lá cuối cùng
…
Xa nhau chưa mà lòng nghe quạnh vắng
Đường thênh thang gió lộng một mình ta
Rượu cạn ly uống say lòng còn giá
Lá trên cành một chiếc cuối bay xa…
Bài nhạc “Chiếc lá cuối cùng” của nhạc sĩ Tuấn Khanh
ThíchThích