Phân biệt “đạo đức ” và “luân lý”.

Phân biệt “đạo đức ” và “luân lý”.

Sau khi tôi viết bài bên dưới, có nhiều bạn phản đối. Điều các bạn đang nhắc đến là “luân lý” chứ không phải là “đạo đức”.

“hành động lời nói cử chỉ thái độ của một người thể hiện qua việc hành sử giữa người với người luân có tình thương yêu không làm tổn hại đến tha nhân”- đó mới ở đợt luân lý.

Ảnh: Sách Luân lý giáo khoa thư.

Nền giáo dục của Sài Gòn-được gọi là hòn ngọc viễn Đông-không hề dạy môn nào có tên là đạo đức cho học sinh. Ai đủ đạo đức để dạy cho ai? Mà chỉ dạy môn có tên là luân lý. Sách giáo khoa thời ấy là “Luân lý giáo khoa thư” chứ không phải “Đạo đức giáo khoa thư”. Các thầy cô giáo bây giờ phân loại hạnh kiểm, xếp hạng tốt xấu nhưng họ làm những việc mà các thầy cô giáo 50 năm trước ở Sài Gòn không ai dám làm, xin lỗi tôi không muốn kể ra ở đây. Nguyên nhân: vì họ tiến mạo danh hiệu “đạo đức”, cũng như ngành toà án tiến mạo danh hiệu “nhân dân”. Bạn có thể hỏi bất kỳ ai dạy học thời Việt Nam Cộng Hoà, họ không thể trả lời khác.

Sách Luân lý giáo khoa thư bây giờ đã có phép in trở lại, bán đầy các hiệu sách ở Sài Gòn. Bạn có thể mua về đọc mà kiểm chứng.

Cô giáo chỉ dạy luân lý, là các định ước xã hội đủ để một cô bé, cậu bé làm hành trang sinh tồn trong xã hội đó, để không bị lạc loài trong xã hội đó. Còn khi cô giáo dạy đạo đức thì hỏng.

Vì cô giáo không biết đạo là gì và đức là gì.

Tuy nhiên đó vì sai lâu quá rồi nên không ai sửa cả. Wikipedia định nghĩa đạo đức thì không xài được. Một số website tuyên giáo tiếng Việt thử đưa ra định nghĩa đạo đức nhưng chừng đó chỉ sử dụng được trong nội bộ đảng phái của mình.

“Đạo” là gì và “Đức” là gì. Tháng 2 năm 2020 tôi có làm một bài chiết tự chữ Đạo. Chữ Đức tôi chưa làm chiết tự (vì chưa đến kỳ). Danh từ “đạo đức” ghép lại nghĩa là gì, tôi đã có một bài và cho đến nay vẫn chưa ai phản đối được. Một cách tổng quát, nói cho ai cũng hiểu được, Kim Định dạy rằng đạo đức nghĩa là linh lực phổ biến. Nó là một danh từ triết học mà các tay triết cự phách không muốn động đến.

Ví dụ: môn logique học trong giảng đường, ai nấy quen gọi là môn “luận lý”, thực ra đó chỉ là môn “danh lý”.

Nhiều cái sai như vậy, cũng không cần để ý lắm, nếu để ý nhiều có khi sinh bệnh. Thà làm kỹ sư, y sĩ , còn hơn làm nghề câu chữ sẽ gặp nhiều phiền não.

.

Chị Bạch Liên Chapelle vào phản đối bài của tôi, vì chị là sinh viên ngành ngữ văn Pháp, chưa được học ngành triết văn, nên khó có thể sử dụng Việt tự là một linh tự, chưa được học chiết tự, do đó không thể sử dụng được đúng từ. Tôi không trách ai cả vì họ không biết việc họ làm, và cũng không muốn con người chim sâu vào lý luận.

Riêng có anh Lê Trọng Hùng nhìn ra được vấn đề.

Lê Trọng Hùng là một nhà giáo vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Không tin bạn cứ chờ 5-10 năm tới.

Tôn Phi

25/05/2020

tonphi2021@gmail.com

https://saigonpick.com/2020/05/25/phan-biet-dao-duc-va-luan-ly/

Advertisement

1 bình luận về “Phân biệt “đạo đức ” và “luân lý”.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s