Nguyễn Gia Kiểng giải thích thế nào về câu nói của Tuân Tử?

 

_105476583_768130a4-a060-4216-95c1-a5fa99fba425
Ông Nguyễn Gia Kiểng. 

Sài Gòn, 02 tháng 06 năm 2020.

Nguyễn Gia Kiểng là lãnh tụ của Tập hợp Dân chủ- Đa nguyên tại Pháp. Trước hết, tôi xác nhận rằng ông Nguyễn Gia Kiểng có những công lao đối với dân tộc Việt Nam. Điều đó không thể phủ nhận.

Trung Quốc là một thực tại cực kỳ phiền toái. Nguyễn Gia Kiểng viết: “Nó (Nho giáo) kiểm soát và tha hóa một cách tuyệt đối những người có học được gọi là giai cấp sĩ. Họ được giáo dục để coi việc phục tùng một cách tuyệt đối và làm dụng cụ vô điều kiện cho kẻ cầm quyền như một vinh dự và một đạo lý. Đạo đức của kẻ sĩ chỉ giản dị là trung thành với vua, ngay cả một hôn quân bạo chúa ; sự thực là những gì vua muốn.”

Vậy, Nguyễn Gia Kiểng giải thích thế nào về câu nói sau đây, trong Tuân Tử chính luận, Tuân Tử tuyên bố: “Tru bạo quốc chi quân nhược tru độc phu”.

Chữ Hán trong văn bản gốc: 誅 暴 國 之 君 , 若 誅 獨 夫

Tư tưởng bảo sủa thì sủa là tư tưởng của Pháp gia chứ không phải của Nho gia.

Nhìn những câu văn thế này, có ai dám nói Tuân Tử hay Nho gia bênh bọn cường hào ác bá?

Trong nghề kỹ thuật, không phải là chuyên gia thì không biết sợi dây xanh đi đâu, sợi dây đỏ đi đâu. Nguyễn Gia Kiểng cũng vậy, ông là kỹ sư giỏi, nhưng không phải là nhà triết giỏi nên cũng nhầm là đương nhiên.

Khổng giáo, trưng ra tấm gương vua Nghiêu và vua Thuấn,  trước đời Khổng cả nhiều ngàn năm. Tuy nhiên Khổng không hề dạy dân phải kính trọng ông vua cùng thời với Khổng. Chúng ta phải nhìn kỹ để tránh hiểu nhầm chi tiết quan trọng này. Khổng khen vua Nghiêu, vua Thuấn, cũng giống như một giáo sư Do Thái bây giờ khen vua Salomon, vua Đavit. Việc người đời sau bảo đi tôn thờ những tên bạo chúa cùng thời, là việc bẻ quặt ý nghĩa của ông và không nên đổ trách nhiệm cho ông.

Ủng hộ hào, bá, không phân biệt nó là cường hào hay là ác bá, là thái độ của Pháp gia. Xem Hàn Phi Tử. Chứ không phải thái độ của Nho gia. Vì sao người ta muốn đổ hết cho Nho gia? Thưa, vì thầy Khổng quá vĩ đại, ảnh hưởng bao trùm, cho nên tốt xấu của đất nước Trung Hoa ta cứ đem đổ cho thầy hết. Nhiều nhà truyền giáo, tổng biên tập báo chí, giáo sư, lãnh đạo đảng phái đã làm như vậy. Khi đuổi được thầy Khổng ra khỏi nước Tàu thì nước Tàu phải nhận một ông thầy kinh tởm hơn thầy Khổng gấp trăm ngàn lần. Để giữ sĩ diện, các tổ chức trên cho đến tận ngày nay vẫn chưa nhận lỗi. Kể cả đại học Oxford bên Anh. Sai lầm chồng lên sai lầm.

Nho giáo xuất phát tự phương Nam. Nam và Bắc ở đây lấy sông Hoàng Hà làm ranh giới. Hoa tộc ở phía Bắc sông Hoàng Hà, đương nhiên không thể là chủ triết Nho.

Trò không lớn hơn thầy, đầy tớ không lớn hơn chủ. Một lãnh tụ như Nguyễn Gia Kiểng mà đi chửi triết Nho, thì trong tổ chức của Nguyễn Gia Kiểng, gồm biết bao nhiêu cô giáo, kỹ sư, bác sĩ đương nhiên cũng học theo lãnh tụ của mình chửi triết Nho theo. Không ai biết rằng mình đang đâm những đòn chí mạng vào dân tộc.

Chủ trương của Nho gia là chủ trương “quan cai trị, vua kiểm soát” tức sự quan trọng đặt nơi quan chứ không nơi vua, quan phải trung với đạo chứ không trung với cá nhân vua “dĩ đạo sự quân, bất khả tắc chỉ, 以 道 事 君, 不 可 則 止 ” (Luận ngữ chương XI câu số 23) Chủ trương đó sau này Mạnh Tử sẽ đặt nổi bằng câu: “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi
khinh, 民 為 貴 , 社 稷 次 之 , 君 為 輕 “.

Dù sao, ông Nguyễn Gia Kiểng vẫn có những điểm đáng yêu. Những người trẻ trong Tập Hợp Dân chủ Đa Nguyên vẫn học được một số nét từ ông. Tuy nhiên để hiểu đúng về Trung Quốc và , tránh đi vào sai lầm của các giáo sĩ phương Tây phạm tại Trung Quốc trong thế kỷ XIX và XX, thì quý vị nên đọc bộ sách của Kim Định. Hoặc, nếu thấy Kim Định đáng ghét, quý vị nên đọc cuốn truyện ký “Chúa Giê-su ở Bắc Kinh” để hiểu rõ hơn về đất nước này.

Ông Nguyễn Gia Kiểng cũng có cuốn sách kha khá, tên là Tổ quốc ăn năn, bạn đọc có thời gian cũng có thể tìm đọc.

Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com

 

Advertisement

1 bình luận về “Nguyễn Gia Kiểng giải thích thế nào về câu nói của Tuân Tử?

  1. Bài hay. Nho không hoàn hảo, cái gì hay thì học thôi. Ông Kiểng này nói cũng có phần có lý, nhưng không phải là tất cả. Ông ý nên nói Hán Nho hay Đường Nho, hay Tống Nho…. Nói Nho không hay thì không đúng, Nho đã bị sửa đổi rất nhiều qua các Triều Đại. Mạnh Tử nói, đọc sách mà tin hết vào sách thì thà đừng đọc.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s