Xác định quyền sở hữu lãnh thổ theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc: tính công khai, tính hòa bình và tính liên tục.

Biển Đông nhìn từ trên cao. Ảnh chụp từ vệ tinh. Photo archive.

 

Viết tặng các ông bà đang đi đòi lại chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa cho Việt Nam. 

Liên Hiệp Quốc thành lập năm 1945. Năm 1951, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức hội nghị Hòa Bình tại San Francisco, nước Mỹ. Trong hội nghị này, 50 nước tham dự đã đồng ý với tuyên bố của ông Trần Văn Hữu- thủ tướng của chính phủ Quốc gia Việt Nam – do vua Bảo Đại vẫn còn lãnh đạo- rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Trong hiến chương của Liên hiệp quốc có cương mục về xác định quyền sở hữu lãnh thổ. Ba điều kiện đó là: tính công khai, tính hòa bình và tính liên tục.

Hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của nước nào, và đang được quản lý bởi lãnh tụ nào, trong con mắt của tòa quốc tế . Ở trong nhà hay trong làng xã thì nói thế nào cũng được, ra ngoài tòa quốc tế đòi hỏi phải có giấy tờ.

Vì sao tòa án của Liên Hiệp Quốc mời Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa lên về vấn đề quần đảo Hoàng Sa thì nước này không dám đến dự phiên tòa? Bởi vì nước này dùng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974, tức là vi phạm “tính hòa bình”, điều kiện thứ hai trong 3 điều kiện kể trên. Nước Mỹ ngồi im cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, và cũng ngồi im cho Trung Quốc tự đăng báo ca ngợi công ơn giải phóng Hoàng Sa, mục đích để cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tự nhận tội vi phạm điều kiện thứ 2 ( nước Mỹ chẳng cần ghép tội cho Trung Quốc).

Vì sao chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không dám kiện Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa lên tòa án của Liên Hiệp Quốc? Giả sử bạn có nghe thì cũng chưa thấy đơn kiện, nếu có thì đã thấy. Vì sao vậy? Vì không có tính liên tục. Vua Bảo Đại trao quyền lãnh thổ cho chính phủ Quốc gia Việt Nam (lúc ấy do thủ tướng Ngô Đình Diệm chấp chính). Năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa có ý định bàn giao lại quốc gia cho Bắc Việt. Bùi Tín- sĩ quan cao cấp bảo rằng các anh thua rồi thì không còn có gì để bàn giao. Có nghĩa là, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không nhận bàn giao từ đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa, do đó không có tính liên tục. Nếu ngày ấy đại tá Bùi Tín nhận bàn giao từ công chức Việt Nam Cộng Hòa thì bây giờ đã có thể nói chuyện biển Đông. Nhưng không, Bùi Tín không được học về luật pháp quốc tế, không được học về Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cho nên dù là sĩ quan cao cấp nhưng cũng đã nói một câu hết sức liều lĩnh: “Các anh thua rồi thì không còn có gì để bàn giao.”

Trở lại câu hỏi, lãnh tụ nào đang nắm chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? Đây là câu hỏi mà đáng lẽ những người Việt ở hải ngoại phải trả lời, còn chúng tôi sống trong nước, trả lời câu hỏi này nguy hiểm cho chính người viết. Nếu chúng tôi không viết thì quý vị còn lừa dối dân nước đến bao giờ nữa? Bao nhiêu tờ báo in cổ vũ tặng cờ cho ngư dân đi vào chỗ chết. Bao nhiêu nhân sĩ, trí thức, bao nhiêu cây bút vô tình tiếp tay cho kẻ thù phương Bắc.   Do đó, chúng tôi quyết định phải viết để quý vị có một định hướng đúng đắn để hành động.

Chính phủ Quốc gia Việt Nam (vua Bảo Đại đại diện, thủ tướng Trần Văn Hữu làm thủ tướng) đã trao lãnh thổ cho Chính phủ đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa, một cách hòa bình.  Vì vậy, tổng thống của đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa là lãnh tụ có quyền quản lý Hoàng Sa-Trường Sa, được Liên Hiệp Quốc công nhận.

Chính phủ đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa trao lãnh thổ cho Chính phủ đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa, một cách hòa bình.  Vì vậy, tổng thống của đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa là lãnh tụ có quyền quản lý Hoàng Sa-Trường Sa, được Liên Hiệp Quốc công nhận.

Từ đó, bạn đọc có thể suy luận tiếp, hiện nay ai là lãnh tụ đang quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được Liên Hiệp Quốc công nhận.

Bao nhiêu tờ báo, bao nhiêu nhân sĩ trí thức, bao nhiêu con người yêu nước đang đi chửi người này. Chúng tôi- Trung tâm Văn bút Việt Nam (mà sắp tới có thể sát nhập với Văn bút hải ngoại) đang làm việc với các hãng thông tấn lớn- VOA, BBC, RFA để giúp họ viết bài đúng đắn, hay ít nhất là đừng viết sai. Ở Việt Nam, giảng viên trường luật không dạy Hiến chương liên hiệp quốc cho sinh viên, các chủ tòa soạn không dạy hiến chương nghĩa đạo báo chí cho ký giả, cho nên dẫn tới một Việt Nam như bây giờ.

Ngày nay, quân đội Hoa Kỳ, quân đội của Liên hiệp Anh,…muốn đi vào biển Đông thì chắc chắn phải đi vào vùng 12 hải lý, mà muốn đi vào vùng 12 hải lý thì họ buộc phải xin được chữ ký của lãnh tụ đang nắm chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy, Hoa Kỳ cần vị lãnh tụ người Việt này, hơn là vị lãnh tụ ấy cần Hoa Kỳ.

Đà Lạt, ngày 07 tháng Sáu năm 2020.

Tôn Phi cẩn bút.

Liên lạc tác gi: tonphi2021@hotmail.com 

Trợ lý: tonthanck@gmail.com 

 

Bài viết đã được đưa vào sách Công pháp quốc tế về vấn đề biển Đông của tác giả Tôn Phi.

Giá sách in:  450 000 VNĐ

Giá sách PDF: 250 000 VNĐ

Số tài khoản nhận tiền đặt sách: 142720499- ACB- Tôn Phi. Swift Code: ASCB VNVX.

Paypal và Payoneer: tonphi2021@gmail.com

Điện thoại hỗ trợ: 0344331741

7 bình luận về “Xác định quyền sở hữu lãnh thổ theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc: tính công khai, tính hòa bình và tính liên tục.

  1. Với bài viết này dựa trên cơ sở khoa học là “Luật quốc tế” của Tôn Phi thực sư đi vào từng con tim của con dân đất Việt. Tôi ủng hộ bài viết này như một tuyên bố của tiếng nói Việt Nam về HS và TS. Cám ơn bạn trẻ Tôn Phi

    Thích

  2. Gần đây tôi cảm nhận được CQcsvn đang mắt la mày lét rón rén đến với điều đó : Công nhận vnch là một chính thể song hành với vndcch ĐỒNG tiền thân hợp pháp của CP chxhcnvn đương thời !.

    Thích

  3. Tôn Phi! Bạn đã chỉ ra đúng bản chất của vấn đề ở đây theo Hiến chương LHQ thì chính phủ csVN không chính danh chủ quyền HS – TS với phân tích rất thuyết phục. Hy vọng người dân VN hãy tìm ra giải pháp thông minh nhất để bảo toàn lãnh thổ VN

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s