Ông Nguyễn Việt Nho giải nghĩa chữ “Việt”.

78454737_3058877240808979_3004615170157707264_n

Sống là đâu phải sống vì

Chất chồng năm tháng làm chi mà mừng?!

Ta nay cũng cận bát tuần

Việc đi hay ở ta tuân mệnh trời (1)!

Nghĩ xưa núi đổ, sông dời

Tha phương ta chọn cuộc đời lưu vong

Khi đi lòng mãi nhủ lòng:

“Đi là chỉ tạm lánh tròng dịch nô …

Tha phương tạm lánh Chệch vô

Đợi gió Tây thổi là xô chúng nhào” (2)!

Gió Tây nay đã thổi vào

Năm qua, tháng lại chồng cao tuổi đời …

Ta làm: “Làm cái nầy chơi”

Hòng mong truyền lại những lời vô ngôn (3)

Mấy ngàn năm bị vùi chôn

Nay ta vui với “làm chơi” chuyện  nầy (4)!

(1): “trời” (viết thường để chỉ những qui luật tự nhiên của trời đất/càn khôn

(2): Trong những qui luật thường hằng, có luật gọi là “kim khắc mộc” (là con quái số Đoài/Chằm phương tây hành Kim khắc với con Chân/Lôi hành mộc, phương đông). Qui luật nầy dụng vào chính trị nói lên rằng: khi có sự đụng độ đông tây, kết qủa sẽ ngã về phương tây (nên qui luật nầy được trình bày với lời tạm dụng khác là “đông bình tây qủa”! Điều nầy cũng có nghĩa là khi Mỹ Tàu đụng độ, Tàu sẽ thua, Mỹ sẽ thắng!

(3): Lời vô ngôn, người xưa bảo nó là “ngôn bất ngôn” (lời không lời), bởi, để đi vào Lý Đạo là cần phải thấy chứ không là nghe cái mà người ta nói về Nó. Việc không dùng ngôn tự (lời nói và chữ viết) để diễn đạt ý, mà dụng tượng để chưng ra lời là thuộc nhánh văn hóa Đạo học. Vì sử dụng tượng thay lời diễn ý, có nghĩa là ý được hiểu qua tượng, nên Việt Đạo mới có lời khuyên”bỏ lời lấy tượng” (ý phải được hiểu qua tượng, không phải là qua lời qui ước), Và, như thế tượng được xem như là “lời vô ngôn” vậy!

(4): Chữ “Việt” (viết Hoa) mang 2 ý nghĩa:

a) Bộ môn văn hóa khởi thủy là của người Việt. Bộ môn nầy về sau, một số tộc dân Việt bị Hán tộc diệt chủng (giết và cướp đoạt văn hóa) để bộ môn văn hóa Đạo học nầy bị biến cải chệch hướng ban đầu, để hình thành cái Hán Nho mang tính Duy Dương của Tàu Chệch. Cái Nguyên Nho/Việt Nho (từ dùng của triết gia Kim Định) ban đầu hầu như bị trốc mất gốc. Những huyền (dấu huyền) thoại trở thành huyễn (dấu ngã) thoại! Dịch đã di dịch thành bùa chú cho phù thủy và đã sai chệch, làm mất đi tính khoa học đích thực đặt nền tảng của tượng và của hệ lý số.

b) Nghĩa thứ hai của từ “Việt” nầy là siêu Việt, vừa cao siêu, vừa phổ cập trên mọi lãnh vực của Triết, Y, Lý, Số …, nghĩa là không một lãnh vực nào mà nó không vươn tới và bao trùm lên. Nền văn hóa nầy y như là cái “lưới Trời lồng lộng, thưa mà không lọt” (Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu). Đúng đây là nền văn hóa siêu việt! Và, đây chính là tuyển Sách Ước (ước gì được nấy) của giòng vô tự  giòng Việt nói riêng và của nhân loại nói chung, muôn đời vậy!

 

Cảm ơn qúi vị đã bỏ thời gian đọc. 28/5/20.

Nguyễn Việt Nho.

Liên lạc tác giả:

+1 (408) 225-8754

nguyenvietnho1943@yahoo.com

1) Hà Đồ
1) Hà Đồ
2) Lạc Thư
2) Lạc Thư
3) Hình chưng ra quái tượng Càn Khôn, Tứ Tượng, Bát Quái
3) Hình chưng ra quái tượng Càn Khôn, Tứ Tượng, Bát Quái
Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s