Phân tích phát ngôn của Phó chủ tịch huyện Krong Pack về vụ việc 4 đứa trẻ Đăk Lăk ăn cơm nguội với ve sầu.

ph-55-17451803

Ảnh: VTC News.

Ngày 07 tháng 06 năm 2020, báo VTC News đặt tựa: <<4 đứa trẻ Đắk Lắk ăn cơm nguội với ve sầu: Lãnh đạo huyện nói ‘do sở thích’>> (*). Báo VTC News đặt tựa như vậy là sai, bởi 3 lý do sau đây:

Thứ nhất, bà Ngô Thị Minh Trinh không phải là “lãnh đạo huyện”. Theo hiến pháp, chủ tịch địa phương không phải là lãnh đạo địa phương, phó chủ tịch huyện càng không phải là “lãnh đạo huyện”.

Thứ hai, báo chí cần phân biệt được giữa “lãnh đạo” và “chỉ huy”. Khi anh làm theo một lệnh từ trên và đổ xuống cho dưới làm theo y hệt, không cần biết nó sẽ dẫn tới hậu quả nào, đó là chỉ huy. Còn khi anh động não suy nghĩ, tự vạch ra dược các chương trình hành động, đó mới là lãnh đạo. (Xem cuốn Chữ Nho và khoa học của Tạ Quang Phát.) Nói chung, viết cho đúng từ ngữ thực là khó khăn, nhiều lúc phải viết đi sửa lại, do đó chúng tôi luôn để lại liên lạc dưới mỗi bài viết để sửa.

Thứ ba, để biết các cậu bé có ăn hay không thì phải mời các em tự thuật. Có một vài tộc ăn sâu, ăn côn trùng hằng ngày và lấy đó làm niềm vui.

Những vấn đề nhỏ đó bỏ qua để tìm câu trả lời cho câu hỏi lớn: Khắp nơi trên thế giới, con trẻ phải ăn ve sầu là do Thiên bẩm hay do Nhân vi? Chúng tôi tìm thấy một câu trả lời rất hay của ông Hậu Nguyễn, 90 tuổi, từ Mỹ gửi về.

Khi gặp những cảnh bất công như thế này, ông Tổ Marx vô cùng nhân hậu, vì không nhận ra yếu tố Thiên bẩm, đổ mọi bất công cho yếu tố Nhân vi. Để củng cố thêm lời phán của thầy Karl Marx, trò Lê-nin thêm vào một câu: vật chất quyết định ý thức. (“Vật chất là tồn tại khách quan…”). Giáo trình gọi đây là định nghĩa Lê-nin, điều này không đúng, phải gọi là tiên đề Lê-nin thì đúng hơn, vì cái gì chưa chứng minh được mà muốn người ta tin tưởng để làm việc sau đó thì gọi là tiền đề chứ không gọi là định nghĩa.

Câu này mang lại một hệ quả: số phận của bạn là do nhân tạo chứ không do ông Trời. Hai thầy trò Karl Marx-Lenin đề ra giải pháp Cách mạng vô sản, kích động số đông thành phần nghèo Công Nông dễ bị lừa, đem lòng Hận thù cào bằng Thượng tằng kiến trúc và Hạ tầng Cơ sở xã hội để lập Thiên đường trần gian, với lời hứa nơi đó mọi người ai ai cũng có đủ nhu cầu sống và làm việc theo khả năng ( Các tận sở năng, các thụ sở nhu ). Nhưng khi loại bỏ Thiên bẩm thì vi phạm vào một luật thiên nhiên: Chỗ nào Nước cũng chảy từ trên cao xuống thấp, Không khí cũng từ áp suất cao tràn xuống nơi áp suất thấp, dòng điện cũng truyền từ điện thế cao xuống điện thế thấp, nhờ sự cách biệt đó mới có sự biến hóa trong Vũ trụ, một khi xóa bỏ Thiên bẩm thì hết biến hoá. Vì Karl Marx dạy cho đệ tử xóa bỏ thế đó, tức là xóa bỏ thế quân bình động trong xã hội. Cho nên, trẻ bán vé số, người già lang thang không nơi nương tựa, công nhân thất nghiệp vất vưởng ở gầm cầu, người bệnh không có tiền chữa nằm chờ chết… về sau lại nhiều hơn trước.

Do đó mà cách thiết lập Công bằng xã hội chỉ theo cách lấy Nhiều bù Ít, lấy Cao bù Thấp, lấy Mạnh giúp Yếu một cách tương đối, nhưng rất cần có sự cách biệt cần thiết giúp cho sự biến hoá trong Vũ trụ vẫn được duy trì ở trạng thái quân bình động. Chế độ Công nghiệp Tây phương thì biết rằng ở đây vừa có Thiên bẩm, vừa có Nhân vi, nên họ đánh thuế Lũy tiến lập ra quỹ An sinh xã hội, giúp cho những người thất nghiệp, những người tàn tật, những gia đình có lợi tức thấp để chọ họ sống hàng ngày và còn huấn nghệ giúp chọ họ có một nghề để sống tự lập.

Vì vậy, ở Việt Nam, dân có chửi mấy ông bà chủ tịch huyện cũng không được gì, vì đây không phải vấn đề chính sách, mà là vấn đề triết lý.

Ngày 10 tháng 06 năm 2020
Tôn Phi
tonphi2021@gmail.com

(*) https://vtc.vn/text/4-dua-tre-dak-lak-an-com-nguoi-voi-ve-sau-lanh-dao-huyen-noi-do-so-thich-ar550412.html

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s