Mọi người yêu văn chương đều biết tiểu thuyết “Papillon, người tù khổ sai”. Đây là câu chuyện có thật của Henry Charrière (đọc là Ăng-ri Sác-ri-è). Chuyện kể rằng, thời trẻ, Henry Charrière làm nghề ăn trộm chuyên nghiệp. Anh bị ông trùm và cảnh sát Pháp cấu kết với nhau gán cho tội giết người, và đày ra đi tù ở nước Guiana, một nước thuộc Pháp. Lúc đi tù oan ở đây, anh trốn trại. Lần trốn trại đầu tiên, đảo chủ giam anh 2 năm, bớt 1/2 khẩu phần ăn, và cắt hẳn ánh sáng, với mục đích làm cho anh điên. Lần trốn trại thứ hai, anh bị đày lên một ngón núi đá chơ vơ giữa biển, những tù nhân trên ngọn núi này cũng phát điên. Henry Charrière ném một trái dừa từ ngọn núi xuống biển, thấy dừa khô và nổi, bèn nghĩ ra cách kết những trái dừa lại thành một cái bè và vượt ngục. Anh ném cái bè bằng dừa xuống biển trước. Sau đó nhảy từ vách thành xuống biển sau. Anh sống sót sau cú nhảy xuống nước, bơi lại cái bè, nằm lên nó, và mặc cho gió thổi đi. Anh trôi dạt đến Venezuela, lấy tư cách công dân của nước này. Cô gái điếm năm xưa vẫn chờ Papillon, anh đưa sang Venezuela. Nhờ trí thông minh, lại được trên một đất nước tự do, anh làm ăn rồi trở thành một người giàu có. Anh mua máy bay về Pháp, gặp giám đốc một nhà xuất bản ở Paris và yêu cầu xuất bản cuốn truyện hồi ký của mình. Cuốn hồi ký “Papillon, người tù khổ sai” được hơn 13 triệu doanh số xuất bản, gây chấn động toàn nước Pháp. Dưới áp lực của dư luận, chính quyền Pháp đã phải đóng cửa vĩnh viễn trại tù ở Guaina vì sự phi nhân tính và hủy hoại con người của nó. Vì sao phải có nhiều hội đoàn? Vì nếu không có nhiều hội đoàn, thì cũng giống như bên Phap năm xưa không có tự do xuất bản, những người tù Guaina kế sau chàng trai Papillon chắc chắn sẽ chết. Chiến thắng này quá vang dội, vợ chồng Papillon được về Pháp sinh sống tự do. Trong bài này, tôi gọi nhà nước Pháp là chính quyền bởi họ biết xấu hổ trước cái sai và sửa sai khi cái sai đó nằm rõ ràng trước công luận.
Tiểu thuyết này có một ý nghĩa nhân sinh cực kỳ sâu sắc. Rốt cục, quyền lực cho các thẩm phán là do Thượng Đế ban cho hay là do Qủy Dữ ban cho? Chúa Giê-su nói với quan tổng trấn Phi-lát: “Quyền của ông do Cha ta ban cho”. Nếu quyền của một tòa án do Thượng Đế ban cho thì ta có quyền chống nó không? Chưa thấy ai trả lời câu này một cách rốt ráo. Có những quyền lực do Qủy Vương cung cấp, có những quyền lực do Thượng Đế cung cấp. Làm thế nào để biết kẻ đang chèn ép ta, Thượng Đế hay Qủy Vương sai hắn làm vậy dối với ta? Câu hỏi này cực kỳ khó. Đối với các bậc đại hiệp trong thiên hạ, khi thấy bất công, họ chỉ muốn thi hành công lý.
Chàng trai tù khổ sai Papillon đã giải quyết câu hỏi trên một cách lạnh lùng bằng cách tổ chức vượt ngục.
Sĩ quan tình báo Lê Phú Hào, chú của nhà báo lão thành Lê Phú Khải có nói một câu như là một tuyên bố : “Internet sẽ thay đổi Việt Nam.” Qủa thật, Internet đang làm thay đổi Việt Nam. Nếu ngày đó chú Lương Hữu Phước biết xài Internet, kêu cứu cộng đồng mạng sớm, thì chưa chắc chú đã phải uất ức đến mức phải tự tử. Trở lại chuyện của anh Lương Hữu Phước. Sao anh không gọi nhà báo độc lập như chúng tôi sớm? Tại sao gia đình anh không làm điều này? Tất nhiên, chúng ta không xài Internet để hại người.
Muốn hạnh phúc phải trải qua trăm ngàn tranh đấu.
“Tôi thành thật chia xẻ nỗi đau với gia đình người bạn cùng tên xấu số, bạc mệnh! Tuy nhiên, hành động của bạn thật dại dột, hồ đồ!
Nếu là tôi, dù có chết cũng phải chết một cách oanh liệt chứ không bao giờ chịu chết đớn đau, phí hoài như thế! “– lời của nhà giáo Đặng Đăng Phước, trường trung cấp sư phạm mầm non tỉnh Đăk Lăk.
Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích yếu tố gia đình hậu thuẫn dẫn đến kết quả vượt ngục khác nhau của Papillon và Louis Dega.
Đà Lạt, ngày 11 tháng Sáu năm 2020.
Tôn Phi (Lê Minh Tôn)
tonphi2021@gmail.com
Whatsapp: +84344331741
Bài viết đã được đưa vào sách Giáo trình văn học Pháp của nhà văn Tôn Phi. Mời các bạn mua sách để ủng hộ anh.
Giá sách: 400 000 VNĐ (sách in). 240 000 VNĐ (sách PDF). Số tài khoản nhận tiền đặt sách: MB: 0344331741: Chủ tài khoản: Tôn Phi.
Ở VN được xử dụng súng giống như ở Mỹ , các quan chức VN chắc không giám ăn cướp và xử án vô pháp tràn nan trắng trợn , coi thường những cái chết oan uổng quá thương tâm.
ThíchThích
Cám ơn chị. Bài của em được không?
ThíchThích
Tôn Phi ! Dạo này hay đọc bài viết của Tôn Phi , mình rất ấn tượng , xã hội cần những cây bút trẻ như Tôn Phi .
ThíchThích
Lại Thị Ánh Hồng cám ơn chị Ánh Hồng.
ThíchThích
Mọi hành động đều phát xuất từ tư tưởng. Hành động đúng sai, tốt xấu, thành bại … đều do 3 yếu tố cấu thành được các nền văn hóa lớn của nhân loại chỉ ra là: 1) Văn hóa Phật Gáo gọi là BI (Tình Thương/Nhân Từ) TRÍ (Trí tuê/Trí Hụê) DŨNG (Nghị lực/Sự Kiên Trì đeo đuổi); Thiên Chúa Gáo gọi là Chúa Ba Ngôi (Cha, Con, và Thánh Thần mà ý nghĩa của nó hiển lộ qua phép “Làm Gấu Thánh: Tay chỉ đầu, chỉ tim và chỉ hai vai). Việt Giáo gọi 3 yếu tố nầy là Tam Tài/Tam Tính/Tam Cương THIÊN ĐỊA NHÂN, như thể chiếc KIền Ba Chân Táo dồm hai tính dương (2 Ông) và một tính âm (1 Bà). Hai tính dương là Trí và Dũng, tính âm là tình Thương. TẤT CẢ ĐỀU Ở TRONG TA. được ca dao mô tả như là điều đáng tin cậy cững chắc:
“Dù ai nói nghã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vũng như kiền ba chân”
Henry Charière hội đủ ba tính nầy nên đã tự cứu mình và làm gương sáng cho mọi người!
ThíchThích
Hi, người Bạn trẻ Tôn Phi!
Cảm ơn Bạn đã chuyển.
Tác phẩm này đã được dựng thành phim xi-nê từ khi tôi còn bé lận.
Xem phim mới thấy được tất cả sự đốn mạc/độc ác/tàn bạo giữa con người đối với con người!
Cũng trong phim đó, nghị lực phi thường và ý niệm về cuộc sống được thể hiện rất mạnh mẽ nơi người Tù vĩ đại.
Chúc Bạn và cháu bé cuối tuần vui vẻ/sum vầy.
Quý mến,
ĐML
ThíchThích