Nhân quyền dưới mái đình làng Việt

103870432_1875595849249135_5571198859100587650_o

Bài đã đăng trên diễn đàn Nhân quyền Úc châu- HRRF ngày 11 tháng 06 năm 2020.

Việt Nam, xứ sở được cho là ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa Nho giáo của Trung Quốc. Các làng ở miền Bắc Việt Nam có gia phong nghiêm ngặt, nơi người nhỏ phải tôn trọng tôn ti, trật tự và phải hiếu kính người lớn. Điều này dẫn đến suy nghĩ rằng vì vậy giới trẻ Việt Nam không có những đóng góp cho các giá trị nhân quyền quốc tế, do bị truyền thống dân tộc cản trở. Có thực sự như vậy không? Sau đây là bài phân tích với mấy nét phác thảo về truyền thống nhân quyền Việt Nam, nhìn từ đình làng.

Đình làng Việt Nam là nơi quy tụ của các cụ già làng. Nhiều sách gọi đó là Hội đồng kỳ mục. Trong bất kỳ xã hội nào, nếu xảy ra một vụ án mà đưa lên huyện thì có thể bị quan huyện hạch sách nhũng nhiễu, trong lúc trình độ nền tư pháp của xã hội đó chưa cao. Ở Việt Nam thì trái lại. Hầu hết các vụ tranh chấp trong làng hầu hết do Hội đồng kỳ mục của làng giải quyết. Ơn ích của đình làng là như vậy. (Xem thêm cuốn Triết lý cái đình của triết gia Lương Kim Định.)

Chức năng quan trọng của các cụ già trong đình làng Việt là họp quân phân ruộng đất. Đất đai là vấn đề nóng bỏng của mọi thời. Con người sẵn sàng chém giết nhau vì một miếng đất đẹp hoặc một cô gái đẹp. Đình làng Việt họp quân phân ruộng đất, vì vậy cho mọi người trong làng. Phải có tài sản thì con người mới ra người được. “an thổ, đôn hồ nhân, cố năng ái”. Trong làng Việt, đất đai được các cụ già phân phối, chia đều cho các nam đinh. Con người được bảo đảm quyền có tài sản và tài sản đó được làng bảo vệ. Vua không có quyền lấy đất của dân làng, vì phải thỏa thuận được với đình làng là điều rất gian nan. Nhờ lối tổ chức đời sống đó, mọi người được đời sống an vui, và cũng không có nô lệ truyền kiếp. Bên viễn Đông chấm dứt được nạn nô lệ từ rất sớm, bên Pháp phải đến năm 1848 mới xóa bỏ chế độ nô lệ.

Các cụ già trong hội đồng kỳ mục là những người đàn ông trên 50 tuổi. Vì sao phải trên 50 tuổi? Vì tuổi ấy con người đã có một sự chín chắn nhất định. Dưới 50 tuổi chưa hiểu hết sự đời và có thể có những quyết định sai, nhiều khi bị dắt mũi để đưa ra những phán quyết sai. Do đó làng Việt Nam giữ được sự ổn định thành công, trong một thời gian rất dài, nhờ lối trọng xỉ (trọng tuổi) này. Một số làng miền Bắc về sau còn có lối bầu, người phải sống tốt và gia phong nền nếp thì mới được bầu vào hội đồng kỳ mục.

Ở Hy Lạp, không phải ai trên 50 tuổi cũng được gọi là công dân có quyền biểu quyết. Đó phải là những người có 100 centuric (đơn vị tiền tệ của Hy Lạp). Những người có tài, có tuổi, nhưng không có đủ 100 centuric thì sao? Đương nhiên họ không được quyền bỏ phiếu, tức là không đáng được coi là công dân. Vì vậy nền dân chủ của Hy-Lạp có thể không trung thực bằng nền dân chủ Việt. Hy Lạp trội hơn trên khía cạnh cụ thể hóa thành các khái niệm.

Như trên phân tích, mọi người Việt đều được tham dự vào đời sống làng. Quyền lợi phổ biến tương tự đã không diễn ra bên Hy Lạp, nơi vẫn được gọi là nôi của nền văn minh Tây Âu chói lọi ngày nay. Bên Hy Lạp hay Tây Âu có điều hơn là trò được cãi thầy, con được cãi cha, vì là nền văn minh trọng về lý, so với bên ta nặng về tình, tình lý tương tham, tức là tình 3 phần, lý 2 phần.

Truyền thống dân tộc Việt trọng tuổi tác. Người già có quyền được nghỉ ngơi, không lao động mà vẫn có ăn, vì họ đã già. Điều này được thể hiện trong Kinh Lễ chương XXI, nơi mà trai tráng trong làng đi săn về phải chia phần ngon cho cụ già. Việt ở đây được hiểu là các làng trong liên bang Viêm Việt, một đồng bằng rộng lớn mạn dưới sông Dương Tử mà ngày nay người Việt Nam là đại diện cuối cùng. Về văn hóa, các ý tưởng về viện dưỡng lão đã có ở nước Tàu trước nước Pháp xét về mặt thời gian. Về văn minh, người Pháp xây dựng các viện dưỡng lão với quy mô lớn hơn, đẹp hơn và nhiều đãi ngộ cụ thể cho các cụ già hơn song về ý tưởng thì bên Tàu vẫn có trước.

Cân đối nhiều yếu tố, giới biên khảo ở đại học Văn Khoa Sài Gòn chứng minh được rằng truyền thống dân tộc Việt Nam không có gì mâu thuẫn với các giá trị nhân quyền quốc tế, trái lại còn rất gần. Vấn đề là có một số sai biệt nhỏ, còn về các nét cốt yếu thì vẫn gần nhau. Ngày nay, cần những người có thể diễn dịch tư tưởng truyền thống ấy dưới dạng ngôn ngữ, văn phong cho ám hợp với thị hiếu và tư duy của thời đại mới. Nếu được vậy, truyền thống nhân quyền của người Việt có thể được phát huy và đóng góp không nhỏ cho các phong trào nhân quyền của thế giới.

Ngoài triết gia Lương Kim Định lối cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XX Việt Nam còn có giáo sư Tạ Văn Tài (còn đang sống)- đại học Harvard có xuất bản công khai cuốn sách pdf “Truyền thống nhân quyền của Việt Nam” với những ý tưởng rất gần gũi như trên.

Tôn Phi

Viết tại Đà Lạt, ngày 11 tháng 06 năm 2020. Bài đã đăng trên Diễn đàn nhân quyền Úc châu của luật sư Nguyễn Văn Thân.

Góp ý tác giả: tonphi2021@hotmail.com.

Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741.

Trợ lý: huonggiang@shop-charlie.com (gặp cô Hương Giang).

Advertisement

14 bình luận về “Nhân quyền dưới mái đình làng Việt

  1. bọn tàu đang ra sức phá bỏ các đình làng. Nhằm xoá sổ văn hóa và phân tán quần chúng để dễ dàng cai trị. Nhìn kỷ mới thấy độ thâm của chúng qua các đợt cướp phá đất nhà mang tên định cư kinh tế, thông qua bàn tay cs🖐

    Thích

      1. Tình Quê Hồn Nước văn hóa làng xã thời nay làm gì còn khắng khít nhau như trước 1975 nữa.đa phần là nghi ngờ nhau vì đâu còn nguồn gốc tình làng nghĩa xóm. Mạnh ai nấy sống là điều cs mong muốn.

        Thích

  2. Chú Phi xứng đáng cấp kinh phí từ ngân sách để nghiên cứu viết tiếp nhiều lãnh vực.
    Dẹp mịa ngân sách bổ cho đám vớ vẫn và xây tượng đài.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s