Chuyện dân gian trê cóc- Bùi Tuấn Dương

Truyện_Trê_Cóc_-tranhDongHo

Vợ chồng Cóc vốn ở gần bờ ao. Đến khi đẻ, vợ Cóc xuống ao sinh ra một đàn nòng nọc. Trê ở dưới ao thấy nòng nọc giống mình, bèn bắt cả đàn về nuôi. Khi Cóc trở lại, thấy Trê chiếm đoạt con mình, mới đem việc đến kiện ở cửa quan. Quan truyền giam Trê lại. Vợ Trê ở nhà đến nhờ Triều Đẩu gỡ tội cho chồng. Triều Đẩu giới thiệu vợ Trê đến tìm Lý Ngạnh, một thủ hạ am tường việc quan. Lý Ngạnh lo lót lễ vật vào cáo quan để khiếu nại cho Trê. Quan cho sai nha đến tận nơi tra án. Trông thấy đàn nòng nọc, nha lại cho là con của Trê bèn về trình với quan. Quan liền ra lệnh thả Trê và bắt giam Cóc lại. Đến lượt vợ Cóc phải chạy lo cho chồng. Ếch giới thiệu cho vợ Cóc một thầy kiện trứ danh là Nhái Bén. Nhái Bén khuyên vợ Cóc cứ đợi đàn nòng nọc đứt đuôi tự nhiên sẽ về với mình, không cần phải kiện cáo gì cả. Quả nhiên ít lâu sau, khi ra bờ ao thì đàn cóc con theo mẹ về. Vợ Cóc cùng đàn con đến kêu oan. Trước chứng cứ rõ ràng, Trê phải thú tội và bị kết án “lưu tam thiên lý” (đầy xa ba ngàn dặm). Hai vợ chồng Cóc được kiện trở về, một nhà vui sướng vum vầy.

Chuyện dân gian trê  cóc này, tôi học 4 năm ngành văn học cũng không biết (không để ý tới). May được bác bán bún Bùi Tuấn Dương ở Sài Gòn mới học hết cấp ba giới thiệu cho thì mới biết và để ý.

Truyện trê-cóc không phải là chuyện bày ra cho vui. Dương Quảng Hàm chỉ thấy nghĩa đen là “một câu chuyện ngụ ngôn chủ ý bày tỏ cái thói “tranh hơi tức khí” gây nên những cuộc kiện tụng và chỉ trích cái tệ nhũng lạm của bọn sai nha cùng cái hại “xui nguyên giục bị” của bọn thầy cò cũng là sai nốt”. Chuyện dân gian trê cóc là tiếng nói của ông cha Việt bị oan. Người Hoa xâm lược người Việt, lấy hết bờ nam sông Dương Tử, bưng cả Nữ Oa- Phục Hy vốn là tổ người Việt về cho chúng. Kể cả chủ đạo Việt (có nhiều tên gọi như triết Việt Nho, sau này phải đặt tên lại là triết An Vi) cũng bị chúng đem về, nói miết thành quen, đến nay gần như 80% số học giả quen gọi triết Nho đến từ Tàu. Câu nói này có nửa phần đúng, vì người Việt làm chủ đồng bằng trung tâm nước Tàu, phía dưới mạn nam sông Dương Tử. May mà có những người như triết gia Lương Kim Định khôi phục lại chủ quyền. Triết gia Lương Kim Định là đệ nhất hướng đạo sư của dân tộc Việt Nam.

Việc vừa theo chủ đạo của dân tộc, vừa theo một tôn giáo (như Cơ-đốc) không có gì mâu thuẫn với nhau. Sai lầm của các nhà truyền giáo Tin Lành tại Trung Quốc trong thế kỷ XIX và thế kỷ XX, đó là coi ông Khổng như là một đối thủ của  Chúa Giê-su, rồi từ đó hạ bệ ông Khổng để nhét cho được chúa Giê-su vào nước Tàu. Kết quả, thầy Khổng phải khăn gói ra đi khỏi nước Tàu, nhưng vào được nước Tàu không phải là chúa Giê-su mà là những ông thầy tồi tệ hơn thầy Khổng nhiều lần. Bạn xã giao Facebook của tôi có ông Nguyễn Hồng Quang, mục sư Tin Lành nổi tiếng ở Việt Nam, cũng đã thừa nhận sai lầm này của Tin Lành. Có những thứ sai lầm đã lâu, giờ sửa sai rất khó khăn. Những linh mục như Martini trong Histoire de la Chine (lịch sử Trung Hoa) ca ngợi triết Nho hết lời. “Giáo sư Wolf vì tuyên dương luân lý độc lập của Khổng Tử nên bị huyền chức (buộc phải rời khỏi chức vụ) và buộc phải rời khỏi thành Halle trong 24h, nếu không sẽ bị xử tử. Bản án này gây một tiếng vang khắp Âu châu nên các nhà trí thức đều cố tìm đọc cho bằng được bài diễn văn gây sóng gió đó.” (Cửa Khổng, Kim Định, nhà xuất bản Hội nhà văn năm 2017, trang 204) . Jean Jauque Rousseau ghét Tàu vì lễ nghi phiền toái (tôn giáo vu nghiễn) nhưng lại khen ngợi về mặt công bình và cai trị (économie politique). Pinot quả quyết rằng lúc đó người ta nghiêng về Tàu còn nhiều hơn về nước Anh, mặc dầu đang là thời kỳ có phong trào sùng mộ Anh. Nhật Bản là xứ kết tinh Nho giáo đời Đường. Một Nobel văn chương Pháp sang du lịch Nhật Bản quan sát lối sống và nói: “So với quý tộc Nhật Bản, quý tộc Anh chỉ là những tên say xỉn.”

Vừa qua, học giả Hà Huy Toàn ở Hà Nội viết: “Một hệ tư tưởng tốt không thể tha hoá thành một hệ tư tưởng xấu. Việt Nho tha hoá thành Tàu Nho để Việt tộc bị nô dịch bởi chính nó. Vậy Việt Nho chỉ là một hệ tư tưởng xấu thôi.” (xem ảnh chụp màn hình ở cuối bài.)

Dễ hiểu thôi, vì Tần Thủy Hoàng tàn bạo hà khắc, vì Từ Hy Thái Hậu chôn sống hàng trăm đứa trẻ làm người giữ mộ. Tuy nhiên cần nhớ rằng đó không phải là Nho gia. Tần Thủy Hoàng nghe lời đạo sĩ (gọi đạo sĩ là Đạo gia Lão Tử e có phần quy chụp) luyện đan để ăn và chết. Từ Hy Thái Hậu cũng nghe lời đạo sĩ giết trẻ nam đồng trinh để phong ấn huyệt mộ. Đây tuyệt đối không phải là các triều đình Nho gia như giới học giả bề mặt đề cập. Trung Quốc là một thực tại cực kỳ phiền toái, nơi có Nho gia, Lão gia, Đạo gia, Phật gia tranh giành ảnh hưởng, mà nếu không cẩn thận thì sẽ làm hỏng bảng mạch điện như một người không phải kỹ sư điện nghịch vào bảng tổng điều khiển điện của tòa nhà.

Chúng tôi không hiểu, ông Hà Huy Toàn nói Việt Nho tha hóa thành Tàu nho từ lúc nào? Việt Nho không thay đổi, chỉ có con người ngộ nhận giữa hai nền tư tưởng. Nói “Việt Nho tha hóa thành Tàu nho” thì cũng giống như nói, tại sao ấu trùng rõ ràng có hình con cóc nhưng tại sao sau này lại biến thành con trê? Thưa, vì đó là ấu trùng trê ngay từ đầu, nhìn giống ấu trùng cóc, nhưng đợi lớn lên thì sẽ thành trê, còn ấu trùng cóc thì muôn đời là cóc, theo câu chuyện dân gian.

Một dị bản khác của truyện dân gian trê-cóc. Các ấu trùng cóc, thấy mình giống, thì đi theo các ấu trùng trê, rồi một cách tự nguyện, các ấu trùng cóc lao vào miệng cá trê. Đó là vì các ấu trùng cóc không biết lịch sử của mình. Cũng vậy, một dân tộc không biết lịch sử của mình, cứ đi theo những thứ nhìn bằng con mắt tân thời, thì kết quả sẽ giống như bầy ấu trùng cóc.

Đàn nòng nọc đứt đuôi tự nhiên sẽ về với mẹ Cóc, không cần phải kiện cáo gì cả. Người Việt khi tâm thức lớn lên, sẽ tự trở về với chủ đạo Việt, không cần lý luận hay tuyên truyền gì cả. Nhà giáo Lê Trọng Hùng ở Hà Nội, trước đây chửi triết Nho đến mức không ra gì, sau khi đọc tư liệu gốc về triết Nho, lại quay sang bảo vệ triết Nho, vì đến đây anh đã nhận thức được triết Nho là triết Việt, và phải bảo vệ chủ đạo Việt. Đây là lý do triết gia Lương Kim Định sinh ra giữa cuộc đời này.

Hiện nay, chúng tôi vẫn tặng các sách in về triết Việt cho thanh niên Việt nào muốn tìm hiểu về cội nguồn của dân tộc. Qúy vị ở nước ngoài có thể liên hệ với hội An Việt UK (anvietuk@aol.com) để lấy sách.

Xin cám ơn bác bán bún Bùi Tuấn Dương cung cấp tư liệu cho bài viết này.

Đà Lạt, Ngày 23 tháng 06 năm 2020

Tôn Phi.

tonphi2021@gmail.com (thường trả lời trong 24h)

Giám đốc Trung tâm Văn Bút Việt Nam-nhà sáng lập kiêm giám đốc nhà xuất bản Sống Mới Charlie.

Mời quý vị đón xem sách Cuộc kháng chiến của nhân dân Ukraine, tác giả Tôn Phi, đã phát hành trên Amazon:

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s