
Tôn Phi.
Hôm nay tình cờ tôi đọc được một bài của luật sư Luân Lê, đăng lại trên tờ báo của bạn tôi, về phân tích cô giáo trong trường thu tiền kế hoạch nhỏ là gian lận.
Mấy chú bé ăn cắp một buồng chuối, tù 3 năm. So với cô giáo lấy tiền kế hoạch nhỏ 10 triệu ( 6 000 đồng nhân với 1000 em trong trường), thì cô giáo còn hơn. Nếu tính cô giáo là tội phạm thì cả nước này là tội phạm mất. Có những đứa tham nhũng tiền tỷ ngồi cười khà khà, còn các cô giáo đây chỉ mới lấy khoảng 10 triệu, mà chia ra thì mỗi cô chưa được 2 triệu, trừ các chi phí. Cô giáo nghèo quá nên mới phải làm như vậy. Tôi nghĩ, điều tra ai thì điều tra, không nên điều tra cô giáo. Trong con mắt của trẻ, cô giáo phải luôn đẹp nhất. Nếu hình ảnh cô giáo xấu, cũng phải làm cho đẹp. Nếu vẽ nên hình ảnh của cô giáo xấu thì lớn lên đứa trẻ sẽ chẳng còn tin tưởng vào điều gì trên đời. Bằng mọi cách phải bảo vệ cô giáo. Về lý, có thể gọi cô giáo là tội phạm, luật sư Luân Lê đúng. Nhưng về tình, ta vẫn không nên gọi cô giáo là tội phạm. Đây là truyền thống Tham thiên lưỡng địa, tình ba lý hai, tình thâm nhi văn minh của dân tộc Việt Nam.
Thủ tướng Anh Boris Johnson nói: “No body are illegal”- Không có ai là tội phạm cả. Một bà bạn tôi đang sống bên Thái gọi điện về cho biết, bên đó lương của cô giáo mầm non về hưu tính sang tiền Việt là 20 triệu đồng một tháng. Hỏi, vì sao cô giáo và nhà trường Việt Nam lại nghèo như vậy.
Triết lý khởi nguyên sai, dẫn đến cành lá tưới tiêu mấy cũng đều khô héo cả. Nếu làm điều tra quá sát, có thể đẩy đến tình trạng quá đà, như mấy vụ phụ huynh bắt nạt cô giáo vừa qua. Điều đó không cần thiết, chẳng lẽ học trò lại đi điều tra thầy cô giáo? Thay vì làm như vậy, chúng ta nên đi đến giải pháp làm sao để cô giáo cũng có điều kiện để sống mà không cần phải làm những việc như vậy. Chúng tôi nhận thấy rằng, không có một nước nào trên thế giới dễ dàng làm điều đó hơn nước Việt Nam.
Việt Nam trước đây có mái đình làng. Bên trong sâu đình làng, các cụ già họp hành. Ngoài cổng đi vào, có các cô giáo làng dạy trẻ học. Người làng ai có rau khoai, rau mì, con cá thì mang vào đình làng, cô giáo nấu ngay tại chỗ cho trẻ ăn. Như vậy, mái đình làng Việt Nam hơn hẳn mô hình trường hàng dọc ngày nay. Đình làng Việt là mái trường nơi con người vừa được no đủ phần xác, vừa được vui vẻ phần tâm hồn mà tục ngữ gọi đó là: Giao thực hồ địa, giao lạc hồ thiên. Ăn với đất, vui với trời. Bây giờ, nên sửa hệ thống trường ngày nay một chút, áp dụng triết lý cái đình. Dân làng nhà nào có thịt, nhà nào có cá, nhà nào có rau, góp vào trường mầm non, trường cấp 1 để cô giáo kiểm tra thức ăn rồi nấu ăn luôn cho trẻ, thay vì cô giáo ra ngoài chợ mua. Với cách làm này, các nhà trường sẽ luôn luôn no đủ, và cô giáo luôn luôn giàu. Trường Việt Nam phải no đủ nhất thế giới mới đúng so với truyền thống của nó.
Ngày 07 tháng 02 năm 2020.
Viết tặng cô giáo Hồng Thuận.
Giải pháp thật tuyệt vởi bởi tính nhân bản và rất nhân văn, Hãy bắt đầu áp dụng vào đời sống hằng ngày đối với các cô giáo mầm non nhé. Thóc Nâu
ThíchThích
Cảm ơn tôn phi
ThíchThích
Nhưng cũng đừng ưu ái 1 các quá mức với thầy cô. Thầy cô là máy cái đấy. Máy cái mà lỗi thì sẽ ra sản phẩm lỗi là hs. Mà đã lỗi rồi. Hs o bao giờ dám tranh luận với cô giáo. Bác Hồ nói chỉ có đứa trẻ trong bụng mẹ là o có khuyết điểm nhưng lại tự chống lại Bác khi bác bảo bác có thể sai nhưng Mao chủ tịch, đồng chí Sta lin o thể sai được
ThíchThích