5(Xin chào Bác Việt Nho, trước hết xin có lời hỏi thăm sức khỏe tới Bác, gia đình và cộng sự, sau là lời cảm ơn về những bài viết mà Bác đã gửi tới điện thư. Nay tôi xin có câu hỏi về đề tài “Tứ Bất Tử Việt Nam” trong truyền thuyết, thư tịch cổ… ở Việt Nam và hải ngoại … Cảm ơn và chúc Bác vạn an!. Lê An Vi. Nghiên cứu độc lập Văn Hóa Việt Cổ. MA of Slavovic Philologies)
BÀI ĐĂNG KỲ 2/5 (tiếp theo)
II.2 Chữ Đồng Tử
II.2.1 Huyền Thoại Chữ Đồng Tử Và Nghững Gì Liên Quan Với Chữ Đồng Tử Và Tiên Dung Công Chúa
Chử Đồng Tử là người thôn Chử Xá, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, có cha là Chử Phù Vân. Mẹ mất sớm, nhà nghèo lại bị cháy, cha con Chử Đồng Tử mất hết của cải, chỉ còn chỉ còn duy nhất một chiếc khố, hai cha con thay phiên nhau mặc, khi cần đi ra ngoài.
Lúc người cha lâm chung, gọi con lại bảo rằng hãy giữ chiếc khố lại cho bản thân nhưng vì thương cha nên Chử Đồng Tử chôn chiếc khố theo cha và từ đó không có quần áo che thân, thường thì chàng dầm mình xuống nước trốn tránh người. Chàng sống quanh quẩn bên sông kiếm ăn bằng cách bắt cá, tôm trao đổi thức ăn với xuồng ghe qua lại.
Thời bấy giờ, công chúa Tiên Dung là con của Hùng vương 3 (1) (theo Lĩnh Nam chích quái, cũng có người viết là Hùng Vương 18), cũng vừa đến tuổi cập kê, rất là xinh đẹp, nhưng không muốn lấy chồng, lại thích ngao du sống nước bằng thuyền. Một ngày kia, thuyền của công chúa ghé qua vùng Chũ Đồng Tử sống, trên thuyền, quân lính đông đảo, cờ xí rợp trời, Chữ Đồng Tử sợ quá vội trốn vào bãi sông, lấy cát phủ khắp mình.
Không biết có phải đây là Trời xuôi đất khiến, bất ngờ Tiên Dung lịnh cho dừng thuyền lại, sai quân hầu dùng màn che kín một khoảng đất để tắm, không ngờ đúng vào chỗ Chử Đồng Tử đang ẩn mình. Tiên Dung dội nước tắm làm trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử. Cả hai trong tư thế trần truồng (2) Tiên Dung cho việc này là duyên trời định nên tự ý cùng Chử Đồng Tử lấy nhau làm vợ chồng.
Hùng Vương 3 nghe tin này giận lắm. Công chúa Tiên Dung không dám quay về kinh đô, bèn ở lại tại vùng nầy cùng Chữ Đồng Tử tổ chức buôn bán làm cho ở đây ngày một phồn thịnh, dân tụ về đây càng lúc càng đông đúc.
Rồi một ngày kia, Chử Đồng Tử mở rộng buôn đường biển. Chàng gặp một Đạo sĩ tên Phật Quang (3) ở một ngọn núi giữa biển có tên Quỳnh Tiên Sơn (4)… Ở hoang đảo, hai người trò chuyện ra chiều tâm đầu ý hợp và khi chia tay, Phật Quang tặng cho Chử Đồng Tử hai vật mà ông bảo là thần thông, thần kỳ, là chiếc nón và cây gậy (5).
Từ ngày có gậy và nón, vợ chồng Chữ Đồng Tử mỗi lần dừng lại “úp nón”, cắm sào” ở đâu, thì nơi đó tự dưng thành làng mạc, phố thị mọc lên như nấm, chợ búa tấp nập (6). Chợ được thành lập trên sông nước gọi là Hà Thị .
Chuyện nầy rồi cũng đến tai Hùng Vương. Vua Hùng, sai Lạc hầu đem quân đánh dẹp. Khi quan quân của vua đến gần,vợ chồng Chử Đồng Tử không chống lại mà lẩn vào một bãi sậy gần sông. Nửa đêm hôm đó, gió mưa nổi lên dữ dội làm cả một vùng đất ở đây sụt lở biến thành một cái đầm lớn … Và, từ đó người ta chẳng còn thấy Tiên Dung – Đổng Tử đâu nữa. Người dân ở đây tin rằng cặp vợ chồng nầy đã về Trời …
Dân địa phương nhớ công đức Chũ Đồng Tử giúp dân, họ lập đền thờ và đặt tên đền nầy là đền Hòa (7) và gọi đầm nầy là đầm: Nhất Dạ Trạch (tức là đầm một đêm). và cũng từ ấy, để tưởng nhớ Ngài, hàng năm người dân ở đây lấy ngày 15 tháng 2 âm lịch (8) làm ngày tế Ngài với các hoạt động dân gian đặc sắc như múa rồng, đua thuyền, đấu cờ người (9) … Từ đó, Chử Đồng Tử đi vào tâm thức Việt như là một tín ngưỡng dân gian vì cặp vợ chầng nầy không chỉ là người con hiếu thảo, nhân ái, dạy cho dân phát triển nhiều hành nghề, cả thương nghiệp mở rộng ra ngoài, dân gian còn xem Ngài như là một tổ sư của Đào Càn Khôn Đạo Việt và từ đó Chử Đồng Tử và Tiên Dung được loan truyều dưới văn thể của huyền văn gọi là Huyền Thoại … Dưới đây ta thử tìm hiểu huyền thoại nói về Ngài:
II.2.2 Giải Mã Huyền Thoại: Huyền thoại, ý nghĩa thực của nó không nằm nơi chữ sao nghĩa vậy mà nằm ẩn sau chữ nghĩa qui ước được dùng ở đây, thế nên để hiểu, ta cần làm sáng tỏ ý của các “huyền” chứa trong huyền thoại. Các cái huyền cần làm sáng tỏ đó là:
(1): Hùng Vương 3, chứ không thế là Hùng Vương 18 như một dố người viết sai vì: Chuyện kể về Chữ Đồng Tử là một huyền thoại mà đã là huyền thoại thì các con số không là số đếm hay là số thứ tự mà là con huyền số chứa cái lý bên trong nó, gọi là con Lý Số.
_ Con 3 huyền số có nhiềunghĩa, như đã nói ở bài trước, riêng ở đây, con 3 là con Phong Địa Quán 011/000 ( / ). Quán là Quan sát những gì chính sự vật (ở đây là mẫu huyền thoại) thể hiện ra. Cái mà huyền thoại Chữ Đồng Tử thể hiện ra là cái tình dẫn đến sự hòa hợp, kết hợp thành vợ chồng
_ Còn con 18 nếu đổi sang Lý Số là con Khảm ( ). Khảm là Thủy/Nước nặng lý hơn tình dễ dẫn đến cực đoan duy lý. Còn nếu viết với 6 hào Dịch 18 sẽ là con Thuần Khảm 010/010 ( / ): Thuần Khảm là thủy tai, nguy hiểm, rất xấu. Các hào 1, 2, 3, và 6 của Thuần Khảm đều nêu lên ý cực kỳ xấu, hiểm.
Qua đó, con 18 không thích ứng với huyền thoại nầy! Hùng Vương 18 phải là thời cuối của các vua Hùng chứ không thể thời của Chữ Đồng Tử và Tiên Dung Công Chúa con Hùng Vương 3!
(2): Tiên Dung dội nước tắm làm trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử, cả hai trong tư thế trần truồng: Tiên Dung cho chuyện nầy là ý Trời và đi đến quyết định lấy Chữ Đồng Tử làm chồng.
Chuyện nầy nầy chưng ra rất rõ nét của Đạo Hòa, hòa cái không đồng “hòa nhi bất đồng”, không đồng mà hòa mới thành Dịch Đạo của nhất âm, nhất dương “Nhất âm, nhất dương chi vị Đạo”. Kỳ thị, phân biệt âm đương để thành cô âm hay cô đương thì không Dịch, không sinh!
Cặp Chữ Đồng Tử – Tiên Dung không lý sự về thân thế, giàu nghèo, sang hèn … mà kết hợp làm Một thì đây qủa là một mẫu chuyện của Đại Hòa, nên Chữ Đồng Tử còn được dân gian tôn làm “Chữ Đồng Tổ” và đền thờ Ngài gọi là đền Hòa …
Tư thế trần truồng của hai người làm lộ hẳn ra tượng âm dương của cái nòng (()) âm của nàng và cái nọc (1) dương của chàng. Và, qua chuyện nầy còn nói lên cái âm dương và âm dương từ đâu mà có, không khác với dụ ngôn Vườn Đia Đàng của Thiên Chúa Giáo, xin được làm rõ:
_ Huyền thoại Chữ Đồng Tử:
* Chữ Đỗng Tử là Đàng ông/ giống đực/Dương/Nọc) từ dưới đất cát/âm/nòng chui lên: mang lấy nghĩa: dương từ âm mà có.
* Tiên Dung là đàng bà con gái/giống cái âm/nòng, là con vua Hùng là dương Càn, mang lấy nghĩa: Âm từ dương mà ra.
_ Dụ Ngôn Vườn Địa Đàng:
* Ông Adong (dương) được nặn ra từ đất sét (âm), mang lấy nghĩa cũng dương từ âm mà có.
* Bà Ava (âm) được nặc ra từ xương sườn ông Adong (dương), mang lấy nghĩa cũng là âm từ dương mà ra.
Cả hai huyền thoại và dụ ngôn đều chỉ ra Đạo Lý Âm Dương của Càn Khôn/Trời Đất. Với huyền thoại Chữ Đồng Tử và Tiên Dung thì không có kỳ thị mà tạo âm dương hòa.
Dụ ngôn Vườn Địa Đàng thì Adong và Ava lại kỳ thị khi nhìn rõ hai cái “ấy” của nhau mà lấy lá cây che của kín của mình nên bị “đuổi ra vườn “Điạ Đàng”. Dụ ngôn nói việc nầy là Ông Bà tổ của loài người là đã “ăn trái cấm”, có nghĩa là ăn trái cấm ăn (cấm phân biệt, cấm kỳ thị).
Huyền Thoại Chữ ĐồngTử thì không kỳ thị mà lại tìm ra lối hòa cái bất đồng, vì thế dân gian thờ và gọi đền nầy là Đền Hoà! và Ngài được xem như là Chữ Đồng Tổ (tổ của Đạo Hòa).
(3), (4): Núi Huỳnh Tiên và Phật Quang:Theo tài liệu ông Việt Nhân Nguyễn Hậu cung cấp thì tên núi là Núi Quỳnh Tiên, còn nhiều tài liệu trên internet viết là Huỳnh Viên Sơn. Cả hai từ có ý nghĩa không khác mấy:
“Quỳnh” Huỳnh, Hoàng đều mang nghĩa chỉ màu vàng, hành Thổ/Đất. “Tiên” chỉ giống Tiên Rồng của Mẹ Âu Cơ. Điều nầy nhằm minh xác rằng:
1) nơi thờ phượng trên trên núi nầy là đền thờ chứ không là chùa.
2) Phạt Quang là Đạo sĩ chứ không là tu sĩ Phật Giáo, phù hợp với thời điểm bấy giờ là Phật Giáo Ấn Độ chưa thể du nhập vào Việt Nam.
3) Phật Quang là ánh sáng của Phật Tính trong mọi Sự Vật, là Ông Phật Tự Tánh tức Tam Tính Phật chứ không nhằm chỉ là môn đồ của Đức Thích Ca Mâu Ni. Như vậy, Phật Quang là cái “Phật Tự Tánh” hay “Tam Tính Phật” có ở khắp nơi và ở trong mọi SỰ VẬT. Đó là Tam Đức: Đức BI, Đức TRÍ, Đức DŨNG!
(5), (6): Úp nón, cắm sào: Nón, sào là tượng của nỏng (0) âm, nọc (1) dương. “Cắm sào, úp nón” chưng ra tượng của Âm Dương giao hợp, dung hòa. Âm dương hòa thì sinh ra muôn loài muôn thứ …
(7): Đền Hòa: Đền thờ Chữ Đồng Tử và Tiên Dung là hai vị tổ sư Đạo Hòa.
(8): Lễ hội chính để tưởng nhớ Chữ Đồng Tử Tiên Dung mở ra chính thức vào ngày 15 tháng 2 âm lịch:
Ngày 15 viết ra Lý Số là con Thiên Càn 111 tức ( ), tháng 2: Con 2 là con Lý Số Khảm 010 hay ( ). Càn trên Khảm là Thiên Thủy Tụng / . Tụng là tranh tụng, tranh chấp, chỉ ra sự tranh chấp của vua quan triều đình và vợ chồng Chữ Đồng Tử. Nhưng sự tranh chấp nầy được hóa giải nhờ hai vợ chồng nầy có được Đạo Hòa.
(9): Múa rồng, đua thuyền, chơi cờ người:
Liên lạc tác giả: nguyenvietnho1943@yahoo.com