Phân tích vụ án anh hùng hào kiệt giang hồ đánh hội đồng võ hiệp Kiều Phong.

Kiều Phong ở Tụ Hiền Trang

Hồi tháng Năm năm nay, có một người anh cùng quê Hà Tĩnh nhắn tin, yêu cầu chúng tôi phân tích tác phẩm Thiên long bát bộ. Vì không có thời gian nên tôi chỉ phân tích một lát cắt trong tác phẩm đó.  

Ai mê phim Tàu hẳn biết bộ phim võ hiệp Thiên long bát bộ, chuyển thể từ tiểu thuyết Thiên long bát bộ của nhà văn Kim Dung. 9x, 8x đời đầu chực ti-vi để xem từng tập trong phim này.

Họ thấy, một người, mặc áo giống Kiều Phong, nói giọng giống Kiều Phong, giết người của môn phái mình. Thế là giang hồ, và lục đại môn phái, họp nhau để giết Kiều Phong. Loại anh hùng hào kiệt này, quê tôi có đầHọ thấy, một người, mặc áo giống Kiều Phong, nói giọng giống Kiều Phong, giết người của môn phái mình. Thế là giang hồ, và lục đại môn phái, họp nhau để giết Kiều Phong. Đặc trưng của Kiều Phong là “Hàng long thập bát chưởng”. Nếu Kiều Phong giết mấy người kia thì ắt để lại dấu tay “Hàng long”. Bọn lục đại môn phái căn cứ vào tướng mạo hung thủ thì liền kết luận đó là Kiều Phong-cựu chưởng môn nhân phái Cái Bang. Kể cả Thiếu Lâm Tự suốt ngày lý luận về “Không Không Sắc Sắc” cũng mắc bệnh này, chủ đạo Việt gọi đó là bệnh “nhục ảnh”. Khi mắc bệnh “nhục ảnh” thì không nhìn ra cái gì sáng suốt nữa, từ đó bao nhiêu con người rủ nhau đi đánh hội đồng Kiều Phong mà ai nấy cứ nghĩ họ là anh hùng hào kiệt. Trước khi đánh Kiều Phong, bọn này nói mà không cho Kiều Phong nói. Loại anh hùng hào kiệt này, quê tôi có đầy.

Đặc điểm tụ tập của lục đại môn phái là khi họ họp nhau, không cần qua tòa án xử, lục đại môn phái đã kết luận. Nếu là ở Do Thái, họ sẽ hỏi đến cùng, rằng:

Có phải ngươi đã giết ông A không?

Nếu thưa không phải, thì những người tố cáo không được tra tay lên người nghi can. Bao Công-Bao Thanh Thiên bên Tàu đời nhà Tống vẫn dùng bức cung, nhục hình để ép bị can nhận tội. Thẩm phán tòa Do Thái thời còn duy trì chế độ thầy tư tế thượng phẩm bảo đảm cho quyền được sống của bị can cho đến khi tìm ra được tận cùng chân lý. Với những trường hợp chưa xét xử được đưa vào thành ẩn náu, trạng thái chờ, nơi người ấy được bảo vệ cho đến ngày được xét xử trước hội chúng (xem câu chuyện trong Phục truyền luật lệ ký, còn gọi là Đệ nhị luật chương 19). Vì vậy có thể nói Do Thái là nơi đầu tiên trên thế giới áp dụng “nguyên tắc suy đoán vô tội”, mãi về sau người Tây Âu mới đặt ra thuật ngữ ấy. Án giết người, Do Thái vẫn cho người ta được tại ngoại (trong thành ẩn náu) trong lúc chờ điều tra. Bên Tàu, vì đã lỡ giam rồi nên phải cho nó một tội mà có khi là tội chết.

Nếu thưa phải, họ sẽ hỏi tiếp, vì sao ngươi giết ông A. Người Do Thái làm việc rất kỹ lưỡng. Án giết người phải có 2 người làm chứng.  Vì vậy tỉ lệ án oan của người Do Thái thuộc loại thấp nhất nhì thế giới. Ở Do Thái nếu chỉ có 1 người làm chứng thì kẻ giết người không bị buộc tội giết người, nhiều người đã thoát án như trên. Bên Tàu, quan ngoại họ Vương bị tên bán tơ tố cáo, quan phủ dựa vào lời khai của duy chỉ 1 tên mà bỏ tù Vương viên ngoại, dẫn đến việc Vương Thúy Kiều phải bán mình chuộc cha.

Điều này giống như việc lục đại môn phái đến phái Võ Đang để uy hiếp vợ chồng Trương Thúy Sơn và Ân Tố Tố, cha mẹ của Trương Vô Kỵ phải tự tử. Khi không có chính nghĩa nữa, phe đông đảo phải dùng gia đình để uy hiếp người quân tử. Việc này xảy ra lặp đi lặp lại khắp nơi trên thế giới. Việc Tiết thần y dùng tính mạng của người vợ A Châu cô nương để làm giá trao đổi với Kiều Phong là một ví dụ. Dùng gia đình để uy hiếp người quân tử là việc làm của bọn tiểu nhân. Vì vậy, sau một vài thế hệ thử nghiệm, người Trung Hoa đã không còn muốn cho con em mình đi theo các môn phái này nữa, thà cho con không hề biết võ nghệ nhưng cho con đi học thầy đồ Nho còn hơn.

“Truyền thống” lấy nhiều ức hiếp ít  của người Trung Hoa đã có một vài người phê phán. Lục đại môn phái có võ nghệ mà ai cũng sợ, Nho gia không tập võ nhưng ai nấy đều muốn gần.

Đương thời, Trung Quốc xử án theo kiểu mà chúng tôi gọi là lối xử án “đồ tể”, thì bên Việt Nam xử án ở đình làng. Trong đình làng, các cụ già xử án con cháu trong làng, cha chú phân xử cho các con cháu nên chẳng mấy khi có án oan. Còn bên Tàu thì án oan đầy rẫy, như Tụ Hiền Trang  xử oan cho Kiều Phong năm nào. Ví dụ so sánh trên đây cho thấy, về văn minh thì Tàu cao hơn Việt, về văn hóa thì Việt cao hơn Tàu.  

“Khoan nhu dĩ giáo – bất báo vô đạo – nam phương chi cường dã, quân tử cư chi”- chính là lời khuyên của Khổng Tử đối với văn minh Hoa tộc, rằng phải sửa đổi như quân tử phương Nam thì người Hoa tộc mới có thể sống với nhau lâu dài được.  Lục đại môn phái bên Tàu, chỉ có mẫu anh hung bạo lực, không có quân tử nhà tư tưởng cho nên giờ đã tan hoang, chứng minh cho câu nói đó của Khổng. Trong khi đó, nhiều trường phái tư tưởng của Do Thái cho đến nay vẫn còn, lại càng chứng minh triết lý khoan nhu dĩ giáo là đúng. Văn Miếu quốc tử giám, mới vào thấy bảng đá đề chữ “Hạ Mã!”, nghĩa là “Xuống ngựa!”, nghĩa là, võ nghệ cao cường ở đâu không cần biết, đến Văn Miếu thì phải đối xử với nhau bằng văn chương. Mọi lời nói ra đều là văn chương. Việt Nam được thiên triều tấn phong cho danh hiệu “Văn hiến chi bang” cũng là vì lý do đó.

Ngày 06 tháng 07 năm 2020

Tonphi2021@gmail.com

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s