Ngày hôm qua, ở một tỉnh phía Bắc, người ta gọi điện báo cho tôi ( nhà báo độc lập Tôn Phi) rằng, các nữ y tá thôn ở phía Bắc bị đuổi việc.
Nghe chuyện, tôi không mấy ngạc nhiên, vì trước đó tôi đã viết ngân sách quốc gia đã rỗng rồi.
Các chị kêu rằng: phải đuổi việc mấy nghề không chuyên môn chứ, sao lại đuổi việc y tá thôn. Y tá thôn rất quan trọng,
Y tá là nghề chuyên môn. “Trí thức chuyên môn” cần được “trí thức hướng đạo sư” lãnh đạo. Cho nên y tá phải liên lạc với các nhà báo luôn luôn, đừng đợi đến khi bị đuổi việc rồi mới gọi nhà báo, chẳng hiểu mô-tê gì để bảo vệ các y tá. Báo chí địa phương cũng vậy, đáng lẽ phải đăng bài bảo vệ các y tá thôn thì lại đăng những loại bài kiểu như “anh kia cặp với chị này”…
Bên Pháp, đuổi việc một người rất khó khăn. Chẳng hạn, chủ nhà hàng không dám đuổi việc tiếp viên bưng bê vì sợ bị chính phủ phạt. Chủ xưởng may hết việc thì rủ nhân viên đi làm poster chứ không dám đã thải, sợ bị liên đoàn lao động lên án. Ở Việt Nam, người y tá thôn 10 năm phục vụ bị đuổi việc quá ư dễ dàng.
Họ là người đầu tiên sơ cứu cho bệnh nhân, quyết định khoảng 70% thắng lợi. Nếu không có y tá thôn thì đưa lên được đến trạm y tế xã hoặc bệnh viện quận có khi bệnh nhân đã chết.
Các y tá thôn này có kinh nghiệm 5-10 năm. Họ rất “mát tay”. Làng tôi có bác Mai làm có y tá thôn mà bác sĩ học đại học y về cũng phải chào thua, vì bà này sơ cứu, băng bó mà bệnh nhân hài lòng đến độ “không biết đau”. Với những y tá thôn như vậy, đuổi việc họ đi thì quá lãng phí.
Có chị cho chúng tôi biết, chị phải đi làm shipper ( người vận chuyển, người giao hàng) kể từ khi bị đuổi việc.
Về chuyện này, chúng tôi làm phép so sánh như sau. Nếu mỗi thôn làng ở Việt Nam ( nhất là các tỉnh phía Bắc) được tự trị về tài chính…thì y tá thôn do thôn nuôi, không bao giờ thất nghiệp vì thôn không bao giờ vỡ quỹ. Trái lại, nếu thôn làng trung ương quản lý tài chính, một khi trung ương vỡ quỹ thì làng vỡ quỹ. Sau khi vỡ quỹ thì đuổi việc y tá thôn, một hoàn cảnh hết sức thương tâm. Vì vậy, cần phải áp dụng lối tự trị cho các thôn để bảo đảm việc làm cho các y tá ( công chức thôn) mà họ không cần phải gian dối hay tham ô. Cách thức tiến hành cụ thể đã được này chỉ rõ ràng trong cuốn “triết lý cái đình” của Việt linh nguyên lão Lương Kim Định.
Hiện nay, các chị y tá thôn bị đuổi việc thì hãy tìm một việc chân tay để làm tạm thời. Bản thân chúng tôi cũng phải chọn việc tay chân để tồn tại trong thời gian chờ Internet vệ tinh phủ khắp Việt Nam. Trong thời gian đó, quý chị, đã có bằng sơ cấp và trung cấp, thực hành giỏi, hãy liên lạc với một tổ chức y tế nhỏ nào đó. Một ngày nào đó quý chị sẽ được sử dụng trở lại.
Đuổi việc hay đuổi học đều phải có chữ ký. Phải tìm được danh tính của những người bỏ phiếu đuổi việc cô y tá. Trong thời gian đó, chúng tôi sẽ làm việc đến nơi đến chốn để hỏi cặn kẽ tại sao lại đuổi việc các cô y tá thôn.
Việt Nam, ngày 10 tháng 07 năm 2020.
Nhà báo Tôn Phi
Tonphi2021@gmail.com
Whatsapp:+841644331741
Hi, người Bạn trẻ Tôn Phi!
Cảm ơn Bạn đã chuyển.
Trong thời “Tàu dịch” (Covid-19) này thì tình trạng thất nghiệp ở nước nào cũng gia tăng đáng ngại.
Tội nghiệp những phụ nữ này, nhưng cả thế giới đều như vậy!
Chúc Bạn và bạn Phước cuối tuần vui vẻ.
Quý mến,
ĐML
ThíchThích