Nước Mỹ chuẩn bị thay đổi chính sách trợ cấp xã hội sau vụ Black Lives Matters.

Nietzche: 1844-1900

Cách đây gần 2 thế kỷ, triết gia Nietzche (tạm đọc là Nít-sơ) của Đức viết: “Nền giáo dục này cho chó ăn cũng không no.”

Câu nói này của Nietzche được cho là cực đoan và khiêu khích. Khi Nietzche bị tâm thần và vào nhà thương điên, các đối thủ triết học của Nietzche vui mừng trong lòng. “Right man in right place” (đúng chỗ đúng người).

Năm 2020, nước Mỹ xảy ra vụ Black Lives Matter. Nhiều người trong số đó có ăn học đàng hoàng, nghĩa là “có giáo dục” mà vẫn đi đập phá.  Thậm chí có nơi,  cảnh sát Mỹ phải đưa chó nghiệp vụ ra để làm việc với các thanh niên đập phá xã hội ấy. Người ta nhớ lại câu nói của Nietzche: “Nền giáo dục này cho chó ăn cũng không no.” Sau khi Nietzche chết đi, người ta mới nghiêm túc nhìn lại di sản của ông và thấy rằng đó là một di sản lớn. Sinh viên Sài Gòn trước 1975 nhiều người say mê đọc Nietzche, triết học siêu nhân.

Đặc điểm của nền giáo dục Tây Âu là: Un seul troupe et pas de berger. Dịch: Một đoàn cừu và không có người chăn. Cũng vậy, người ta không biết thủ lĩnh của phong trào Black Lives Matter là ai. Nếu biết, người ta cũng không biết bố mẹ của chúng là ai. Đây là thành phần vô tổ quốc và vô gia đình chứ không phải là tuổi trẻ bồng bột đơn thuần.

Quảng cáo

Dụ ngôn người con hoang đàng tóm tắt như sau: Một người kia có hai con trai.  Người em nói với cha rằng: Thưa cha, xin chia cho tôi phần của mà tôi sẽ được. Người cha liền chia của mình cho hai con. Cách ít ngày, người em tóm thâu hết, đi phương xa, ở đó, ăn chơi hoang đàng, tiêu sạch gia tài mình. Khi đã xài hết của rồi, trong xứ xảy có cơn đói lớn; nó mới bị nghèo thiếu, bèn đi làm mướn cho một người bổn xứ, thì họ sai ra đồng chăn heo. Nó muốn lấy vỏ đậu của heo ăn mà ăn cho no, nhưng chẳng ai cho. Vậy nó mới tỉnh ngộ, mà rằng: Tại nhà cha ta, biết bao người làm mướn được bánh ăn dư dật, mà ta đây phải chết đói! Ta sẽ đứng dậy trở về cùng cha, mà rằng: Thưa cha, tôi đã đặng tội với trời và với cha, không đáng gọi là con của cha nữa; xin cha đãi tôi như đứa làm mướn của cha vậy. Nó bèn đứng dậy mà về cùng cha mình. Khi còn ở đàng xa, cho nó thấy thì động lòng thương xót, chạy ra ôm lấy cổ mà hôn. Con thưa cùng cha rằng: Cha ơi, tôi đã đặng tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con của cha nữa. nhưng người cha bảo đầy tớ rằng: Hãy mau mau lấy áo tốt nhứt mặc cho nó; đeo nhẫn vào ngón tay, mang giày vào chơn. Hãy bắt bò con mập làm thịt đi. Chúng ta hãy ăn mừng, vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống, đã mất mà bây giờ lại thấy được. Ðoạn, họ khởi sự vui mừng. Vả, con trai cả đương ở ngoài đồng. Khi trở về gần đến nhà, nghe tiếng đờn ca nhảy múa, bèn gọi một đầy tớ mà hỏi cớ gì. Ðầy tớ thưa rằng: Em cậu bây giờ trở về, nên cha cậu đã làm thịt bò con mập, vì thấy em về được mạnh khỏe. Con cả liền nổi giận, không muốn vào nhà. Vậy cha nó ra khuyên nó vào. Nhưng nó thưa cha rằng: Nầy, tôi giúp việc cha đã bấy nhiêu năm, chưa từng trái phép, mà cha chẳng hề cho tôi một con dê con đặng ăn chơi với bạn hữu tôi. Nhưng nay con của cha kia, là đứa đã ăn hết gia tài cha với phường điếm đĩ rồi trở về, thì cha vì nó làm thịt bò con mập! Người cha nói rằng: Con ơi, con ở cùng cha luôn, hết thảy của cha là của con. Nhưng thật nên dọn tiệc và vui mừng, vì em con đây đã chết mà lại sống, đã mất mà lại thấy được. (1)

Dụ ngôn này vẫn còn mang tính thời sự. Khác nhau ở chỗ, người con hoang đàng trong dụ ngôn chỉ ăn hại cha chứ không đập phá xã hội, còn các thanh niên ngày nay đập phá xã hội. Các thanh niên da đen và da trắng, mỗi tháng được cấp tiền, quy ra tiền Việt là gần 20 triệu một tháng. Vậy tại sao họ vẫn đi đập phá xã hội? Thưa, vì chúng được tự do tiêu xài số tiền, không dùng để mua gạo, mua bút, mua vở, nhưng dùng để mua cần sa hút. Không cho trợ cấp xã hội phổ biến thì bần cùng sinh đạo tặc và phá phách, mà cấp trợ cấp xã hội phổ biến thì sinh ra một bộ phận tham ăn lười làm, dễ làm mồi cho các trào lưu tư tưởng phản động. Vậy, phải đối xử với các thanh niên này như thế nào cho đúng?

Tháng 11 năm  2019, tôi có nghe tin,  có một vị trong Hội đồng chủ quản quốc gia Hoa Kỳ (Host Comittee) cho rằng phải sửa lại hệ thống trợ cấp xã hội ở Mỹ. Thay vì cấp cho nó 650 đô-la Mỹ tiền mặt mỗi tháng và mặc kệ cho nó tiêu xài, thì phải sửa lại, mỗi tháng cấp cho nó 650 đô-la trong ví điện tử nhưng mua gì cũng phải quẹt thẻ thì tháng sau mới cấp cho tiếp. Ví dụ, cuối tháng Bảy này tôi vẫn còn dư 450 usd thì sang đầu tháng Tám, ngân sách liên bang cấp cho cô Michelle thêm 200 usd, còn nếu cuối tháng Bảy này tôi tiêu hết tiền thì sang đầu tháng Tám số tiền 650 usd. Cô Michelle tiêu gì cũng phải thanh toán điện tử để chính phủ biết cô không chi tiền sai mục đích. Lâu nay, Mỹ không kiểm soát chặt. Mỹ chi tiền mà không cần biết thanh niên chi tiền đó làm gì. Đó là sai lầm của nước Mỹ. Sắp tới, Mỹ kiểm soát chặt chẽ công khai minh bạch về các khoản bởi chúng có liên quan đến an ninh quốc gia.

Người trong Hội đồng chủ quản quốc gia Hoa Kỳ mà chúng tôi đang nói đến là một người Việt Nam. Ý tưởng này được các thành viên khác trong Hội đồng chủ quản hoan nghênh nhiệt liệt. Chưa kịp đem ra áp dụng thì xảy ra vụ Black Lives Matter. Mà xảy ra vụ Black Lives Matter cũng hay, nhân vụ đó xảy ra thì những người còn đang phân vân trong Hội đồng chủ quản sẽ càng quyết tâm thực thi thay đổi chính sách trợ cấp xã hội.

Ngày 12 tháng 07 năm 2020.

Tôn Phi.

Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com

Người có ý tưởng về chiếc máy ATM đầu tiên là một người Việt.

  • Luca chương 15, câu 11 đến câu 32

2 bình luận về “Nước Mỹ chuẩn bị thay đổi chính sách trợ cấp xã hội sau vụ Black Lives Matters.

  1. Hay quá, mình được nghe kể tụi Mỹ đen thời được cấp food stamp nó đem đổi lấy tiền mặt ( tờ giá trị 100 us đổi được 60 Us. Nó dùng cho việc khác kể cả mua ma tuý….).

    Thích

  2. Hi, bạn Tôn Phi!

    Cảm ơn Bạn đã cc cho tôi.

    Dường như — vì vấn đề môi trường — trái đất ngày một nóng hơn và con người cũng thay đổi theo một chiều hướng không được tốt đẹp!

    Đó là lý do tôi đã viết trong 1 bài nào đó: “… Tôi buồn, uất, thương và tiếc cho một đất nước bình an, người dân lịch sự, lễ độ, cao thượng và bao dung – vào thời điểm người Việt Nam tỵ nạn đến Hoa Kỳ, năm 1975 – nay không còn nữa!…”
    Quý mến,
    ĐML

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s