
Jaspers, (1883–1969) , nhà triết gia quen thuộc bên Đức trong quyển Sens et l’Origine de l’histoire trang 290 có viết: “Mỗi thời có một ý thức lịch sử. Thời trước với họ là khám phá địa cầu, ngày nay là ý thức khủng hoảng.”
Paul Scortesco, thi sỹ Ý, tác giả cuốn God et Magog nói: “Lò nướng bánh tinh thần của thế giới” đã nguội rồi chăng? Thế nào mà một xứ truyền bá đạo lại biến ra một xứ sản xuất thuốc độc? Bởi chính nó đã đào luyện ra hay đúng hơn đã làm hư người đời mới” (former ou plutôt déformer; thuốc độc: Racism. Colonialisme. Communisme…)
Nghĩa là, các phần tử ý thức nhất của Âu-Mỹ đã sớm dự đoán được căn bệnh của châu Âu và châu Mỹ hơn 100 năm về trước, mà đến bây giờ căn bệnh ủ lâu năm này mới bùng phát ra thành Black Lives Matters.
Nguyên lý của sách Đại Học (viết hoa): Kỳ bổn loạn nhi mạt trị giả phủ hỹ. Kỳ sở hậu giả bạc, nhi kỳ sở bạc giả hậu, vị chi hữu dã”. “Gốc loạn mà ngọn trị không thể có. Cái đáng phải thâm hậu lại lướt nhẹ, để nhấn mạnh trên cái chỉ cần lướt nhẹ, làm như thế mà mong được việc thì chưa hề có bao giờ vậy.”
Chiếu theo sách Đại Học, nguyên lý của xã hội Âu-Mỹ đã sai (cho nên nguyên lý giáo dục, nguyên lý đào tạo cũng sai), cho nên dễ hiểu khi những người có ăn có học (mà chúng tôi không muốn kể tên tại đây) đi ủng hộ Black Lives Matters. Trong đó có: sinh viên tốt nghiệp trường Khoa học xã hội nhân văn TP.HCM (chớ gọi là Văn Khoa Sài Gòn) chạy trốn được sang Mỹ, làm được chủ báo lớn cũng đi ủng hộ đập phá xã hội, thái tử đảng Việt Tân thì ngưỡng mộ và còn ví von nó như phong trào Dù Vàng Hồng Kông…và vô số các nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền lạc lối. Vì sao vậy? Xem lời giải trong sách Đại Học (viết hoa): “Gốc loạn mà ngọn trị không thể có.” Âu-Mỹ đã mất gốc: “Une philosophie est vraie ou fausse suivant qu’elle est exaltation du progrês ou de la décadence de la vie (Durant trang 458, tiếng Pháp)”, triết lý khởi nguyên của xã hội suy nhược khi không hướng dẫn và đôn đốc được cho đời sống. Vì không đôn đốc được cho đời sống nên mới bị các triết thuyết “hỡi ôi” như Antifar len lỏi vào trong xã hội. Antifar không mạnh, nhưng vì nền chủ đạo của nước Mỹ (và châu Âu) suy yếu. Sinh viên trở nên chơ vơ trong trường học, để rồi chơ vơ trong trường đời nghĩa là sẽ bị thả vào những ngõ ngách của cuộc đời chưa được sửa soạn chưa được nghe nói tới bao giờ, rồi chúng sẽ gia nhập Antifar.
Khủng hoảng trong xã hội Mỹ đã được tiên báo 100 năm về trước và phải được điều hòa từ trong căn cơ, bởi một chủ đạo mới đủ sức làm tổng chỉ huy cho thời đại mới này.
Ngày 17 tháng 7 năm 2020.
Tôn Phi.
tonphi2021@gmail.com
Qủa là đúng, chẳng chút sai!
Gốc hư chữa ngọn, chữa hoài sao nên?
Thái hòa văn hóa xây nền
Vật, Thần đeo đuổi chông chênh loạn hoài!
ThíchThích
Vậy thì “vấn đề” thuộc về TÂM-CAN của họ rồi !.
ThíchThích
Vì họ muốn được trở thành lãnh đạo của những tên ngu dốt
ThíchThích