Hai Bà Trưng có thật hay không?

Hồi âm nhà toán học Nguyễn Lê Anh- Hà Nội.

22 tháng 07 năm 2020.

Chiều nay, đi làm về, tôi về nhà đọc được bài “Hai Bà Trưng có hay không?” của nhà toán học Nguyễn Lê Anh. Ông đặt ra một số câu hỏi công khai và chúng tôi có bài trả lời như sau.

Hai Bà Trưng, mà ta quen gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hồi đó con người chưa có họ. Mẹ đẻ hai con gái ra, đứa đầu gọi là Trứng Chắc, đứa thứ hai gọi là Trứng Nhì. Hai bà là có thật. Thời đó, có tên nhưng không có họ. Ví dụ, người Khmer không có họ, vua Gia Long phải đặt họ cho, từ đó mới có đầy đủ cả họ và tên.

Các họa sĩ vẽ hình minh họa thường chỉ vẽ hai bà dáng người mảnh mai như hoa hậu thế kỷ XX, thực ra thời đó béo tốt mới là gu thẩm mỹ. Thứ đến, các họa sĩ thường vẽ sai màu cờ của hai bà.

Về màu cờ của Hai Bà Trưng, hai bà chọn màu cờ vàng: “Đầu voi phất ngọn cờ vàng.” Cụ thể bài thơ, bạn đọc xem trong Đại Nam Quốc sử diễn ca hoặc các vị bô lão trưởng thượng kể lại.

Vì sao Hai Bà Trưng thua, có mấy chuyện sau đây kể:

Mã Viện bảo quân đàn ông mặc áo nhưng không mặc quần. Các phụ nữ trong quân đội của Hai Bà Trưng thấy vậy thì xấu hổ, đỏ mặt, không giữ được trận địa. Mã Viện nhân lúc ấy xông vào doanh trại bắt giết được các bà.

Mã Viện hận Hai Bà Trưng đến mức, chặt đầu xong cắm vào cọc, bỏ vào cái cũi, chở về kinh thành Tường An báo công với vua Hán. Dân ta thương hai bà quá, kể câu chuyện cho đám trẻ nhỏ nghe rằng hai bà tuẫn tiết ở sông chứ không bị giết.

Trong lịch sử nhân loại có hai đội quân nữ nổi tiếng, đội quân nữ chiến binh Amazone và đội quân nữ của Hai Bà Trưng. Bên Amazone, vì các bà sớm nhận thức được sứ mệnh phụ nữ nên đã nhường binh quyền lại cho các ông chồng. Nhờ vậy mà nước còn. Bên Việt, các bà không trao binh quyền cho đàn ông nên nước mất. Cần phải hiểu thiên mệnh của mình, nếu không sẽ đánh tay bá vơ. Tri thiên mệnh-bất ưu sầu. Tác giả bài viết này không nói hai bà khôn hay ngốc mà chỉ nói rằng đó là sự may rủi đầy trớ trêu của lịch sử.

Vậy, Hai Bà Trưng không phải chỉ là truyền thuyết thêu dệt, tinh thần bất khuất của nữ nhi mà thôi. Hai bà là có thật.

Ngày 22 tháng 07 năm 2020.

Tôn Phi.

tonphi2021@gmail.com

(Chỉnh sửa ngày 23 tháng 07 năm 2020)

3 bình luận về “Hai Bà Trưng có thật hay không?

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s