Vì sao Bá Kiến không thể cho Chí Phèo một miếng đất?

( Hồi âm bình luận bác Ab Bùi phê phán các triều đại phong kiến ở Việt Nam).

Ở Việt Nam, ai cũng biết truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Chí Phèo là một tên côn đồ được Bá Kiến dùng trong những mục đích như đòi nợ, hay giải quyết các tranh chấp ngoài công vụ.
Có một chi tiết ít người để ý đến: Chí Phèo làm cho Bá Kiến nhiều năm, hết mực trung thành mà vẫn không có nổi một miếng đất. Vì sao vậy? Có phải vì Bá Kiến không mua nổi một miếng đất để tặng cho Chí Phèo?


Thưa, Bá Kiến dù có nhiều tiền cũng không thể đưa đất cho Chí Phèo. Muốn có “tấc đất” trong làng thì phải “cắm dùi”. Chí Phèo là đứa trẻ không rõ cha mẹ, được đặt trong cái lò gạch, không có gia nghiệp trong làng. Vì vậy không có đất trong làng. Ông nội của nhà giáo Chu Văn An là người Tàu, sang ở ké đất Việt Nam, vào một làng, cũng không có đất ở, nhờ lấy được cô vợ Việt nên mới được tính là người làng và có chỗ dung thân.


“Phong kiến” là từ dùng để chỉ chế độ quý tộc, chẳng hạn như bên Anh. Hoàng gia phong cho một quý tộc làm bá tước thì bá tước đó được lâu đài và tất cả ruộng vườn trong lâu đài. Như thế mới gọi là phong kiến. Về từ “phong kiến”, vào ngày đất nước thanh bình chúng tôi sẽ có bài phân tích đến tận nền móng. Việt Nam không có cái gọi là chế độ “phong kiến”. Bá Kiến không thể phong cho Chí Phèo một lô đất nào, vì không thể thuyết phục hết hội đồng bô lão của làng Vũ Đại.


Tìm trong sử dân tộc, chúng ta chỉ thấy, nhà vua và triều đình tăng thuế hay giảm thuế đối với cánh đồng làng. Triều đình không bao giờ dám đem quân lấy cánh đồng làng. Đó là nhiệm vụ bất khả thi, vì làng nào cũng có hội đồng kỳ mục ( các vị bô lão trên 50 tuổi ) cực kỳ vững mạnh. Tuy trên danh nghĩa “đất đai là của vua” nhưng các triều đình ở Việt Nam không phải là chế độ phong kiến, danh từ dùng để gọi các thể chế như bên La Mã.


Vậy, từ “phong kiến” đã bị dùng sai. Đây là lỗi của thế hệ học giả đàn anh đi trước-các học giả được thực dân đào tạo và tẩy não. Thế hệ này làm sai, dẫn đến trường sư phạm chép theo cũng sai, rồi sinh ra bao nhiêu nhà văn, nhà báo, bao nhiêu nhà lý luận cũng sai theo nốt, mà ngạc nhiên là tại sao lại không có ai thắc mắc điều này.
Ngày 21 tháng 07 năm 2020.
Tôn Phi cẩn bút.

tonphi2021@gmail.com

Whatsapp: +841644331741

2 bình luận về “Vì sao Bá Kiến không thể cho Chí Phèo một miếng đất?

  1. Có một chi tiết, Bá kiến nói với Chí Phèo:
    “tôi với anh còn có họ cơ đấy”!
    Suy luận vui thế này, biết đâu đứa trẻ bị vứt trong cái lò gạch bỏ không lại là giọt máu của Bá Kiến. Ý thức khổng nho có thể đã làm cho Bá kiến không dám công nhận giọt máu rơi của mình, để bảo toàn cái gia thế nho gia nhà Bá Kiến. Nếu Bá kiến động lòng trắc ẩn mà tìm cách nào đó trích từ đất của mình một miếng cắm dùi, có thể ông ta sợ bị thiên hạ tiếng ong tiếng ve, ấy ấy cháy nhà mới ra mặt chuột, hôm nay chúng ta mới biết được Chí Phèo là con, là giọt máu của nhà Bá Kiến.
    Hi hi

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s