Tại viễn Đông, được hiểu bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Cao Ly, Nhật Bản, trong dân gian lưu truyền câu thành ngữ “tam giáo đồng nguyên”.
Người đời hiểu “tam giáo đồng nguyên” gồm có Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo.
Cùng đọc là “giáo” thì ở đây người chế ra thành ngữ đã lầm lộn rất lớn giữa một bên là giáo dục (education) và hai bên kia là tôn giáo (religion). Sự hiểu lầm này không những xảy ra đối với chúng dân mà còn xảy ra với các sinh viên, thậm chí giảng sư khoa triết học trong giảng đường.
Điều này được so sánh với việc, cùng đọc là “minh” thì “minh” trong “quang minh chính đại” nghĩa là trong sáng, còn minh trong “U Minh Thượng”, “U Minh Hạ” lại có nghĩa là tối.
Triết lý nhà Phật đặc trưng có chữ Vạn. Con người có Vạn ( quy vào). Trong khi con người có cả Vạn ( quy vào) lẫn Vãn (Xả ra). Nhà Phật chỉ có quy vào, hậu quả thế nào thì không cần nói thêm.
Triết lý của Lão, mặc dù nhìn nhận Lão là bậc thượng trí, đã dẫn đến (tuy nhiên rất khó chứng minh) thái độ sống của đám đạo sĩ ngày nay.
Hỏi làm thế nào để được cứu rỗi thì Phật giáo và Lão giáo không đưa ra được câu trả lời xác quyết rõ ràng. Còn Khổng thì thừa nhận là không trả lời được, việc cứu rỗi một linh hồn hay bày cách cho linh hồn đó tự cứu rỗi nằm ngoài sức của thầy. Thầy Khổng là ông thầy trung thực và sâu sắc nhất trong cả ba ông kia. Mỗi người một ý.
Tác hại của thành ngữ “tam giáo đồng nguyên” là đánh đồng Nho giáo (education) với hai giáo kia ( Phật giáo và Lão giáo).
Không xét đến thiện ác, hai giáo kia đều đã làm thuật ( đuổi ma-Thiên sứ bắt ma và cầu siêu).
Nho giáo, thầy Khổng không cho làm việc đó: “Quân tử bất khí bất cụ”. Các đệ tử chân truyền đời sau cũng vậy, tức là nghiêm cấm chuyện pháp thuật vu nghiễn.
Ngày nay, nếu thấy ai làm tượng Khổng hoặc tranh Khổng rồi mua hương về thắp, thì bạn đừng tin đó là Nho gia. Văn Miếu Quốc Tử Giám ngoài Hà Nội thế kỷ XXI thắp nhang đèn cúng lung tung là đã đi chệch tinh thần Văn Tổ.
Ngày 26 tháng 07 năm 2020.
Email: tonphi2021@gmail.com
Whatsapp:+841644331741