Cậu sinh viên “hụt” của trường đại học Đà Lạt.

Photo archives.

Ton Phi is with Tanhia Nguyen

Hồi sáng, không phải là không bình tĩnh, mà là viết vội một vài câu để đi làm.

Gia đình tôi là một gia đình cực kỳ đặc thù ở miền trung. Kẻ thù làm hại gia đình từ lâu, bây giờ cũng thế. Bố mẹ mong tôi thoát khỏi Hà Tĩnh khỏi những kẻ thù ác ôn. Bố muốn tôi vào làm một nghề ngồi văn phòng. Vì vậy bố mẹ thức đêm may quần áo bán.

Tôi phải sinh ra trong gia đình của bố mẹ tôi. Vì ngoài bố mẹ tôi thì không một cặp vợ chồng nào có thể chịu đựng được một đứa con như vậy. Hồi cấp 3, tôi đòi thì đại học Đà Lạt. Tôi đăng ký 2 ngành: khối A công nghệ thông tin (toán-lý-hoá), khối B công nghệ môi trường ( toán-hoá-sinh).

Trong khi tất cả bạn bè trong trường khối chuyên đều ra Hà Nội hoặc vào Sài Gòn. Bét bát lắm cũng vào Đà Nẵng. Riêng tôi cho j một nơi chưa ai đi tới. Mẹ tôi hỏi, lên đó mày ốm thì ai chăm?

Đó là một sự khủng bố lương tri đối với bố mẹ tôi. Vì vậy, bố mẹ tôi rủa lại tôi, và tôi phản động lại bố mẹ. Đó là cái sai của tôi. Không phải sai do chọn trường Sài Gòn hay Đà Lạt. Đó là do thái độ của tôi. Cùng làm một việc như tôi, hai người chú đều tốt nghiệp đại học Đà Lạt và đều vui vẻ. Vì chọn sai thái độ sống nên có thể làm hỏng cả một gia đình.

Năm đó sự cố xảy ra.

Bố mẹ nói:

-Học đại học Đà Lạt ra không xin được việc đâu. Ra làm không có tiền tiêu.

-Con sống không cần tiền. Tôi “sủa”.

Tất nhiên, bố tôi không chịu nổi “tiếng sủa” đó của thằng con trai đầu.

Tôi không biết rằng tiếng sủa đó của tôi đã xúc phạm Thượng Đế, đòi phá bỏ lời nguyền của Ngài: “Ngài lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. Ðất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn.” Sáng thế ký, chương 3, từ câu 17 đến câu 19. Tất cả những kẻ xúc phạm kinh điển đều phải được trừng trị thích đáng.

Chuyện xảy ra năm 2011. Hồi đó, ở quê tôi, thì đại học Đà Lạt là một sự hạ giá ghê gớm. Bây giờ thì đỡ nhiều rồi. Vào lúc này, một cô học sinh giỏi ở Hà Tĩnh chọn thi đại học ở Đà Lạt cũng chẳng còn ai nói gì.

Mẹ tôi không cho lên Đà Lạt, vì chi phí đắt đỏ. Mẹ dọa:

– Mày lên Đà Lạt thì tự kiếm tiền mà đóng học phí. Tao không đóng.

Tôi không thi đại học Đà Lạt.

Nói chung, tôi đã gây nhiều đau khổ cho cha mẹ.

Con cái bị bố mẹ rủa sả thì kể như xong đời. Xem gương người anh Ê-sau bị bố là I-sa-ác rủa sả và chúc phước cho người em tên là Gia-cốp. Cuộc đời của hai người về già làm ứng nghiệm lời của người bố năm xưa. Hai chú tôi đều là hình mẫu của gia đình và dòng họ. Ông chú tốt nghiệp ngành tin học của đại học Đà Lạt, giờ nghe đâu lên chức giám đốc ngân hàng. Ông chưa tốt nghiệp ngành tiếng Pháp của đại học Đà Lạt, giờ làm chủ nhà hàng lớn bên Pháp. Còn tôi thì không có gì. Khác nhau ở thái độ. Cả cuộc đời không đủ để chữa cháy.

Còn đỡ hơn Karl Marx. Marx viết thơ, bố của ông đọc được và tuyệt vọng. Năm cuối cùng của cấp 3, Marx tham gia hội kín và lập giao ước với các lực lượng vô hình. Bà mẹ khóc hết nước mắt. Ông bố sẵn sàng bán hết nhà xưởng để đổi lấy đứa con của ông trước kia.

Tôi không xoá status hồi sáng, mà để đó, để mọi người thấy độ cứng của mình. Hiện nay tôi đang làm thuê cho một anh chàng tốt nghiệp đại học Đà Lạt. Cũng chẳng có gì phải xấu hổ.

Viết trong lúc trú mưa. Đang nghe một bà mẹ gọi điện chửi thằng con. Dịch, mẹ kêu nó về. Nó đòi về bằng xe máy, mẹ bắt về bằng máy bay mà nó không nghe: “Đi xe máy không sợ chết à?” Bà mẹ dặn thằng con đi học về phải tắm rửa rồi mới vào phòng.

Tôi là một người anh kinh hoàng. Việc học hành của tôi, gọi là thất bại hay thành công đều đúng. Nó để lại di họa cho cả 3 đứa em về sau. Cùng tất cả những đứa em khác trong dòng họ. Đứa nào hỏi, tôi chỉ nói:

– Anh hoàn thành xong chương trình học ngành văn học-đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM rồi đấy.

Năm học lớp 9, đang là lớp trưởng, tôi đã làm một chuyện kinh hoàng và chấn động. Mình được ông cha kể cho nghe chuyện mà những gia đình con cháu địa chủ ở lứa tuổi ấy không nên biết. Cả huyện đội Can Lộc ước mong cho trở lại ngày đó. Bố tôi đã bỏ rất nhiều tiền đút nhiều nơi để chuộc đường học hành của tôi. Vì vậy tôi mới được lên cấp 3, nếu không đã phải ra nước ngoài sống từ năm 15 tuổi. Bây giờ tôi đã cứng cáp. Hoàn thành hết các môn trong 4 năm của trường Văn Khoa quả là may mắn. Không phải mình làm sai chuyện nhưng là làm sai thời điểm.

Đến cuối năm 2018, tôi mới hiểu tại sao mình đừ một vòng rồi đáp trong trường này, ngành này. Năm đó, tôi suýt chọn học khoa triết học để được miễn 100% học phí. Nhưng cuối cùng tôi đã chọn khoa văn.

Nếu ngày ( năm 2011) tôi ăn nói ngon ngọt hơn một chút thì học đại học Đà Lạt, nhưng sẽ là sinh viên hụt của trường Văn khoa. Bố mẹ không biết tôi sinh ra để phục vụ Văn Tổ. Tôi thừa sức đi dạy chữ Nôm. Năm 2020 ngồi nhìn lại, đặt lại vấn đề, giả sử được quay lại 9 năm trước, quay lại năm 2011 và được chọn lại thì ngày đó sẽ chọn ngành gì? Câu trả lời vẫn là ngành văn học. Nhưng nếu mình vào trường văn năm 18 tuổi thì mình sẽ không bao giờ hiểu việc mình làm.

Tôi rất thương bố mẹ tôi, vì hàng ngày phải chịu rất nhiều áp lực. Nhưng tôi tin chắc chắn rằng tôi sẽ vực dậy được nền văn hiến. Nó là thiên mệnh của tôi, mà phải được trao cho một người gặp rất nhiều gian nan hoạn nạn, không thể trao cho một người thuận buồm xuôi gió từ đầu đến cuối.

Bây giờ, mình đã có thế. Bây giờ, học sinh khắp nơi làm những việc tôi làm ngày trước.

31/07/2020.

Tôn Phi.

Viết tặng bố mẹ và các em,

Viết tặng một người bạn trường nhạc ở Nga, đã hết lòng bênh vực tôi trước mọi búa rìu dư luận.

6 bình luận về “Cậu sinh viên “hụt” của trường đại học Đà Lạt.

  1. Mỗi con ng có 1 cuộc đời.việc ta lm ở quá khứ thì k thể sửa đc nhưng hiện tại và tương lai midnh co thể làm tốt hn.trước e luôn thấy cái gì minh cũg k bằg a.học dốt hn ,viết chữ đẹp rôi nhug vẫn thua mỗi anh.nam đó e lop 4.nhug thay vì ta hối hận về nhug viêc k đúg ở quá khứ thù hãy nổ lực hn hiện tại.thoi đại đồg tiền chi phối mọi thứ,minh k có tiền thì k co tiếg nói nên mới phải cày .em tin anh của e lm đc nhiều hn với đầu óc thông minh vốn có.cố lên anh .minh còn trẻ tuong lai còn rộng dài .Sống để bố mẹ k xấu hổ,để csong của bản thân có ý nghĩa là đc rôi.miệng lưỡi thiên hạ k pải là thứ mình cần bận tâm .Chúc anh của e luôn mạnh khoẻ-thành công.

    Thích

  2. Rứa chơ ở lại thấy Dùng nhân cách để kiếm tiền có thể nhiều có thể ít
    Nhưng dùng tiền để mua nhân cách dù rẻ bèo hay tiền tỉ có ai bán cho mô Vậy nên những thứ mua được bằng tiền vẩn thứ rẻ nhất trên đời con ah nên cứ tự tin nghe con

    Thích

  3. Tôn Phi Nếu bạn chắc chắn rằng suy nghĩ của mình là đúng thì bạn sẽ không bao giờ phải hối hận vì những quyết định đã đưa ra và việc mình đã làm.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s