Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em song sinh.

Tác giả Tôn Phi, nhà sáng lập nhà xuất bản Sống Mới và một bạn người mẫu ảnh đang cầm trên tay cuốn Phân tích Truyện Kiều:

Ảnh bìa sách Truyện Kiều

Mùa đông 2019, tôi về nhà. Tính đến lúc đó không thành công lắm. Cuộc đời lận đận. Lúc đi có để lại cho ông nội cuốn Truyện Kiều.

Kinh Thánh là một tác phẩm tài tình ở chỗ, cuộc đời của mỗi người ứng nghiệm với ít nhất một câu trong cuốn Kinh. Cơ-đốc nhân thì càng ngẫm về các câu chuyện trong Kinh Thánh thì càng thấy mình trong đó. Người dân Việt, càng ngẫm thì càng thấy dân tộc Việt Nam này sao càng giống nàng Kiều. Nói cách khác, cuộc đời của nàng Kiều tiên báo trước cho cuộc đời dân tộc Việt. 

Thúy Kiều và Thúy Vân là con của ông bà Vương Viên ngoại. Vì sao Vương viên ngoại lại có thể bị một tên bán tơ đổ oan? Tên bán tơ thấp kém hơn một viên ngoại rất nhiều. Ấy thế mà nó vẫn xảy ra.

Truyền thống xử án Trung Hoa, chỉ cần 1 nhân chứng là để kết tội một người. Cộng thêm nạn tra tấn ép cung, nghi can không có tội cũng phải nhận tội. Đến đời Tống, Bao Công-Bao Thanh Thiên vẫn còn sử dụng nhục hình kéo giãn các ngón tay. Cùng thời, bên Do Thái, để kết tội một người, cần có ít nhất 2 nhân chứng. Kiếm được một nhân chứng đã may, tìm sao được 2 người? Vì vậy, có nhiều kẻ giết người xong vẫn nhở nhơ, nhưng trong thành ẩn náu. Người tố cáo hắn ta không có ai cùng xem thấy cảnh giết người với mình nên không có đủ 2 nhân chứng để kết án một người.

Vì vậy, án oan ở Trung Đông ít hơn án oan ở Viễn Đông. Vương viên ngoại, cha của Vương Thúy Kiều, bị thằng bán tơ vu vạ. Quan phủ duyệt đơn của thằng bán tơ. Phân tích ở đây sẽ thấy, viên quan phủ vào hùa với thằng bán tơ. Bởi, tâm tính Vương viên ngoại như thế nào thì cả phủ đều biết, không thể nói là quan phủ xử án không biết.

Chữ nhân trong tự điển chữ Hán, gồm bộ nhân và hai nét trời và đất. 仁 . Vương viên ngoại bước đi trên đời chỉ có một mình, 亻, nên hoạn nạn cũng chỉ có một mình, và bị bẻ gãy. Nếu Vương viên ngoại có đông đảo bạn bè, chưa chắc quan phủ và tên bán tơ đã dám động đến ông.

“Có nhà viên ngoại họ Vương
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung.”

Câu thơ này cho biết rất nhiều điều. Đầu tiên, ta biết hai cô Kiều họ Vương. Vương Thúy Kiều và Vương Thúy Vân. Để ý thì mới thấy, có những người học thuộc lòng truyện Kiều nhưng lại không biết họ hai nàng Kiều. Thực ra không thuộc cũng không sao. Thứ hai, thằng bán tơ không vu vạ cho người gia tư bậc cao nhất, cũng không vu vạ cho người cùng khổ, mà vu vạ cho người thường thường, tức là hại bậc trung lưu trong xã hội. Viên ngoại trong cụm danh từ “Vương viên ngoại” không phải là một chức năng quan lại. Người có uy tín, có chút tài sản, được đóng vai trò hương thân trong xã hội, gọi là viên ngoại, nhưng không có thực quyền hành chính. Đây không phải là một biên chế trong xã hội Trung Hoa. Tên bán tơ không dám vu vạ cho nhà trâm anh thế phiệt, vì nhà trâm anh thế phiệt có thể phản công dễ dàng. Không ai đi đánh kẻ mạnh hơn mình. Tên bán tơ cũng không vu vạ cho người ăn mày, người ăn mày thì có gì trong tay để mà vu vạ. Vì vậy, nó vu vạ cho Vương viên ngoại là thích hợp nhất, loại người nửa nổi nửa chìm trong xã hội là loại người hay bị chèn ép, ở bất kỳ xã hội nào. Tai nạn của Vương viên ngoại là bài học cho thấy con người phải quan hệ với lân nhân thật tốt, ở đây không khuyến khích mở tiệc nhậu kiếm bạn. Trong xã hội, có những con người cô đơn, ít giao thiệp, họ như con trâu đi một mình, không có đàn bảo vệ và thế là bị hổ xé thịt.

Vương viên ngoại là một người sống cô độc, không có bạn bè. Lúc Vương viên ngoại bị án oan, bạn bè chạy đâu hết, không ai đến giúp vợ con của ông bên ngoài chạy án cho cha? Vương quan, con út của Vương viên ngoại, là người Nho sĩ. Nhưng Nho sĩ này lại không kết bạn rộng. Lúc cha anh bị tù, bạn bè anh cũng chẳng thấy ai đến giúp. Truyền thống pháp luật Trung Hoa co giãn, sống và chết nhờ mối quan hệ, không máy khi cứu được người nhà bằng văn chương.

Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em sinh đôi. Đây không phải là phát hiện của tôi. Giờ giảng chữ Nôm của thầy Trường trong khoa, may mà hôm ấy tôi có đi học sớm.

“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.”

Nếu không sinh đôi thì không ai gọi là “đầu lòng hai ả”.

Vậy, Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em sinh đôi. Vương quan là nho sĩ, năm ấy 14 tuổi. Thúy Kiều và Thúy Vân năm ấy cùng 16 tuổi. Ba chị em nhà này gặp Kim Trọng trong lúc đi tết Thanh Minh là hợp cảnh. Còn nếu Thúy Kiều là chị năm ấy 16, thì Thúy Vân em 14 tuổi, rồi đến Vương Quan thì Quan năm ấy mới 12 tuổi, chưa dậy thì và do đó khó tham gia đội chơi của Kim Trọng. Nếu Vương Quan chỉ mới 12 tuổi mà Kim Trọng đã kể chuyện sắc dục thì e rằng bày khôn cho trẻ em. Chàng Vương năm đó 14 tuổi, tuổi mới lớn, ngập tràn khao khát yêu đương và chơi với chàng Kim mới là hợp lý.

Nếu Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em sinh hai lần kế tiếp thì năm ấy chàng Vương mới 12 tuổi, chưa phát dục, nên chưa được các đàn anh như Kim Trọng kể cho nghe chuyện nàng ca kỹ Đạm Tiên. Do đó, Thúy Kiều và Thúy Vân bắt buộc phải là chị em sinh đôi. Cậu con trai Vương Quan năm ấy 14 tuổi, không đủ sức để cáng đáng vụ án thay cho bố.

“Một trai con thứ rốt lòng
Vương Quan là chữ nối dòng Nho gia.”

Muốn hiểu truyện Kiều phải biết chữ Nôm. Ngành sư phạm văn không yêu cầu phải biết chữ Nôm, cho nên khó lòng hiểu được truyện Kiều cách kỹ lưỡng. Ngành văn học biết hơn, song trong Kiều lại bàng bạc nên cần liễu hiểu. Biết không quan trọng bằng liễu hiểu để làm hướng đạo cho đời.

Cùng là hai chị em sinh đôi, nhưng mỗi người được tả khác nhau.

Thúy Kiều:

Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Câu thơ này báo hiệu cuộc đời nàng Kiều về sau sẽ cực kỳ gian truân. Hoạn Thư ghen Thúy Kiều, hành hạ cho gần chết, phải tự tử.
Thúy Vân:

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Thúy Vân được nhường Kim Trọng từ người chị là Thúy Kiều. Thúy Kiều không đoan trang như Thúy Vân, Kiều và Kim trèo tường đến với nhau, Vân sẽ đúng bài bản lễ giáo, không làm trò trèo tường. Vì vậy cuộc đời Vân ổn định hơn.


Câu thơ tưởng là chỉ miêu tả ngoại hình của hai chị em mà thôi, nào ngờ còn cho biết số phận của họ. Ngòi bút của tác giả Nguyễn Du sao thật tài tình. Vì thế ông được gọi là đại thi hào. Cũng có thể là nhà thơ ngẫu nhiên làm mấy câu tiên đoán trúng đời người.

Mẹ của Thúy Kiều, không biết tên, thắc mắc trong lòng rằng, tại sao cùng ngày giờ sinh, cùng một mẹ, mà cô này sung sướng, cô kia bất hạnh đến như vậy:


“Phận con thôi có ra gì mai sau.”

Cuộc đời nàng Kiều giống hệt số phận dân tộc Việt Nam. Vế đầu của câu chuyện hơi buồn, nhưng vế sau khá là khả quan:

Hoa tàn mà lại thêm tươi,
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.”

Nguyễn Du thi cử nhân (ngày nay gọi là đại học) mấy lần đều không đỗ, bỏ hết về làm văn. Truyện Kiều phải được viết bởi một người Hà Tĩnh. Vì sao vậy? Vì Hà Tĩnh là kinh đô của nước Việt Thường, tức là nước Văn Lang ngày trước. Nếu để một người ở Hà Nội hay Huế làm bài này thì không hay lắm.

Truyện Kiều nhìn bằng con mắt triết mới thấy những nét căn cơ. Tôi có năng khiếu trong ngành triết lý. Nhưng khác với toán học, âm nhạc, vật lý…ngành triết không có thần đồng. Bắt buộc phải là người trải qua đau khổ mới làm được triết. Phải rất trải đời mới hiểu được truyện Kiều. Cũng như chuyện người con hoang đàng-l’enfant prodigue), thường khi ăn chơi hết gia tài mang theo thì người con trai mới nghĩ đến đường về nhà.

Biết được Thuý Kiều và Thuý Vân ai là chị, ai là em, không quan trọng cho bằng, làm thế nào để đừng rơi vào hoàn cảnh của họ. Vì sao Thuý Kiều khổ? Vì nàng yêu cha, phải cứu cha, còn như Thuý Vân thì không sao cả. Cũng vậy. Ai yêu nhiều người ấy khổ nhiều.

Quan trọng hơn nữa, nếu rơi vào hoàn cảnh như của nàng Kiều thì phải làm sao? Thưa, bên Do Thái cũng có nàng gái điếm Mari Ma-đơ-len. Câu chuyện của nàng vang khắp thế gian, như câu chuyện của nàng Kiều.

Góp ý cho tác giả bài viết: tonphi2021@gmail.com

Đà Lạt, ngày 31/07/2020

Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)

Liên hệ mua sách tại: tonphi2021@hotmail.com

Bài viết đã được đưa vào sách Phân tích Truyện Kiều của nhà văn Tôn Phi.

Số ISBN quốc tế:

979-8778851511

Ảnh bìa sách Phân tích Truyện Kiều của nhà văn Tôn Phi. Lưu ý: tonphi2021@gmail.com đã đổi thành tonphi2021@hotmail.com.

Giá sách in: 400 000 VNĐ. Giá sách PDF: 230 000 VNĐ.

Liên lạc mua sách: tonphi2021@hotmail.com hoặc tonthanck@gmail.com.
Số tài khoản nhận tiền đặt sách: 142720499. Ngân hàng ACB. Chủ tài khoản: Tôn Phi.
Sau khi chuyển khoản, quý vị tải sách xuống tại đây:
Trân trọng cám ơn quý bạn.
Ảnh: Đôi bạn đang đọc sách Phân tích Truyện Kiều.

Trân trọng cám ơn các bạn.

Advertisement

4 bình luận về “Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em song sinh.

  1. CÁI ĐỨC VÀ TÀI TRONG TRUYỆN KIỀU VÀ
    TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN
    NHỚ CỤ NGUYỄN DU VÀ CỤ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
    Thơ: Đỗ Tấn Thích Do Tan Thich
    Diễn ca
    Nguyễn Du là Đại thi hào
    Truyện Kiều tuyệt phẩm xếp vào hạng ưu
    Từ hồng trần đến phong lưu
    Dòng thơ lột tả cảnh đời ngày xưa
    Chữ tâm, chữ đức cho vừa
    Giàu sang phú quý nên ngừa lòng tham
    Tiền bạc, nhà đất cao sang
    Nhất thời đổ vỡ cơ hàn từ đây
    Nguyễn Du nhắc khéo thế này
    Chữ tâm làm gốc chữ tài đi sau
    Bao nhiêu nỗi khổ buồn đau
    Ta nên vứt bỏ để trau tâm mình
    Đời người nhiều lắm u minh
    Sân si quá độ để mình lầm than
    Tâm nên yên tĩnh vững vàng
    Đức tài một cặp xứng hàng người ngay
    Trong thơ Nguyễn Du trình bày
    Người tốt được phước, kẻ gian bị vùi
    Cụ Đồ Chiểu dù bị đui
    Ngòi bút vẫn sắc đẩy lui gian tà
    Thiện căn ở tại lòng ta
    Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài
    Nguyễn Du, Đồ Chiểu xứng hai
    Tâm tài toàn vẹn thẳng ngay một đường
    Tuyệt phẩm đã viết nên chương
    Vân Tiên, Từ Hải đã tường trong thơ
    Cụ Chiểu mong một giấc mơ
    Đôi mắt sáng lại đợi chờ đã lâu
    Tiếc thương chỉ là nguyện cầu
    Cụ vẫn hy vọng từ lâu không thành
    Tuy mù nhưng vẫn hanh thông
    Làm thơ răn dạy để trồng đức tin
    Kiệt tác văn cổ đời mình
    Đâu đó thấp thoáng bóng hình của ông
    Nguyễn Du làm thơ vun trồng
    Răn con, khuyên cháu Lạc Hồng nước ta
    Sinh thời hai cụ bôn ba
    Vận nước xuống thế gian tà nổi lên
    Ngòi bút sắc giết từng tên
    Đè chìm bè lũ trên nền thơ ca
    Trịnh Hâm là kẻ gian tà
    Hoạn Thư quen thói má hồng đánh ghen
    Vân Tiên lại phải một phen
    Kẻ Trịnh lừa dối không đèn trong đêm
    Thúy Kiều rón rén bên thềm
    Lặng nhìn Từ Hải ấm êm tình ngoài
    Tú Bà là kẻ nhiều tay
    Má mì nổi tiếng bắt ngay nàng Kiều
    Đẩy nàng vào cảnh điều hiêu
    Giam lầu Ngưng Bích sớm chiều nhớ quê
    Vân Tiên tài đức người mê
    Tấm thân hiện rõ trăm bề xứng danh
    Anh hùng xứng rõ trời xanh
    Chờ tiên cho thuốc nhưng đành phôi pha
    Nàng Kiều là phận đàn bà
    Đạm Tiên thân nữ cũng là hồng nhan
    Kim Trọng, Kiều gặp bên đàng
    Mấy tuần trăng mật bắt quàng yêu đương
    Nhưng vì gặp cảnh tai ươn
    Nàng Kiều lại phải trao nhường cho em
    Vương gia lúc trước êm đềm
    Chỉ vì vu tội đã nên nỗi này
    Thằng bán tơ chôn cái chai
    Vương ông bị tội lại đày lên cao
    Quan quân xông cửa ào ào
    Bắt ông treo ngược cảnh nào đau hơn
    Khóc thương người đánh tiếng đờn
    Vương gia mắc nghiệp ác nhơn thế này
    Mã Giám Sinh kẻ nhiều tay
    Nàng Kiều lại phải vào tay Tú Bà
    Đời người lắm kẻ manh nha
    Lúc ngay lúc thẳng mưa sa, mây đà
    Sở Khanh là bọn dâm tà
    Hình dong chải chuốc điệu đà áo khăn
    Hoạn Thư vốn dĩ thân quen
    Nàng Kiều bị ả ép chèn tình ngang
    Thúc Sinh dòng dõi cao sang
    Hai tình khó xử biết làm sao đây
    Thúy Kiều lần nữa vào tay
    Hoạn Thư đanh đá giam ngay trên lầu
    Lúc này chỉ biết nguyện cầu
    Vào Quan Âm các ruột đau chín chiều
    Đời người là chuyến phiêu lưu
    Nay đây mai đó biết bao ưu phiền
    Nàng Kiều vẫn đứng ngang hiên
    Tấm thân nữ giới vẫn kiên vẫn cường
    Bao lần gặp cảnh tai ươn
    Bao lần đau khổ tận đường quyên sinh
    Nàng đi qua mấy mối tình
    Bao lần nhục nhã quang vinh rõ ràng
    Lệ rơi hiện rõ hai hàng
    Nhiều năm lưu lạc làm nàng khổ đau
    Thời gian thấm thoắt qua mau
    Gia đình đoàn tụ một màu yên vui
    Mọi việc giờ đã êm xuôi
    Ấm em hạnh phúc bồi hồi nhớ thương
    Bao năm lưu lạc dặm trường
    Là bao nỗi khổ, phong sương cùng đường
    Mười lăm năm đi bốn phương
    Đáp ơn báo oán thành chương truyện Kiều
    Mỗi năm triều đình mộ chiêu
    Vân Tiên xuống núi một chiều xuân sang
    Phong Lai bọn cướp bên đàng
    Vân Tiên đánh trả tan hoang bọn này
    Nguyệt Nga cởi trói hai tay
    Vân Tiên kết mối duyên này từ đây
    Đường về xuôi gió ngược mây
    Hớn Minh bắt hội đi ngay với chàng
    Trịnh Hâm, Bùi Kiệm bên làng
    Sinh lòng ghen ghét tay ngang xô liền
    Cùng đi trên một chiếc thuyền
    Trịnh Hâm đối xử Vân Tiên thế này
    Gã này độc ác quá tay
    Vân Tiên bị nạn xô ngay xuống vời
    Hắn còn giả tiếng kêu trời
    Đem lòng thương xót hỡi ơi thế này
    Bộ điệu hắn còn giải bày
    Vân Tiên đứng mép trượt tay người à
    Nghe tiếng kêu cứu hét la
    Giao long rồng nước tay sa dìu vào
    Nhờ rằng tài giỏi, đức cao
    Trời xanh thương xót khác nào thiện duyên
    Thương thay cho Lục Vân Tiên
    Thương Tòng hang động Ông Tiều cứu ra
    Nguyệt Nga cống giặc Ô Qua
    Thuyền tới biên giới nàng là xuống sông
    Bao năm trinh tuyết chờ mong
    Chàng Tiên hội tụ nhưng không tin gì
    Quan Âm Bồ Tát từ bi
    Dìu nàng vào bến, mắc gì quyên sinh
    Vân Tiên gặp lại Hớn Minh
    Mừng mừng tủi tủi bình minh chốn này
    Hai người trò chuyện cả ngày
    Cùng nhau đèn vở lên ngay kinh thành
    Khoa thi năm ấy ghi danh
    Vân Tiên nhất hạng trọn dành Trạng Nguyên
    Vua tin tưởng, ra chiếu hiền
    Cử làm Thống tướng đi miền Ô Qua
    Đuổi giặc, thống nhất nước nhà
    Kiệu hồng đỏ thắm Nguyệt Nga cùng ngồi
    Ý trời tường lắm ai ơi
    Thiện, ác phân rõ ngời ngời đôi bên
    Qua hai tác phẩm ở trên
    Cái Đức quyết định làm nền đời ta
    “Thiện căn ở tại lòng ta
    Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”
    Cố gắng vẹn toàn cả hai
    Chữ Đức làm gốc chữ Tài theo bên
    Bằng cách tóm lượt thơ trên
    Nhân quả báo ứng không quên điều này
    Hai truyện trên bao đời nay
    Hai cụ nhắc khéo truyền tai đời đời.

    Thích

  2. Tát cả sách in bằng chữ Quốc ngữ đều in như sau:
    Có nhà viên ngoại họ Vương,
    Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung.

    Nhưng có một giả thuyết nói Nguyễn Du là người Hà Tĩnh, tiếng địa phương Hà Tĩnh một khi muốn nói “ ông ấy” hoặc “ ổng” như tiếng Saigon, dùng chữ “nghỉ”
    Nên

    Có nhà viên ngoại họ Vương,
    Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung.

    Gia tư của “ ông ấy” “ông họ Vương ấy” người Hà Tĩnh sẽ dùng “nghỉ” dấu hỏi
    Đó là giả thuyết củ những người đã biết chữ Hán muốn tìm hiểu chữ Nôm
    Vì vậy nên không có thể nói “ lỗi” ở chỗ này vì ;
    “Nghề chơi ( chữ ) cũng lắm công phu

    Vạy nên người Hà Tĩnh có thể tự hào viết
    Có nhà viên ngoại họ Vương,
    Gia tư NGHỈ cũng thường thường bực trung.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s