Vì sao những kẻ ác lại thường sống lâu?

Vì sao kẻ ác sống lâu, quyền cao chức trọng và ăn trên ngồi trốc, trong khi những người lương thiện lại thường nghèo hèn, chết sớm và cô độc? Câu hỏi này làm nhức đầu mọi người, từ dân thường cho đến trí thức, trải qua hàng thế kỷ. Bài này thử đưa ra mấy giải đáp về vấn đề hóc búa kể trên.

Nói đến cái ác thì nói đến một phạm trù triết học. Về phân biệt thiện ác, lần đầu tiên thấy trong các thư tịch cổ là Sáng thế ký (Genesis), cuốn sách được chép cách đây 3500 năm. Chúng tôi nói đây là sách đầu tiên  của nhân loại đề cập đến cặp phạm trù thiện ác vì không có sách nào cổ xưa hơn nó để nói về đề tài này.

Sáng thế ký chương thứ 3 kể câu chuyện như sau: Chúa Trời dặn ông bà tổ loài người rằng được ăn tất cả mọi trái cây trong vườn Ê-đen, trừ trái biết điều thiện và điều ác nằm giữa vườn. Nhân lúc ông A-đam ở xa, còn một mình bà Ê-va, con rắn liền tiếp cận: “Hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Ðức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Ðức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác.” Bà E-va liền hái ăn. Rồi bà đưa cho chồng. Chồng cũng buộc phải ăn, vì không nỡ để vợ chết một mình. Vậy là, sự chết len lỏi vào vườn Ê-đen kể tự đó. Chúa Trời nghe được câu chuyện, đuổi ông bà ra khỏi vườn, còn tuyên bố đặt một mối thù giữa dòng dõi ông bà với dòng dõi con rắn.

Trò chơi trốn tìm, người giấu đồ  phải đặt đồ ở nơi cao để người đi tìm khỏi tìm thấy. Trong gia đình, bố cao để bế ta ra khỏi đám đông, mẹ thấp để dắt ta đi học mẫu giáo. Trái thiện ác được đặt giữa vườn, nó được đặt thấp đến nỗi người đàn bà-mẹ ta cũng hái được? Cũng trong trò chơi trốn tìm, người giấu đồ phải giấu ở trong góc, ai lại đi giấu ở giữa vườn? Ở đây, Thượng Đế đặt ở nơi quá dễ tìm thấy, nhong nhong trước mặt bà E-va, nghĩa là, Thượng Đế đã tạo điều kiện để cho hai ông bà dễ dàng hái và ăn trái này. Có gì đó bất thường. Mục đích của Thượng Đế là gì? Đây là điều mọi người cần suy nghĩ thêm và suy nghĩ thật thận trọng để tìm cho ra được một câu trả lời rốt ráo.

Phân tích vụ án đầu tiên ấy của nhân loại. Nếu bạn là thẩm phán, bạn sẽ kết tội con rắn bằng cách nào?  Con rắn chỉ bảo: “Mà chi. Ăn cũng không sao đâu”.  Chứ nó không hề bảo người phụ nữ (Eva) rằng: “Ngươi hãy ăn trái cấm đi”.   Nếu ai ghi âm lại được lời của nó nói với người phụ nữ thì cũng không kết tội nổi nó tội xúi giục. Nó quá tinh vi đến mức không để lại dấu vết cho người khác kết tội.

Dòng dõi của con rắn sau này cũng vậy, chúng không đánh người hay giết người, chúng xúi người ta làm việc đó mà người ta cũng không biết. Mà đến khi người ta biết được thì cũng không còn ra được. Con rắn có “dòng dõi”. Tức là, trên địa cầu này, có những người về mặt siêu hình từ khi sinh ra đã thuộc dòng dõi của loài rắn, giảng dạy cho họ dường như không có tác dụng. Vì “ADN” của con rắn không thể sửa được thành “ADN” của con người.

Có người giả vờ không biết. Rượu và nhậu. Nhưng cũng không thoát. Bởi vì, không chỉ riêng ông A-đam và bà Ê-va ăn trái, mà tất cả con người đều đã ăn trái thiện ác và phải chết.  Lời nguyền của Thượng Đế không phải để đùa: “Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đá-động đến, e khi hai ngươi phải chết chăng.” Qủa thật, lời ấy 7000 năm trước mà đến nay-7000 năm sau ứng nghiệm. Nếu ai thiện lương sẽ chẳng sống nổi, làm việc gì mà canh cánh thiện-ác thì chần chừ không làm được. Thế thì, làm sao để sống, ít nhất về mặt nhân sinh trên đời này? Thầy Khổng dạy rằng: “Hữu đức tất hữu thổ.”  有 德   , dịch là hễ có đức (linh lực phổ biến) thì sẽ có chỗ dung thân (chứ không phải do học giỏi hay học dốt). Lời thầy Khổng vô tình trùng khớp với lời dạy của rằng, một sợi tóc trên đầu các ngươi cũng được tính cả rồi, đừng có lo chi. Về miếng ăn,  loài chim trời chẳng có gieo, gặt cũng chẳng có thâu trữ vào kho tàng, . Về quần áo,  loài hoa huệ ngoài đồng mọc chẳng làm khó nhọc, cũng không kéo chỉ mà vẫn có quần áo. Những lời trên đặt vào thời này có vẻ như lãng mạn: không làm thì không có tiền và không có tiền thì bị đuổi khỏi nhà trọ.   Nhưng nó vừa được thầy Khổng xác nhận “Hữu đức tất hữu thổ” nên chắc chắn là nó đúng.

Trở lại câu hỏi, vì sao lại để cho kẻ ác, tức là dòng dõi của con rắn, sống lâu? Thưa, Thượng Đế cố tình để cho chúng sống lâu để chúng tự bộc lộ ra các việc làm.  Nhất là, chúng không thể nói rằng, “Chúng tôi không có thời gian để sửa sai”. Thượng Đế đã cấp thời gian sửa sai cho chúng, nhiều hơn cả thời gian của những người “thiện lành”. Có vậy thì các thám tử của Thượng Đế mới ghi lại được bằng chứng phạm tội của chúng, hồ sơ càng ngày càng dày, để cho chúng hết đàng chối chữa. Con cháu của con rắn nghĩ là chúng hành động kín kẽ thì không có sơ hở, nhưng thời gian lâu quá chắc chắn chúng sẽ mỏi tay mà tự bộc lộ.  

Chúng tôi để chữ “thiện lành” ở trong dấu ngoặc kép (dấu nháy). Đời không có người thiện và người ác, chỉ có người ác ít và người ác nhiều. Vì, chiếu theo kinh điển thì không có ai lương thiện cả. Roma chương 3 câu 10: N’ul n’est juste, pas un seule. ( Không một ai là người công chính, dẫu một người cũng không). Vì sao lại không có ai công chính?  Vì bà E-va lẫn ông A-dam đã thèm ăn trái thiện ác lắm rồi, nó ở giữa vườn, lại ngon mắt như thế, đi qua đi lại cây đó hàng ngày, lòng của bà Eva như lửa đốt. Con rắn chỉ kích cầu cảm giác thèm ăn lên và bà mắc bẫy.  

Thượng Đế sẽ đối xử với kẻ ác như thế nào? Lấy ân báo oán hay lấy oán báo oán? Thưa cả hai đều sai. Nếu lấy ân báo oán thì sau ba tháng Sài Gòn đầy các băng nhóm cướp, vì có lo ngại gì ai trị chúng. Còn nếu lấy oán báo oán thì xã hội thi hành công lý tự phát, động đến cái móng tay của nhau, sau vài tháng thì cũng chẳng còn một ai. Do đó, lời thầy Khổng “dĩ trực báo oán” –lấy sự chính trực để báo oán cho chúng ta thấy trước phiên tòa ngày phán xét sắp tới của nhân loại: Thượng Đế sẽ lấy sự chính trực để đo từng người.

Nếu để kẻ ác sống lâu, thì chúng sẽ tạo ra hoàn cảnh, để kéo hết những người hiền vào đường cùng, đường tội lỗi và cũng chết như chúng hay sao? Nghĩa là, con cái của con rắn sẽ cắn chết hết con cái của bà Ê-va hay sao? Đừng lo, hãy xem lại lời nguyền Thượng Đế nói với con rắn và lời nguyền dành cho A-đam. Thượng Đế đặt lời nguyền rằng dòng dõi rắn sẽ bị dẫm lên đầu, mà dẫm lên đầu thì chỉ có chết đến tàn tật. Dân gian có câu: đánh rắn đánh dập đầu là vậy. Không ai đánh đằng bụng, lưng hay đánh đằng đuôi cho nó chết được. Tức là, con rắn và những kẻ ác một cách cố tình, thì dòng dõi của chúng không còn hy vọng. Vì không còn hy vọng nên chúng càng ngày càng ác, như quý vị đang thấy ngày nay, trong buổi chợ chiều của nhân loại.

Trong khi, Thượng Đế nói với A-đam rằng, phải lao động vất vả cho đến khi được trở về vườn Ê-đen. Dòng dõi của ông A-đam vẫn còn có cơ hội được về vườn, nghĩa là tuy bị Thượng Đế rủa sả rất nặng, lại còn bị con rắn cắn vào gót chân (gót chân A-sin) nhưng không đến nỗi chết, cuối cùng con cái thiện lành vẫn còn có hy vọng về lại vườn địa đàng.

Đà Lạt, Việt Nam, ngày 02 tháng 08 năm 2020.

Tôn Phi.

Góp ý tác giả: Tonphi2021@hotmail.com

Advertisement

1 bình luận về “Vì sao những kẻ ác lại thường sống lâu?

  1. Con người chết vì đói-lạnh, bệnh-tật, tai-nạn và bị giết.
    Kẻ ác như đám Trung-ương thì không bao giờ bị đói-lạnh.
    Nếu có bệnh thì được thầy thuốc giỏi nhất chửa lành.
    Bọn nó không làm những việc nặng-nhọc, không đến những nơi đông người như chợ-búa, bến đò, bến xe, không đi xe máy, lại có một đội chuyên lo việc bảo-vệ an-ninh từng giờ cho bọn nó thì làm sao có được tai-nạn.
    Bọn chúng là tập-đoàn đồ-tể câu-kết với nhau để giết người một cách chuyên-nghiệp thì ai giết được bọn nó.
    Bọn ác sống dai là lẻ đương-nhiên.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s