Các thầy cô giáo không có nghĩa vụ phải quỳ gối trước phụ huynh học sinh.

Ảnh: cơ sở Mầm non Tuổi Thơ ở thị trấn Thanh Chương (huyện Thanh Chương, Nghệ An).

Đây là cảnh các cô giáo trường mầm non quỳ gối xin để tiếp tục được dạy học tiếp. Buổi trưa, trong một lớp mầm non, hai cháu nhỏ nằm cạnh nhau biến thành 2 con heo, một con heo đực và một con heo cái ôm nhau ngủ. Chuyện này nằm ngoài khả năng tưởng tượng của các cô giáo mầm non.

Buổi trưa, cần phải có một cô giáo-thầy giáo đi khắp trường, dòm qua cửa kính tất cả các lớp, để bảo vệ giấc ngủ cho cô giáo và các em. Theo chúng tôi, các thầy cô giáo không có nghĩa vụ phải quỳ trước phụ huynh học sinh. Bởi những lý do sau đây:

Thứ nhất, Việc làm của các em học sinh diễn ra vào buổi trưa, tức là ngoài giờ hành chính-của các cô giáo ( 7h-11h, 13h đến 16h). Luật pháp bảo vệ giấc ngủ trưa của các cô.

Thứ hai, cần phải làm cho ra rằng, các em nhỏ, 3-4 tuổi, độ tuổi chưa phát dục, học việc làm ấy từ ai. Luật sư nhân quyền Huỳnh Bá Hải gọi điện về Việt Nam cho cánh nhà báo chúng tôi biết, ở Na Uy, bố mẹ và con cái phải ngủ phòng riêng. Nếu nhà chật quá thì chính phủ cho thuê để gia đình có 2 phòng ngủ. Việt Nam muốn xây nhà trọ chật hẹp, dơ dáy thế nào chả được. Đêm đến, bố mẹ làm chuyện, con thấy được, làm sao mà nó không bắt chước. Sống chui rúc và luồn cúi quen rồi, bây giờ mới thấy hậu quả. Bên Na-Uy, chủ nhà cất nhà bừa bãi và cho thuê không đúng đủ với yêu cầu của người thuê thì cũng bị phạt.

Nhà trường Việt Nam thiếu bảo vệ. Ví dụ, ở các trường cấp 3, xảy ra đánh nhau vào lúc nghỉ giữa buổi học và lúc chập choạng chiều, học sinh nam đánh nhau lúc khuất mắt thầy cô. Do đó, trong tương lai rất gần, mỗi trường phải có vài ba bảo vệ-tuyển từ đám sinh viên ra trường thất nghiệp tràn lan bây giờ-vào bảo vệ trường, đi dòng dòng các lớp xem có cặp nào đánh nhau, choảng nhau hay không. Chúng tôi không tin là thiếu kinh phí để thuê thêm bảo vệ chuyên trách như vậy.

Còn nếu muốn các cô giáo canh chừng giấc ngủ của các em học sinh thì phải phụ cấp thêm cho các cô, lương làm ngoài giờ.

Không có một thầy-cô giáo nào trong nước dám viết bài bảo vệ các cô giáo mầm non này. Điều kỳ lạ là, sinh viên trong Sài Gòn bảo vệ sinh viên ngoài Hà Nội, cớ sao thầy giáo ngoài Hà Nội lại không dám bảo vệ cô giáo trong Sài Gòn? Tất cả đều đã quỳ gối từ trong tư tưởng.

Nếu tôi làm hiệu trưởng, tôi không cho phép bất kỳ một thầy cô giáo nào trong trường quỳ gối trước phụ huynh học sinh. Con người chứ đâu phải con vật, chẳng  cứ động chuyện là quỳ, quỳ, quỳ, quỳ? Chỉ quỳ khi tối cần thiết có liên hệ đến sự sống. Các cô giáo cũng không có nghĩa vụ phải đi tiếp khách. Chúng tôi ngoài ngành sư phạm-vốn không muốn can thiệp-nhưng buộc phải lên tiếng để đòi lại nhân phẩm cho con người. 

Con trẻ khóc, bố mẹ đưa Ipad cho xem và nín đi. Đó là một sai lầm rất lớn. Người châu Âu nói: Smartphone is not baby’s sister. Chiếc điện thoại không phải là người bảo mẫu. Đứa trẻ cầm smartphone lên mạng, có thể đi đến những trang mà hủy hoại cuộc đời nó.

Hiệu trưởng lên báo Dân Trí dọa đưa pháp luật vào giải quyết các thầy cô. Xin lỗi, đây có phải tội của các thầy cô đâu mà đòi gọi pháp luật vào giải quyết?

Viết tại Đà Lạt, ngày 04 tháng 08 năm 2020.
Tôn Phi.
tonphi2021@gmail.com

Trợ lý: teacherkimngan@hotmail.com.

Advertisement

50 bình luận về “Các thầy cô giáo không có nghĩa vụ phải quỳ gối trước phụ huynh học sinh.

  1. Trường mầm non hoạt động khi chưa có giấy phép. Đây là hình ảnh các thầy cô khóc, quỳ lạy trước đoàn thanh tra vì sợ mất việc. Thương và giận. Đừng như vậy chứ . Thiếu gì cách để khỏi chết đói . Khổ nhưng đừng nhục .

    Thích

  2. theo tôi mọi ng,,có chách nhiệm hơn 1 tý là ổn,,vì những bố mẹ thiếu ý thức,,để các con nhìn thấy cho lên khi vắng ng lớn,,cháu kể lại cho bạn nghe,và cháu kia cũng kể lại. thành ra thế,,chứ cháu chưa hề biết gì,, gđ cũng kg lên đổ nỗi cho thầy cô,,và nhà trường cho thêm cô,chông giêng tầm ngủ chưa cho ổn cả thầy v trò. nếu pháp luật có vào cuộc ,cũng kg ép các thầy cô điều gì. mà chỉ trách hiệu trưởng kg lắm hết các việc xa v gần v hằng ngày trong lớp của giáo viên khổ thế nào,,cả ngày cứ coi các cháu giờ ăn giờ ngủ hiệu trưởng phải hiểu hết thì mới được

    Thích

  3. Vì công ăn, việc làm các cô phải chịu nhục, ở đây theo tôi không ai sai cả. Chuyện các cháu táy máy tìm hiểu đó cũng là bản năng thôi cần có sự can thiệp dạy dỗ định hướng của người lớn. Làm lớn chuyện bắt các cô quỳ như thế còn đâu tư cách để mà dạy và học.

    Thích

  4. Tại sao phải quỳ?
    Các cháu một ngày 24 tiếng đồng hồ mà chỉ có 1/3 thời gian ở trường, còn lại 2/3 thời gian ở nhà với cha mẹ cơ mà. Hơn nữa buổi trưa là thời gian nghỉ. Cô giáo cũng phải nghỉ ngơi chứ. Theo tôi nền Giáo dục này lạc hậu, lỗi thời, áp đặt nhiều cái phản giáo dục.
    Ngày xưa trường xa chợ
    Bây giờ chợ trong trường
    Ngày xưa học đạo đức rồi mới học chữ
    Nay học ô vuông, tam giác, hình tròn mà không học luân lý làm người…
    Bó tay với nền giáo dục hiện nay!

    Thích

  5. Vì miếng ăn cơm áo gạo tiền , nhìn hình ảnh này đau lòng quá VN ơi , quan chức con cháu dòng họ chúng tiêu pha , tàn phá ăn không hết , còn các người công chức quỳ lạy cửa quan , xin đừng đuổi việc họ .

    Thích

  6. Mình ko đồng tình với các cô quỳ gối như thế .trẻ nhỏ giờ toàn bắt trước những cái mà người lớn làm .lỗi này chủ yếu do cha mẹ giáo dục con cái ở nhà

    Thích

  7. Nói chung cũng vì cuộc sống,ko may để xây ra đó là việc khách quan,ko phải lôi cua thầy cô,các cơ sở bị mat việc nên phải hạ mình vì sợ hiệu trưởng dưoi việc,

    Thích

  8. Cái xui là các cô giáo thiếu quan sát các trẻ. Đã gọi là giữ trẻ thì từ lúc giao cho thầy cô là thuộc trách nhiệm của các thầy cô đến lúc phụ huynh đến rước. Chứ nói buổi trưa thầy cô phải nghỉ ngơi, ngủ… là nguỵ biện.

    Thích

  9. Hai đứa trẻ 3,4 tuổi nằm ngủ ôm nhau trong khi ngủ là tự nhiên, đừng tưởng tượng hóa mà ( không thấy hình ảnh thật như thế nào cả nên ý kiến vậy thôi)

    Thích

  10. Ở trường này chắc hiệu trưởng cũng đi bằng đầu gối rồi lên để các giáo viên cũng phải học tập. Thật là một chuyện bất công, cần phải lên án những nội để sẩy Ra như thế này nó rát phản cảm với ngành giáo dục, (trồng người)

    Thích

  11. Nhớ có câu chuyện trên mạng, ba nó kể thằng nhỏ nó vẽ cây kéo. Ba nó đánh nó, mẹ đánh rồi hỏi nó thấy ở đâu? Nó chỉ cây kéo trên máy may của mẹ. Chẳng qua người lớn tưởng tượng, cứ nghĩ mấy đứa nhỏ như mình.

    Thích

  12. Đây là hậu quả giáo dục của một xã hội phát tryển nửa vời .ko định hướng ko bản sắc… chứ ko phải của các cô giáo mầm non. Danh dự đâu các cô phải quì gối thế này.. dạy thì dạy ko dạy thì thôi thiếu gì việc làm. ko có việc gì xấu cả chỉ có những con người làm cho nghề đó xấu thôi.

    Thích

  13. Thói Nô Lệ Phổ Biến Hiện Nay Có Nguồn Gốc Tha Hoá Con Người Từ Thể Chế Toàn Trị Đẻ Ra .!!!/ Một Triết Lý Giáo Dục Nền Phi Nhân Cách .!!!/ Sùng Bái Cá Nhân Lãnh Tụ Trở Thành Thần Tượng Thánh Hoá Phi Nhân Phi Thực .!!!/ Giá Trị Nhân Phẩm Bị Hạ Thấp So Với Các Thế Lực Duy Vật Chất .???/ Hèn Hoá Con Người Là Sự Tha Hoá Khốn Nạn Nhất Trong Xã Hội Việt Nam Hiện Đại .!!!/

    Thích

  14. Tôi là một nhà giáo tại Mỹ nay đã hưu trí. Trách nhiệm vẫn là ở các thầy giáo và cô giáo. Trẻ com Mẫu giáo có thể bắt chước những việc làm của người lơn một cách rất ngây thơ. Không có gì khủng khiếp đến mức độ phải trừng phạt các thầy giáo và cô giáo trên những hành động vô thức của trẻ con. Trong lãnh vực Sư Phạm mọi người muốn theo nghề giáo dục thì phải biết chăm soc và quan tâm đến sự phát triển của trẻ con về mặt cơ thể, tâm hồn và trí tuệ của chúng chứ không phải chỉ cần lo cho chúng ăn, ngủ, chơi đùa. Chúng còn cần phải học tập, chjia sẽ những cảm giác của chung và những câu chuyện mà chúng sẽ kể cho các thầy, cô nghe. Cháu tôi lúc 4 tuổi đi học lớp Pre K ở Mỹ cô giáo hỏi cháu tôi về câu chuyện ở cháu làm gì, cháu ăn thức ăn Vietnam hay ăn thức ăn Mỹ. Cháu kể cho cô giáo nghe câu chuyện mà cháu rất thích là nhà của cháu rất to. Nhưng chỉ có một cái giường ngủ rất to mà 2 chị em của cháu và ba mẹ cháu cùng ngủ trên cái giường rất to đo. 2 chị em của cháu nằm ở chính giữa còn 2 ba mẹ thì nằm ở 2 bên. Em trai củ cháu thì nằm ở phía ben ba còn cháu thì nằm ở phía bên mẹ. Câu chuyện rất là đơn sơ và dể thương. Vậy mà cô giáo báo cáo với hiệu trưởng. Hiệu trưởng báo cáo với cô cán bộ của sở an sinh xả hội. Trường học nào cũng có cán bộ an sinh xã hội từ cấp mẫu giáo đến cấp 3. Thế là vào một ngày không xa bỗng nhiên trên sở xã hội gởi một nhân viên gọi điẹn thoại cho gia dình của em gái tôi để xin được nói chuyệm. Em gái tôi đã nhận lợi và để cho nhân viên của sở xã hội đến nhà gặp mặt. Khi đó em gái tôi mới biết được rằng cháu gái 4 tuổi đã nói những gì và nhân viên xã hội xin phaesp đi tham quan ngôi nhà. Đến khi em gái tôi bảo rằng. Mỗi đứa nhỏ có phòng riêng nhưng theo truyền thống của gia đình thì các cháu thường hay ngủ với cha mẹ cho tới khi các cháu không muốn ngủ với cha mẹ nữa thì các cháu sẽ về phóng riêng của chúng.

    Dương Thi jPhwowng Hằng

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s