
Có 2 dị bản về việc vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương đến với nhau như thế nào.
Dị bản thứ nhất, chàng sinh viên Vĩnh Thụy sang Pháp học trường danh giá ( trường đào tạo ra những thống đốc, tỉnh trưởng lừng lẫy về sau.). Đi dạo trong trường, anh bỗng gặp một cô sinh viên xinh đẹp mà nhìn xa cũng biết cô là người An Nam. Anh tới gần làm quen. Trong trường có tin đồn rằng sau khi chàng tốt nghiệp, Pháp sẽ đưa chàng về làm vua xứ An Nam lúc đó đang là thuộc địa-dưới sự bảo hộ của Pháp. Cô sinh viên, con địa chỉ giàu nhất miền Nam Việt Nam ra điều kiện, nếu chàng muốn làm đám cưới, chàng gật đầu.
Dị bản thứ hai. Vua Bảo Đại, khi đã về nước, lên thăm Đà Lạt. Ông vào chơi một tu viện Công giáo (thiên chúa giáo La Mã), thấy cô em xơ (nữ tu Công giáo-soeur) kia đẹp quá, liền làm quen và bảo bà trưởng dòng tu rước em ấy về kinh thành Huế. Đà Lạt là dòng tu của cô em, vua cho xây cất Đà Lạt làm nơi cực kỳ trù phú và xinh đẹp gần như là thủ đô thứ hai của Đông Dương.
Cả hai dị bản ấy được kể trong nhân gian. Lúc ấy, các quan đại thần triều đình Huế phản đối cuộc hôn nhân. Có cụ đọc thơ:
“Thà đui mà giữ đạo nhà,
Còn hơn có mắt ông cha không thờ.”
Đáng quan ngại hơn cả là một câu phất lên trong thời gian ấy, mà không biết có phải là sấm Trạng Trình hay là kẻ thù chế ra để diệt vua Bảo Đại:
“Bao giờ gia (da) mọc trong thành,
Cha con nhà Nguyễn tan tành tả tơi.”
(Chúng tôi tìm trong thư tịch Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa thấy có câu này. Nếu vị nào thấy, xin gửi về email tonphi2021@gmail.com để bổ túc bài viết).
Gia ở đây là Gia-tô, tôn giáo của Nam Phương hoàng hậu. Nam Phương là tuyệt thế giai nhân lúc bấy giờ.
Bảo Đại-lật ngược lại ( nói lái) thì cũng là Bải-Đạo, tiếng Huế dịch ra tiếng phổ thông nghĩa là Bãi-Đạo, bãi bỏ đạo của cha ông). Các vua cha không ai phong hậu cho vợ lúc bà vợ còn sống. Riêng Vĩnh Thụy lúc lấy Nam Phương thì lập tức phong hậu cho bà.
Trước bố mẹ phản đối như vậy, cuộc hôn nhân giữa chàng và nàng làm sao hạnh phúc được? Trừ khi cả hai phải thật cùng bản lĩnh. Trên thế gian, biết bao nhiêu cặp vợ chồng đã phải bỏ nhau vì tin đồn của những người hàng xóm và bạn bè. Nếu là con gái nhà phàm phu tục tử, hoàng hậu Nam Phương sẽ nghĩ: “Ông đi theo con khác được thì tôi cũng đi theo thằng khác được.” Nhưng là con nhà gia giáo, trâm anh thế phiệt, hoàng hậu Nam Phương không thể làm như thế, ở vậy nuôi các con.
Vua Bảo Đại chấp chính. Tướng Bảy Viễn mở sòng bài trong Sài Gòn. Sau này, kẻ thù tung tin vua ham mê cờ bạc. Thế thì vua cờ bạc với ai, một ngày tiêu hết bao nhiêu đô-la tiền Đông Dương sao không thấy ai kể? Sự thực là không có chuyện vua ăn chơi. Các bạn chỉ nghe tin đồn của những kẻ đứng trong bóng tối để chửi vua Bảo Đại nhưng không dám viết bài ký tên.
Vua Bảo Đại không cải chính các tin đồn. Mặc cho áp lực, mặc cho người ta cười, vua không thèm giải thích. Làm sai thì mới phải cố cãi, người ngay chính thì không cần giải thích. Người đời dè bỉu mà Bảo Đại vẫn bênh vực vợ . Vua Bảo Đại không thèm đáp lợi những lời đồn đó. Ông không có nghĩa vụ phải trả lời những tin đồn trên. Bà hoàng hậu Nam Phương một đời chung thủy, ông lấy vợ khác nhưng bà không lấy chồng khác, vì phẩm giá của bà là phẩm giá của bậc mẫu nghi. Các hotgirl-hoa hậu bây giờ so với cô tiểu thư Nam Kỳ thời ấy có thể ví như cóc ghẻ so với phượng hoàng. Truyền thông là một mặt trận cực kỳ khốc liệt, hơn cả thuốc súng. Kẻ thù dùng truyền thông để lật đổ gia đình vua Bảo Đại. Người phản ứng trước tin đồn nhanh là người yếu đuối. Tôi được dạy dỗ rằng: Giống như, hòn đá ném xuống những cái giếng. Nếu tiếng vọng có ngày và nhanh dứt thì là cái giếng nông. Nếu tiếng vọng rất nhỏ, lâu sau mới có, nhưng vang dài, thì chắc chắn đó là cái giếng sâu.
Có một chi tiết về vua Bảo Đại mà ít người kể đến. Vua lấy lại các phần lãnh thổ mà các vua cha ông thời trước ký với Pháp. Vua lấy lại được, chỉ cần một cây bút, không cần tổ chức quân đội hoành tráng, Pháp không cãi được lời văn của vua, ngoan ngoãn trả lại lãnh thổ cho ông vua xứ bảo hộ. Người ta hay khen tài tổ chức binh bị, tài đánh bom liều chết, tài rúc hầm…không thấy ai khen tài văn hiến của vua Bảo Đại. Cuộc đời vua Bảo Đại thành công rực rỡ nhưng không ai đủ tinh vi để nhận ra. Lúc thấy vua Bảo Đại thoái vị, thấy vườn không nhà trống, thực dân Pháp mới đem quân đánh lại Việt Nam. Trộm cướp nhân lúc chủ nhà đi vắng thì mới trèo tường vào. Còn vua Bảo Đại là con dân Việt Nam còn chỗ dựa. Giống như cầu thủ “voi rừng” Didier Drogba đá một trận là cả bờ biển Ngà ngừng chiến sự, vua Bảo Đại viết một bài văn là ngừng chinh chiến tại Việt Nam. Thống đốc Nhật rất ngưỡng mộ vua Bảo Đại. Đọc bài văn của vua Bảo Đại soạn ra sau khi Nhật đảo chính Pháp, ai nấy đều ngưỡng mộ hoa tay của vị hoàng đế này. Tiếc rằng thời đó Hà Nội chưa có internet.
Vua Bảo Đại có với hoàng hậu Nam Phương nhiều hoàng tử và công chúa. Đứa nào thích học trường gì, làm nghề gì mặc kệ, vua không quản; chỉ đưa ra lời động viên các con. Thế mà hoàng tử và công chúa nào cũng thành tài, mặt mũi hiền lành phúc hậu. Vậy là, cuộc hôn nhân của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương cũng không đến nỗi thất bại. Ai lấy ai là do Trời định, như chuyện gương lược bên Trung Hoa có kể.
Cuộc hôn nhân đó có quá nhiều sóng gió. Đến nỗi, hoàng hậu Nam Phương chết, vua Bảo Đại không đến đám tang bà. Nhưng, câu chuyện giữa đôi uyên ương vẫn còn vang mãi trong nhân thế. Nhà tôi vẫn còn có ảnh vua và các hoàng từ trên kệ sách. Hậu duệ vua Bảo Đại có gửi thư cho chúng tôi nhưng chúng tôi chưa trả lời.
Người viết bài này có cụ ngoại là quan tư đồ triều đình Huế (trên danh nghĩa tư đồ tương đương với tể tướng-thủ tướng vì là người dạy học cho các thái tử). Con cháu của quân triều đình Huế tất nhiên sẽ đi khen triều đình Huế. Vì vậy, bài viết có đôi chỗ không công tâm và bênh vực nhà Nguyễn quá đáng. Bạn đọc hãy coi đây như :”Mua vui cũng được một vài trống canh.”
Đà Lạt, ngày 08 tháng 08 năm 2020.
Tôn Phi.
tonphi2021@hotmail.com
Trợ lý: tonthanck@gmail.com
Bài viết hay và độc đáo. Cám ơn tác giả ạ
ThíchThích
tks
tâm
ThíchĐã thích bởi 1 người
Chiếc KHĂN này chính Ông nội tui đã thiết kế và dâng lên Nam Phương Hoàng Hậu 🙂
ThíchThích