
Tôn Phi.
Lâu nay, bạn đọc thường được nghe sách vở, báo đài nói rằng vua Bảo Đại sụp đổ là nền quân chủ chuyên chế sụp đổ. Kể cả các sinh viên, giáo sư sử học cũng mắc nhầm sai lầm này, nhất là khoa sư phạm sử, khi đi dạy học và chấm thi sẽ rất nguy hiểm cho thế hệ mai hậu. Vì vậy, chúng tôi phải viết bài này để quý vị và bạn đọc được đi đến nơi đến chốn và kỹ càng.
Vua Bảo Đại không hề còn là đại diện của nền “quân chủ chuyên chế”. Vua Bảo Đại đã thực hiện một cuộc cách mạng, đổi đất nước An Nam từ “quân chủ chuyên chế” sang “quân chủ lập hiến.” Vua Bảo Đại đã thiết lập nguyên lý căn bản cho nền quân chủ lập hiến. Ông tạo ra một chính phủ, đứng đầu là hai đời thủ tướng Trần Trọng Kim và Trần Văn Hữu. Chính phủ của vua Bảo Đại có tên là: “Chính phủ quốc gia lâm thời”.
Tóm tắt cho bạn đọc dễ so sánh: Quân chủ chuyên chế là vua toàn quyền quyết định ban bố điều luật, toàn quyền thi hành luật (Babylon thời vua Nê-bu Cát-nết-sa, Ba-Tư thời vua Si-ru). Quân chủ lập hiến là vua đứng vai trò biểu tượng, lãnh đạo tinh thần, vạch ra nguyên lý điều hành quốc gia, thủ tướng và triều thần nội các đứng ra quản lý, các công việc bàn bạc bên dưới xong xuôi rồi đưa lên vua chọn (Vương quốc Anh ngày nay, liên bang Viêm Việt ngày trước). Nền cộng hòa là nơi mọi người đều được cơ hội tranh đấu với nhau, kiếm được nhiều phiếu là sẽ đi lên vị trí cao nhất (Cộng hòa Liên bang Mỹ, Cộng hòa Pháp).
Triết gia Lương Kim Định nhìn nhận rằng, chính thể tốt nhất đối với một quốc gia là chế độ “quân chủ lập hiến”, tức là chính thể mà vua Bảo Đại đã chọn cho dân tộc Việt Nam. Có thể làm phép so sánh để cho dễ nhận ra: vương quốc Anh, vương quốc Hòa Lan, …không xảy ra bạo loạn, kinh tế thịnh vượng, chỉ số dân chủ cao; cùng lúc đó, Hoa Kỳ bạo loạn, hay bị khủng hoảng kinh tế. Thực tế chứng minh nền quân chủ lập hiến tốt hơn nền dân chủ cộng hòa.
Cụ Ngô Đình Diệm đã được vua Bảo Đại trao cho chức thủ tướng toàn quyền. Vua Bảo Đại, vì hoàn cảnh, phải ngồi bên Pháp, sống trong lâu đài. Mọi quyền hành được trao lại cho ông Ngô Đình Diệm ở miền Nam. Trường vua Bảo Đại học là trường chính trị học khoa học bài bản, chứ không phải chính trị học nghị quyết. Thực dân Pháp rất sợ vua Bảo Đại, vì con người này học trường Pháp ra, hiểu cặn kẽ về luật quốc tế. Pháp phải trả lại chủ quyền cho vua Bảo Đại, mặc dù vua Bảo Đại ngồi ung dung ngay trong lòng nước Pháp, giữa muôn vàn hiểm nguy.
Việt Nam là nơi thử nghiệm. Ngô Đình Diệm là “linh mục” Công giáo. Chữ “linh mục” chúng tôi để trong nháy vì trình độ của Ngô Đình Diệm trên linh mục và dưới giám mục, cuộc đời của Ngô Đình Diệm sống lâu năm trong nhà dòng-nơi đào tạo các linh mục Công giáo-chỉ là chưa thụ phong nhưng gọi cụ Ngô là “linh mục” cũng chẳng có gì quá đáng. Ngô Đình Diệm cũng đã làm được khá nhiều điều, chỉ cần 20 năm đưa miền Nam trở thành hòn ngọc Viễn Đông. Sai lầm của cụ Ngô là đã ép dân tộc đi theo nền “cộng hòa” trong khi đáng lẽ ra dân tộc ta lúc đó phải tổ chức thành nền “quân chủ lập hiến”.
Sau khi phế truất vua Bảo Đại thì Ngô Đình Diệm không còn ai che chở, 9 năm sau thì lại bị đàn em giết. Cái chết rất thương tâm. Còn vua Bảo Đại thì cụ Ngô còn được che chở.
Cái chết của cụ Ngô đã ứng nghiệm với câu tục ngữ:
“Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha chết gót con đen sì”.
Vì sao vua Bảo Đại và Chính phủ quốc gia lâm thời ngồi im cho thủ tướng toàn quyền Ngô Đình Diệm phế truất? Có phải vì vua Bảo Đại hèn chăng? Câu trả lời là do tấm lòng quảng đại của vua Bảo Đại.
Trở lại năm 1945. Mọi thầy tướng số, địa lý, tử vi trong kinh thành Huế đều nói rằng 9 chúa 13 vua đến đây là hết, mệnh Trời. Một hôm, vua Bảo Đại vừa từ ngai vua bước ra về phía cửa chính điện, một thanh xà gỗ từ trên nóc nhà rơi xuống. Thanh gỗ đó, nếu rơi nhanh thêm một chút, thì đã trúng vua Bảo Đại. Thanh gỗ rơi muộn, là có ý cho vua Bảo Đại biết rằng, khí số của nhà Nguyễn đã hết rồi. Khí số của nhà Nguyễn đã hết, nên vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương chuẩn bị tinh thần để ra đi. Chuyện chàng sinh viên Vĩnh Thụy gặp cô sinh viên Marie (Nam Phương) trên con tàu Pháp về Việt Nam năm nào còn lãng mạn và nhân văn hơn cả Titanic. Hãy thử đặt mình vào vị trí của hoàng hậu Nam Phương, người con dâu suốt ngày nghe những lời công kích của người đời:
“Bao giờ da mọc trong thành,
Cha con nhà Nguyễn tan tành tả tơi.”
Thì bạn sẽ thấy bà chịu áp lực giỏi như thế nào. Hoàng hậu Nam Phương theo đạo Công giáo. Christian, trước Trung Quốc phiên âm là Cơ-đốc, Việt Nam phiên âm là Gia-tô. Lời tiên tri rằng một nàng dâu theo đạo Gia-tô sẽ làm sập cả triều đình nhà Nguyễn.
Bà Nam Phương rất hiền, không làm hại ai cả. Nếu là bà đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân thì bà sẽ xử tất cả những người nói xấu mình.
Vua và hoàng hậu đồng ý để cho thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất. Cặp vợ chồng ấy đã ra đi trong danh dự.
Những gì xảy ra sau đó cho thấy, vua Bảo Đại đã nhìn xa hơn. Một chính phủ lấy lại một lãnh thổ rộng lớn mà không tốn một viên đạn nào, không hy sinh nhân mạng nào, thì trong lịch sử nước Việt Nam, chỉ có Chính phủ quốc gia lâm thời của vua Bảo Đại (1948). Người có ăn có học, sẽ ủng hộ Chính phủ quốc gia lâm thời của vua Bảo Đại. Còn dân Công giáo ( đa số nhưng không phải tất cả) thì cố tình hạ bệ vua Bảo Đại, tung tin đồn rằng vua ăn chơi và tôn sùng Ngô tổng thống cho bằng được. Trong khi ấy, cuộc đời cầm ngôi của vua chưa hề giáng chức một ông quan nào, kể cả Ngô Đình Diệm.
Giới sử học, sư phạm, văn chương và báo chí, gọi chính thể của vua Bảo Đại cho đúng, thì phải gọi là nền quân chủ lập hiến. Danh pháp quốc tế, chính phủ của vua Bảo Đại là Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời.
“Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về”.
Viết tại Đà Lạt, Việt Nam, ngày 13 tháng 08 năm 2020.
Tonphi2021@hotmail.com
tonthanck@gmail.com
hèn gì con cháu họ Nguyễn và dòng họ Tôn Thất dạo này xuất hiện nhiều trên các trang mạng. toàn chính gốc.
ThíchThích
Lịch sử Việt Nam rồi đây sẽ đánh giá lại về những hoạt động ảnh của của vua Bảo Đại đối với quốc gia dân tộc!
ThíchThích