Phân tích câu nói “Dân tộc Việt Nam đến chữ viết riêng cũng chẳng có.”

Bác AB Bùi, bạn của nhà giáo Hà Huy Toàn và chị Phạm Thị Lan Anh nói: “Dân tộc Việt Nam đến chữ viết (riêng) cũng chẳng có.”

Cụ thể bác AB Bùi viết: “Một dân tộc đến chữ viết cũng chẳng có. Cố tạo ra chữ nôm , nhưng thật nực cười là muốn học được chữ Nôm thì phải biết chữ Hán , chẳng có một trước tác nào về triết học, tư tưởng của riêng mình.”

Giải nghĩa danh từ “Hán”.

Hán là “Hoa” và “Việt” cộng lại, chia đôi. Phần “Hoa” nhiều hơn hay phần “Việt” nhiều hơn thì ta chưa xét. Nhà sáng lập nhà Hán- Lưu Bang đi nói với các cường hào, lý trưởng, bộ lạc đi theo mình. Ai nấy nô nức đi theo, cả tù trưởng nguời Hoa đến hương thân người Việt. Chữ Hán là do người Việt chế ra, dựa vào cấu tạo con chữ chứng minh được điều này. Hoặc, chỉ cần trưng ra tự điển Khang Hy-do chính Trung Quốc-nhà Thanh soạn thì cũng không chối được cách phiên thiết là của người Việt. Dùng tự điển (không phải “từ điển”) Khang Hy làm bằng chứng thì không còn gì khách quan và công bình hơn.

Dân nào làm ra văn tự? Ta hãy thử nghĩ.

Phía Bắc, văn minh du mục, văn minh lệnh, mệnh lệnh ra từ miệng tù trưởng, bên dưới thi hành miệng răm rắp từ trên xuống dưới. Sống trong môi trường du mục như vậy, không cần có văn tự, ngoan là đủ.

Phía Nam, văn minh nông nghiệp, hang ngày ngâm thơ, địa vị con người bình đẳng. Môi trường nông nghiệp đó thúc đẩy phát triển văn tự phục vụ cho thi ca, văn hóa.

Chỉ chừng đó thôi cũng biết dân nào làm ra chữ Nho rồi.

Tự hình đầu tiên của dân tộc Việt là chữ có hình con nòng nọc. Chữ này do một dòng họ người Việt giữ gìn, cha truyền con nối, theo lối truyền miệng. Đến thế kỷ XX, chữ này vẫn còn. Một người trong dòng họ này đã đến gặp và giảng lại lối chữ con nòng nọc cho giáo sư Kim Định khi ông đang giảng dạy tại Sài Gòn, trong vai trò giảng sư chính của đại học Văn Khoa và đồng thời là người hoạch định đường lối giáo dục cho Việt Nam.

Câu nói “Dân tộc Việt Nam đến chữ viết cũng chẳng có.” là một câu nói sai hết sức cơ bản. Dân tộc Việt có chữ con nòng nọc, tại sao quý bạn lại nói họ không có chữ viết?

Người ta còn nói: “Dân Việt chẳng có một trước tác nào về triết học, tư tưởng của riêng mình.”

Phân tích cho luôn, các giáo sĩ phương Tây sang Việt học được Kinh Dịch. Kinh Dịch là một kinh vô tự, những lời bình về sau chỉ là hệ từ (hệ từ nghĩa là câu từ treo vào cái khung). Nhà toán học kiêm triết học Đức là Hây-đen-bớc ngạc nhiên, tại sao chỉ gồm 2 ký tự là liền và đứt đã biểu thị được tới tận 64 trạng thái có thể có được của một sự việc, hiện tượng? Căn cứ vào Kinh Dịch, Hây-đen-bớc tạo ra thuật toán nhị phân, cơ sở ra đời cho môn điện toán để chúng ta có máy tính, smartphone, …sau này. Điều này, chúng tôi được một vị bô lão 70 tuổi kể cho. Câu nói “Dân Việt chẳng có một trước tác nào về triết học, tư tưởng của riêng mình.” là của những người trẻ, chưa hiểu sự đời, không có độ am tường về lịch sử dân tộc như các cụ. Chị Lan Anh thì chúng tôi rất qúy vì có tinh thần mong muốn học sử dân tộc.

Dân Việt Nam là một dân giàu. Vừa có linh tự (chữ Nho), vừa có chữ Quốc ngữ (dùng cho cơ khí, thương mại,). Xin xem kỹ hơn về điều này trong lời nói đầu cuốn Chữ Nho tự học, giáo sư Đào Mộng Nam đại học Huế đã giải thích quá rõ ràng.

“Bách Việt” là danh từ người Hoa nhìn và gọi người Việt-hàng trăm bộ tộc sống lẫn lộn như bào thai ở mạn nam sông Dương Tử. (Người Việt ta gọi mình là Viêm Việt.) Tần Thuỷ Hoàng thấy hàng trăm giống dân, mỗi dân dùng một thứ chữ riêng, thì ra lệnh thống nhất văn tự. Đời sau gọi là chữ “Hán” nhưng đúng ra phải gọi nó là chữ “Nho”. Tác giả của chữ Hán là, và nếu đó không phải là người Việt thì là người nào? Con cháu người Việt giờ không biết vai trò cao quý của mình là chủ nhân ông của văn hóa Đông phương. Không phân tích thì thôi, phân tích thì phải phân tích tới tận nền móng. Đời có câu: “Của Xê-da trả lại cho Xê-da”. Của người Việt cũng phải trả lại cho người Việt.

Người ta hỏi nhau, chuyện gì sẽ xảy ra, nếu ngày xưa liên bang Viêm Việt không bị Hoa tộc chiếm, chữ nòng nọc vẫn còn, …Chuyện gì sẽ xảy ra với thế giới? Hỏi cho vui, đời có biết bao nhiêu cái nếu.

Năm 2017, năm 3, học môn Văn học cổ điển 2. Chúng tôi có một kỷ niệm với thầy Đoàn Lê Giang. Ở Philipines, ngành văn học giảng dạy bằng tiếng Anh. Dân làng quê ở Việt Nam sẽ khen Philipines giỏi. Thầy Giang giải thích: Philipines có tiếng Tăng-tơ-rốt, nhưng giờ chỉ đủ để chửi thề và xã giao, không đủ để nói. Tiếng Phi-lip-pin ít ỏi, không sử dụng được nữa, phải sử dụng tiếng Anh. Dân Việt chúng ta được học văn học bằng tiếng nước mình thì mới là sang trọng. Philipines nghèo nàn , một dân tộc không có thư tịch ghi lại ký ức của mình.

Việt Nam, ngày 14 tháng 08 năm 2020.

tonphi2021@gmail.com

Whatsapp: +84344331741

Advertisement

4 bình luận về “Phân tích câu nói “Dân tộc Việt Nam đến chữ viết riêng cũng chẳng có.”

  1. Dân mình hiếu học và rất khéo léo trong cách giải quyết vấn đề lớn nhỏ. Tôi hơi lạ có người nói như vậy về dân mình. Có lẽ người ấy không hiểu về đóng góp của người Việt, nhất là người mình ở ngoài nước.

    Thích

  2. có tài liệu nói kinh dịch cũng của người Vn. sau khi đô hộ các nước khác, cái gì hay của các nước khác thì người hán giữ lại và tô màu là do người hán phát minh, còn lại xóa bỏ văn hóa lịch sử nhằm đồng hóa tất cả cho dễ cai trị.

    Thích

  3. Tộc Việt (Bách Việt) là tộc dân đầu tiên có chữ viết (chữ tượng hính Âm Dương mô phỏng theo tượng của sinh thực vật đực cái/âm dương của sự vật trong trời đất. Đó là tượng nòng (0) âm và nọc (1) đương. (Nòng (()} có tượng giómg cái “ấy” của giống cái. Nọc dương có tượng giống cái “ấy” của loài giống đực (rõ nét nhất là ở con ngưới). Ngay cả trên loài thực vật tượng nòng nọc cũng thể hiện đầy: Trên lá cây cõng chứa hai phần tượng hình: Lá cây hình nòng, cuống lá hình nọc, vòng của thân cây tượng tròn nòng (O) và thân cây dài mang tượng nọc …
    Một loại tượng hình của chữ viết nữa là tượng Càn (__): dương, cương, cứng, của loài giống đực/male và Khôn (_ _) tưọng: âm, trống, lỗ của loài giống cái/female …
    Tổ Tiên Việt tộc đã mô phỏng theo hai tượng nầy mà lâp ra môn toán lý số nhị phân để hình thành Dịch Nòng Nọc và Dịch Càn Khôn đê trình ra Việt Dịch/Việt Đạo. Điều nầy được Kinh Hùng ngày nay còn lưu truyền câu kinh nói lên loại chữ nòng nọc hay Càn Khôn nầy là “triết tự văn hóa”:
    “Kinh Châu, Dương Việt hai miền
    Triết tự văn hóa lưu truyền sử xanh”
    Ngoài ra trên trống đống của ta cũng đã ghi đậm dấu của loại chữ âm dương nòng nọc nầy. (Xin tham khảo các giải mã trống đồng của Bác Sĩ Nguyễn Xuân Quang và của Thầy Lương Kim Định)
    Tóm lại câu nói được Tôn Phi trích dẫn lại của ai đó rằng là “Việt Nam không có chữ viết” là câu nói qúa sai, phải nói là dòng Việt là tộc dân đầu tiên có chữ viết của nhân loại. ít ra loại chữ nầy đã xuất hiện từ thời huyền thoại, thời mà Thần Tản Viên được Long Vương (LLQ) cho gậy thần đốt trúc và và quyển sách Ước 3 trang! (Xin đọc Tứ Bất Tử phần viết về Thần Tản Viên đã được đăng trên fb của tôi gần đây)

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s