Ý nghĩa của Lễ Gia Quan trong khu vực văn hóa Hán.

Ảnh bìa sách Cửa Khổng của triết gia Kim Định. Trong sách này, có chương bàn về lễ Gia Quan.

Trong bài này, tất cả những từ “Trung Hoa” ở đây là dùng để chỉ một vùng văn hóa rộng lớn, bao gồm Trung Quốc, Cao Ly (Hàn Quốc-Triều Tiên), Nhật Bản, Việt Nam.

Lễ Gia Quan đánh dấu một sự trưởng thành của người con trai trong gia đình. Anh con trai, chuẩn bị làm người đàn ông, làm lễ gia quan.

Trong lễ gia quan, người con trai đi giày vuông, đội mũ tròn. Trong ngày đó, người con trai lấy tên tự. Ví dụ, Phan Bội Châu tự là Sào Nam. Tên tự như là ý niệm chủ đạo trong cuộc đời con người. Đây là đặc trưng của Nho gia.

Trong quan niệm của Nho gia, một ngươì đàn ông không có 6 mẫu đất (vào thời nhà Chu) thì không thể thành người được. Thời nay cũng vậy, cần phải có tiền bạc ít nhiều, để phòng thân và lo cho những người xung quanh. Tư tưởng này của Nho gia vô tình trùng khớp với tư tưởng trong Kinh Thánh, đoạn của vua Salomon viết trong sách Châm Ngôn: Người nghèo thì sẽ gian dối với Đức Chúa Trời.

Lại nói về con nhà gia giáo. Gia đình gia giáo, theo Nho gia định nghĩa, phải dạy con trai một nghề tay chân và một nghề trí óc. Nếu con đường khoa cử trí óc bị hỏng thì còn có nghề tay chân kia. Nếu nghề tay chân kia không có chỗ dùng thì có thể làm nghề trí óc. Nói chung luôn có một cái dự phòng nếu cái kia sơ sẩy.

Lễ gia quan là khi người con trai hiểu hết cái Lý trong đời. Lý ở đây viết hoa, khác với vật lý là cái lý viết thường.

Con người cảm thấy kiếm bao nhiêu cũng không đủ, mọi người mong muốn kiếm được nhiều hơn mức mình có, càng ăn càng đói, càng uống càng khát. Cuộc đời mỗi ngày một vắng đi tình yêu thương, vắng đi niềm hạnh phúc. Ngày xưa, ở vùng Viêm Việt, con trai có lễ gia quan, con gái có lễ cài trâm. Sau này hai lễ ấy bị thất truyền. Bỏ lễ gia quan, lễ cài trâm đi, giữ cho phiền phức, dành thời gian để học vi phân tích phân có phải nhanh không? Bỏ mấy lễ nghi phiền toái đi để học nghề thương mại và điện toán cho nhanh giàu. Trước đây, tôi cũng không hiểu ý nghĩa của lễ, sau này mới hiểu ra. Không được đi tắt, bỏ qua lễ, nếu không sẽ phải trả giá thật đắt.

Đối với đại chúng, không có không sao. Đối với một số người, không có lễ gia quan, không có không gian rộng thì không được. Người con trai tuổi 17, 18 cần không gian rộng. Tôi từng được cha mẹ gửi trọ học ở ké trong những nhà chật. Thà ở trọ bên ngoài còn hơn. Hoặc là ở ký túc xá, hoặc là một-hai người một phòng để rộng rãi, có không gian thời gian suy nghĩ.

Tôi viết bài này tặng những em trai đang tuổi mới lớn, hy vọng giúp được gì nhỏ cho các em.

Viết tại Đà Lạt, Ngày 16 tháng 08 năm 2020.

Tôn Phi.

Sinh viên khoa Văn học và ngôn ngữ, trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn tp.hcm, khóa 2014-2018

tonphi2021@hotmail.com

Whatsapp: + 841344331741

Trợ lý: tonthanck@gmail.com.

Paypal: teacherkimngan@hotmail.com.

(gọi phone thông thường thì sau 20h đêm)

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s