
Trên đời này, có nghề gì là thấp kém không? Đây là một câu hỏi khó mà ta phải giải ra cho được.
Mỗi người Việt sinh ra trên đời đều đã là một giáo nhân của lương giáo. Từ “Lương” có nghĩa là mát, tức là không nóng, không lạnh. Lương y là thầy thuốc chữa bệnh bằng cách đưa người bệnh đang trong trạng thái quá nóng hoặc quá lạnh, trở lại với trạng huống hài hòa ban đầu của con người.
Vì phân biệt nghề này cao quý, nghề kia thấp hèn, cho nên xã hội mới chia rẽ trầm trọng như hiện nay. Những người đi học, tạm gọi là học sĩ, không bảo vệ những người lao động chân tay. Những người lao động lại không hối thúc những người học sĩ. Vì vậy luật đời trở thành mạnh được, yếu thua.
Bản thân chúng tôi cũng có những thời điểm mà phải được diễn tả bằng câu thơ “Gái thương cha mẹ thân xơ xác. Trai hận cuộc đời chí xót xa.” Cuộc sống hoàn toàn bế tắc. Tôi đã đọc biết bao sách vở nhưng phải cho đến khi gặp được giáo sư Kim Định thì mới thấy được một lý thuyết gây được hứng thú cho cuộc tồn sinh, không bỏ sót một ai ra ngoài lề xã hội. Lý thuyết ấy đề rằng: Thiên lý tại nhân tâm. Dịch nghĩa sang thời 4.0 thì câu ấy có nghĩa rằng: Nhân phẩm của con người nằm ở chính trong lòng con người. Hiểu được cặn kẽ mọi chi tiết của triết lý An Vi, tôi hi hiến thân tâm cho triết lý ấy cho đến bây giờ. Khi lần đầu tiên phát biểu lý thuyết này, thanh niên Việt Nam đồng trang lứa khắp thế giới liên lạc về với chúng tôi rất nhiều. Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ,…Mục tiêu chung của chúng tôi là đòi lại nhân phẩm cho con người. Vì vậy tôi ở trong nước không có tiền, nhưng muốn bao nhiêu tiền cũng có. Tôi phân phối bạn bè, ai có chuyên ngành gì thì làm một chuyện trong chuyên ngành ấy. Nhiệm vụ của tôi chỉ là cầm giữ mối thống nhất tinh thần chung. tôi rất nhiều. Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ,…Mục tiêu chung của chúng tôi là đòi lại nhân phẩm cho con người. Vì vậy tôi ở trong nước không có tiền, nhưng muốn bao nhiêu tiền cũng có. Chúng tôi tạo ra được một đội hình hài hòa, ổn định và có chiều sâu. Trong cách nhìn nhận của chúng tôi, mọi nghề cần được trân trọng như nhau, miễn rằng, ta thực hiện đúng thiên chức của nghề.
Tôi dặn bạn bè rất kỹ: nhân phẩm của con người nằm chính ngay trong lòng người. Cho nên, cùng là ô-sin giúp việc, người thường bị chủ đánh đập, bạn của tôi được chủ kính trọng, nếu không muốn nói là ngưỡng mộ. Cùng là ở chui ở đảo Cyprus, người bình thường chạy hết 2 triệu rưỡi đô-la, còn cô bạn tôi thì không mất đồng nào, nước họ mời nhập tịch miễn phí.
Thực ra, trên đời này, không có nghề gì là thấp kém. Nếu nghĩ nghề ta đang làm là thấp kém thì ta khó mà hạnh phúc được. Còn khi hiểu ra thiên mệnh, thì một anh chàng làm thợ hồ hay cô nàng làm thợ mộc cũng đều rất vui vẻ.
Tôi có quen một gia đình làm nghề sắt. Thằng cu rất thông minh kháu khỉnh, mặt mũi sáng láng.
Tôi hỏi chọc cháu:
– Thằng cu. Lớn lên thích làm nghề gì?- Lớn lên cháu sẽ làm nghề thợ sắt như bố. Mẹ cháu trả lời thay.
Mẹ nó cũng đồng ý. Ngoan thì bố mẹ cho các đồ làm nghề sắt. Hư thì thôi. Thằng cu rất thông minh, buổi sáng hỏi mấy câu làm mình muốn lánh mặt vì không trả lời được nó.
Hãy nhìn xem nụ cười của cô thợ mộc người Anh. Ta thấy cả một chân trời hạnh phúc trong đó. Con trai các nhà tư bản phải sắp hàng xin gặp nàng. Không phải do nàng đẹp, học lớp bao nhiêu, có biết giải toán tích phân hay biết lập trình hay không, thuộc mấy bài dân ca Anh, mà là do nụ cười của nàng. Tôi không khuyên người ta bỏ học đi làm nghề. Ít nhất cũng phải biết đọc, biết viết, và thành thạo các công việc vặt. Biết đọc biết viết và có tí sức khỏe thì đặt đâu cũng sống. Ngoài ra cần có thêm “duyên” nữa. Duyên là khả năng duy trì mối quan hệ giữa ta với lân nhân. Từ đó mới sinh ra câu: “Hữu đức tất hữu thổ”. Có những chàng thợ mộc làm ăn qua tuần nhưng lấy những cô tiến sĩ dễ dàng. Ngược lại, có những ông làm đến giám đốc mà không thể ở chung với một người phụ nữ nào lâu dài, mặc dù có nhiều tiền hơn. Hơn nhau ở cái “duyên”, tức khả năng sống hài hoà với lân nhân.
Trình độ, bằng cấp sẽ có sau. Đọc Kinh Thư (Shoo King) rất kỹ, 3 năm nghiên cứu, chúng tôi biết điều này là chắc chắn. Bố mẹ có con học giỏi thì cũng phải chuẩn bị cho con một nghề tay chân, đề phòng khi, ví dụ, dịch bệnh virus Corona, những người làm nghề tay chân thì có nghề sống, những người học văn phòng thì mở miệng xin tiền triền miên. Ngược lại, bố mẹ có con xác định làm nghề tay chân, thì cũng phải mời thầy về dạy cho con những kinh điển cơ bản, để con sau này không có điều kiện học cao thì cũng có thể tra cứu sách vở khi gặp bế tắc trong cuộc sống nhân sinh. Không ai làm thay được chính bản thân mình. Với các dân khác, mất nước này ta đi nước khác sống, ta vẫn là người châu Âu. Còn đối với người Việt, bị bật rễ ra khỏi quê hương xứ sở là sẽ vong thân. Vì vậy, không có gì tốt hơn, là trao cho nhau túi khôn của ông cha mình, để ta có thể thích ứng được với mọi thời, mọi nơi.
Nhân phẩm của bạn cũng không phải nằm trong việc ngoại hình của bạn xấu hay đẹp, cao hay lùn,…Nó nằm trong gương mặt hàng ngày của bạn.
Khi hiểu được thiên mệnh (chi vị tính), ta sẽ sống rất vui.
Đà Lạt, ngày 28 tháng 08 năm 2020.
Tôn Phi- Chàng thợ hồ.
tonphi2021@hotmail.com.
doanh@dslextreme.com.
Đúng vậy em.
ThíchThích
ok chị.
ThíchThích
❥đúng tâm trạng nhiều người lắm❥
ThíchThích
X Hoang Vu cám ơn anh.
ThíchThích
Tôn Phi dạo này mỗi ngày bài viết mỗi hay❥vì nó ứng với thực tế mà mọi người cần❥nhất là ở thời điểm hiện tại ❥✔
ThíchThích
Túi khôn nhất chính là cuốn kinh thánh☺️
ThíchThích
Và sách Châm ngôn là đỉnh cao của các loại khôn ngoan
ThíchThích